Biến chứng viêm xoang ở trẻ
Biến chứng thường gặp
Khi trẻ bị viêm xoang dị ứng, nếu người lớn không phát hiện, điều trị kịp thời và triệt để, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh viêm xoang:1. Viêm phế quản mạn tính
Bệnh viêm xoang hàm và xoang sàng thường gây ra biến chứng này nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Người bệnh có các biểu hiện như sau:- Không nhức đầu, không ngạt mũi
- Ho, khạc ra đờm đôi khi có cả máu
- Sốt nhẹ về chiều
- Ăn kém ngon
2. Viêm họng mạn tính
Khi biến chứng sang viêm họng mạn tính, người bệnh có một số biểu hiện:- Đau họng
- Nuốt vướng do mủ liên tục từ xoang chảy xuống họng
- Đầy bụng, ợ hơi
- Nghẹt thở
- Đánh trống ngực...
3. Nhức đầu
Đau ở dây thần kinh thứ 3, nhức đầu kéo dài sau khi viêm xoang đã ổn định thì đó là biến chứng. Người bệnh đau vùng trán lan ra sau gáy. Khi bơm thuốc cocain 60% vào xoang bướm thì triệu chứng đau giảm, đó là đau dây thần kinh thứ phát sau viêm xoang.4. Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu
Người bệnh có thể bị xoang cấp hoặc mạn tính. Người bệnh bị xoang cấp tính thị lực suy giảm rất nhanh sau đó vài tuần thì tự nhiên hồi phục. Viêm xoang mạn tính cả 2 mắt đều mờ với mức độ khác nhau. Bệnh nhân sợ ánh sáng chói, trước mắt như có màng sương che phủ. Có ám điểm trung tâm, không phân biệt được màu sắc rõ ràng. Thị lực và thị trường bị thu hẹp.5. Viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ
Viêm tấy ổ mắt: Ổ mắt bị bao vây bởi các xoang ở phía trong, dưới, trên. Giữa lớp xoang và ổ mắt là lớp xương mỏng nên dễ bị viêm nhiễm từ xoang lan vào. Biến chứng ổ mắt gây sưng nề, thường xuất hiện đột ngột. Người bệnh bị chảy mũi, ngạt mũi, nhức đầu. Sau đó mi mắt sưng, viêm nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau mắt. Các triệu chứng hết khi điều trị nội khoa. Áp-xe mí mắt: Bệnh này là biến chứng của viêm xoang hồi viêm. Biểu hiện: Mi mắt bị sưng to, nóng, đỏ, đau. Rãnh giữa mi mắt và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp bị viêm đỏ, nề. Nhãn cầu di động bình thường. Khoảng 5 hôm sau túi mủ sẽ vỡ ở phần ba trong của mi mắt. Viêm túi lệ: Xương lệ mỏng, có những lỗ thông với xoang sàng nên túi lệ rất dễ bị viêm. Ngoài ra viêm xoang hàm cũng có thể gây viêm túi lệ. Viêm tấy ổ mắt Là viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Người bệnh có các biểu hiện:- Mí mắt sưng húp
- Màng tiếp hợp sưng phù nề đôi khi đỏ bầm, phình ra ngoài mi mắt
- Nhãn cầu lồi và không di động, thị lực sụt nhanh
- Đồng tử giãn, mất cảm giác giác mạc
6. Viêm cốt tủy
Nguyên nhân gây nên là do viêm tắc mạch máu ở xương, trán, sọ. Bệnh bắt đầu ở xương trán và lan dần rộng ra các xương khác của sọ như xương thái dương, xương đỉnh... Bệnh nhân đau nhức ở xương trán sau đó thấy sưng một vùng xoang trán, hình thành ổ áp- xe. Rạch ổ áp-xe thấy xương trán bộc lộ màu xám, dễ chảy máu do viêm.7. Viêm màng não
Xuất hiện tự phát sau phẫu thuật, ngoài viêm màng não còn có thể viêm màng nhện. Trong thể này không có sự thay đổi của dịch não tủy, không sốt mà màng nhện và màng nuôi dính lại và tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh sọ gây đau đầu, mờ mắt, ù tai...8. Viêm tắc tĩnh mạch hang
Có thể do viêm xoang bướm hay do viêm tấy ổ mắt gây ra. Người bệnh có các triệu chứng như: Sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp bị phù nề, đỏ bầm, nhãn cầu lồi phía trước, kém di động, gai mắt nề. Các tĩnh mạch mí mắt và trán bị giãn (hiện tượng đầu Méduse). Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt. Tiên lượng rất nặng, trước khi có kháng sinh thì tỷ lệ tử vong rất cao.9. Áp-xe não, viêm não
Vỏ não có thể bị viêm vùng tiếp xúc với thương tổn màng não, thương tổn xương. Quan trọng nhất là áp-xe đại não. Thường phẫu thuật để giải quyết ổ viêm xoang sau đó chọc hút ổ áp-xe. Điều trị kháng sinh liều cao là cần thiết.Biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm xoang
Khi bé bị viêm xoang, các bậc phụ huynh cần lưu ý cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi thường xuyên cho trẻ có tác dụng rửa mũi và giúp trẻ xì sạch những dịch viêm ở trong mũi. Chế độ ăn uống cần đủ chất và khoa học, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả chứa vitamin A, C và nhóm B. Không nên cho trẻ dùng thuốc bừa bãi như một số thuốc chống sung huyết mũi dạng phun sương hoặc thuốc chống nghẹt mũi khi không có chỉ định của bác sĩ. Vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới huyết áp, tim mạch và gây ra tình trạng chảy mũi bù trừ hay làm cho trẻ bị khô mũi quá mức.Phòng tránh viêm xoang cho trẻ
Viêm xoang ở trẻ em chủ yếu do vi khuẩn gây nên, do đó muốn phòng tránh viêm xoang cho trẻ cần lưu ý một số điều sau đây:- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, giúp trẻ ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp, bệnh về tai, mũi, họng cũng như bệnh viêm xoang cho trẻ.
- Nếu có các triệu chứng về tai, mũi, họng cần đi khám bệnh cho trẻ càng sớm càng tốt để được điều trị dứt điểm tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần
- Giữ môi trường sống cho bé luôn sạch sẽ, tránh xa các chất bụi, chất thải
- Không cho trẻ dùng tay ngoáy mũi
- Khi đi ra môi trường bụi bặm, ô nhiễm cần đeo khẩu trang, tốt nhất là dùng khẩu trang y tế
- Nếu trẻ dị ứng với một số dị nguyên thì nên để môi trường của trẻ tránh xa dị nguyên đó
- Khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh cần đến bác sĩ để thăm khám và có những lời khuyên hữu ích cho các bé nhà bạn.
Xoangbachphuc.vn