Biến chứng viêm xoang trẻ em
Triệu chứng viêm xoang ở trẻ
Các mẹ nên lưu ý các dấu hiệu sau của bé để phân biệt với tình trạng cảm lạnh thông thường.- Tình trạng viêm mũi họng kéo dài trên 1 tuần, có thể tới 10 – 14 ngày dù đã dùng thuốc.
- Bé có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên kèm theo sốt liên tục trong 4 ngày.
- Sổ mũi đục. màu xanh hay vàng, có thể có mùi hôi.
- Bé bị chảy mũi xuống phía họng nên hay ngứa họng, ho, khạc đờm, buồn nôn, nôn trớ.
- Trẻ hay quấy khóc, mệt mỏi. mất ngủ.
- Các trẻ lớn có thể kêu ca rằng trẻ bị đau nhức, nặng vùng mặt và hay buồn ngủ.
- Nếu tình trạng viêm đường hô hấp của trẻ tái đi tái lại nhiều lần trong một năm, mẹ cũng nên lưu ý. Đó có thể là biến chứng đường hô hấp của viêm xoang .
Những biến chứng viêm xoang ở trẻ thường gặp
Tình trạng viêm xoang kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho bé yêu.Viêm đường hô hấp mạn tính
Tình trạng viêm, ứ mủ diễn ra thường xuyên khiến việc lưu thông của không khí bị cản trở. Các bé bị tắc mũi kéo dài, phải thở bằng miệng, tạo điều kiện cho các chất bụi bẩn có sẵn trong không khí đi vào miệng, họng và các bộ phận khác của đường hô hấp, làm tổn thương niêm mạc, gây nên bệnh. Mủ trong các xoang bị viêm chảy xuống thành sau họng góp phần làm nặng thêm tổn thương, khiến bé bị viêm họng, viêm phế quản mạn tính,… kéo dài. Bệnh kéo dài khiến các triệu chứng: ho, khạc đờm, đau đầu, mệt mỏi,… của bé dai dẳng không dứt, có thể làm bé khó chịu, thay đổi tính tình, hay cáu gắt, biếng ăn, sút cân,… khiến bố mẹ lo lắng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của trẻ.Bệnh mắt
Do vị trí các xoang nằm bao quanh hốc mắt nên tình trạng viêm có thể lây lan sang đây và gây nên các bệnh như: Viêm ổ mắt: bệnh thường xuất hiện đột ngột, các bé xuất hiện sổ mũi, ngạt mũi, nhức đầu, sau đó mi mắt sưng, nhãn cầu lồi ra ngoài và các bé thấy rất đau mắt. Các triệu chứng này sẽ đỡ khi bé được điều trị bằng thuốc. Áp xe mí mắt: thường do đợt cấp của viêm xoang mạn tính. Mí mắt trở nên sưng to, nóng đỏ và rất đau. Rãnh giữa mí mắt và ổ mắt dầu lên, màng tiếp hợp sưng đỏ nhưng nhãn cầu di động bình thường. Sau khoảng 5 ngày, túi mủ sẽ vỡ. Viêm tấy ổ mắt: bé thấy đau nhỏi trong ổ mắt. Mí mắt sưng nề, màng tiêp hợp sưng phù, có thể đỏ bầm. Nhãn cầu lồi ra ngoài, không di động, do vậy làm khả năng nhìn của bé giảm sút rất nhanh. Đồng tử giãn, mất cảm giác giác mạc. Viêm dây thần kinh thị giác: một trong những nguyên nhân gây viêm dây thần kinh thị là do viêm nhóm xoang sau (xoang bướm, xoang sàng sau). Bé có thể nhìn mờ ở các mức độ khác nhau, do vậy, mẹ cần thường xuyên kiểm tra thị lực của trẻ để sớm phát hiện tình trạng này. Có những cách đơn giản để mẹ kiểm tra tùy theo độ tuổi và sự hiểu biết của bé như: đọc chữ cái, đoán đồ chơi ở các khoảng cách khác nhau,… Khi mẹ thấy các bé xem ti vi, đọc sách, truyện ở vị trí gần hơn bình thường thì nên để ý cho bé khám mắt. Viêm tai giữa: có một cấu trúc mà không phải mẹ nào cũng biết, đó là vòi nhĩ. Nó nối thông vòm họng với tai giữa, đặc biệt ở trẻ, ống này thường ngắn và nằm ngang hơn. Do vậy, khi viêm xoang, viêm họng kéo dài, viêm có thể lan ngược lên tai giữa thông qua vòi nhĩ. Nếu các mẹ thấy bé hay kêu đau tai, nghe kém hơn bình thường, hay đi không vững so với mọi khi thì nên cẩn thận, tốt nhất nên cho trẻ đi khám. Viêm tai giữa kéo dài có thể gây thủng màng nhĩ, thậm chí điếc. Biến chứng mạch máu: Tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn tới viêm tắc các mạch máu. Tùy theo mạch máu nào bị viêm mà có các triệu chứng và bệnh khác nhau. Viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ gây viêm cốt tủy. Bé thấy đau nhức vùng trán, sau sưng tấy vùng xương ở đó mà hình thành áp xe mũi. Khi viêm tắc tĩnh mạch hang, các triệu chứng xuất hiện đột ngột một cách ồ ạt. Bé đột ngột sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp phù nề, đỏ bầm. Nhãn cầu lồi ra phía trước, di động hạn chế nên khả năng nhìn của bé giảm sút. Trường hợp này tiên lượng rất nặng.Biến chứng nội sọ:
Do xương trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, còn mềm và ranh giới giữa các xương còn lớn nên viêm dễ xâm nhập qua đó để vào nội sọ. Tình trạng này thường xảy ra khi viêm xoang mạn tính tiến triển đã lâu. Thường gặp các trường hợp như viêm màng não, mủ tích tụ dưới màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch dọc trên và tắc tĩnh mạch xoang hang, áp-xe ngoài màng cứng và áp-xe não. Trẻ xuất hiện các triệu chứng: nhức đầu, sốt cao, sợ ánh sáng, buồn nôn, tinh thần mệt mỏi và cổ bị cứng. Tuy nhiên, nếu chỉ tổn thương ở thùy trán thì các biểu hiện này rất khó để nhận biết.Phòng ngừa biến chứng cho trẻ
Để phòng ngừa các biến chứng do viêm xoang gây ra, các mẹ cần điều trị bệnh triệt để cũng như chăm sóc bé yêu để giảm bớt những khó chịu khi bé mắc phải bệnh này. Tuân thủ chế độ điều trị của bé. Mẹ nên cho bé dùng thuốc đúng, đủ liều theo chỉ định của bác sỹ. Không tự ý dùng thuốc, ngưng thuốc nếu chưa hỏi ý kiến bác sỹ. Cho bé xì mũi đúng cách. Mẹ cho bé xì từng bên một, tránh làm hai bên một lúc, điều đó có thể khiến dịch mũi trào ngược lại, khiến bé khó chịu và làm tổn thương thêm. Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý cho bé yêu, nhất là sau khi tiếp xúc với bụi, lạnh, hóa chất. Bổ sung nước và các vitamin A, C vào bữa ăn cho bé. Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch mủ, bé có thể xì ra dễ dàng. Vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc và vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra mẹ nên chú ý những biểu hiện bất thường của bé để phát hiện sớm những biến chứng, tránh để bệnh nặng sẽ làm việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Bệnh viêm xoang không thực sự nguy hiểm, nhưng những biến chứng nó gây ra có thể để lại những hậu quả khó lường. Do vậy, các mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.Xoangbachphuc.vn