Sổ mũi ở trẻ em - Nguyên nhân, cách trị hiệu quả

Trẻ em là độ tuổi rất hay bị sổ mũi. Do đó, việc tìm hiểu về chứng sổ mũi  - chảy nước mũi ở trẻ là rất cần thiết. Sổ mũi - chảy nước mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân trẻ hay bị sổ mũi, chảy nước mũi là do các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn... xâm nhập làm cho trẻ bị chảy nước mũi. Sổ mũi không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của bé, mà còn có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chữa chảy nước mũi hiệu quả
chay nuoc mui tre em

Nguyên nhân chảy nước mũi ở trẻ em?

Bình thường hốc mũi được lót bằng một lớp niêm mạc của đường hô hấp. Chúng có nhiệm vụ tiết ra chất nhầy làm ẩm không khí khi đi qua mũi, góp phần bảo vệ cơ thể bằng cách giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn rồi tống xuống họng nhờ lớp thảm nhầy và hệ thống lông chuyển trên bề mặt tế bào. Khi lớp biểu mô này bị kích thích bởi thời tiết, hóa chất, tình trạng viêm, nhiễm trùng hay dị vật, các khối u,... chúng sẽ tăng cường tiết dịch nhiều hơn bình thường, gây nên sổ mũi. chay nuoc mui tre em 1 Ở trẻ em, virus là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này. Chúng có thể là virus gây cúm, cảm lạnh thông thường hay các loại virus khác như sởi,... Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua mũi, dính vào các phân tử tế bào. Cơ thể sẽ giải phóng ra một chất hóa học gọi là cytokine gây viêm, chảy nước mũi. Khi bị cảm lạnh, chất nhầy thường rõ ràng và chảy nước. Các triệu chứng khác bao gồm hắt hơi, ho, đau họng, chảy nước mắt và đau nhức cơ thể. Thông thường, chất gây dị ứng sẽ làm mũi ngứa, sưng, khiến bạn hắt hơi và chảy nước mũi”

Polyp mũi là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến. Polyp mũi gây ra các triệu chứng giống như viêm mũi xoang như nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác,...

Ngoài ra, sổ mũi cũng có thể do vi khuẩn như phế cầu,... tình trạng dị ứng với thức ăn hay tiếp xúc với hóa chất,... Sổ mũi thông thường là một triệu chứng nhẹ, nhưng nếu bé có thêm các dấu hiệu khác như ho kéo dài, khó thở, mệt mỏi, thở khò khè,... thì mẹ cần lưu ý đưa bé tới cơ sở y tế vì đó có thể là biểu hiện của các bệnh lý đường hô hấp dưới nặng hơn cần điều trị.
>>> Mời bạn xem thêm: Điều trị chứng nghẹt mũi cho trẻ

Cách xử trí khi trẻ bị sổ mũi

1.Sử dụng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi Dụng cụ hút mũi đặc biệt hiệu quả đối với trẻ nhỏ chưa biết xì mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ nên làm ấm nước muối, xịt vào mũi trẻ giúp giảm dịch nhầy. Sau đó, mẹ tiếp tục dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi. Cách làm: Để bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra sau. Nhỏ nước muối sinh lý ấm (có thể sử dụng nước muối biển) vào từng bên mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 1 đến 2 giọt, trẻ lớn hơn có thể nhỏ 4 đến 5 giọt. Nếu trẻ lớn, mẹ có thể bảo bé hít nhẹ sau khi nhỏ mũi. Để khoảng 30 giây cho nước thấm vào làm loãng đờm trong hốc mũi. Lưu ý: Nếu dịch mũi bé chảy ra chỉ có màu trắng trong, mẹ chỉ cần vệ sinh mũi cho bé đúng cách tại nhà. Trường hợp dịch mũi nhầy, đục hay chuyển sang màu xanh vàng thì mẹ cần cho bé đi khám để bác sỹ có thể xác định nguyên nhân, mức độ cũng như cách điều trị phù hợp. 2.Làm sạch hốc mũi bằng cách xì Nếu trẻ đã lớn có thể tự xì ra được, mẹ hướng dẫn bé xì từng bên mũi một bằng cách bịt mũi bên kia lại, tránh làm hai bên một lúc có thể khiến đờm quay ngược trở lại khiến bé khó chịu hơn. Với bé nhỏ chưa biết xì mũi, mẹ dùng bóng hút để hút mũi ra. Bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi, lấy tay bịt mũi bên kia rồi đột ngột thả bóng phình ra, đờm sẽ được hút vào bóng hút. Mẹ lưu ý không hút mũi bé trực tiếp bằng miệng mẹ vì có thể làm lây lan vi khuẩn từ mẹ sang. Sau khi hút mũi, mẹ nhớ vệ sinh bóng hút sạch sẽ, cất vào nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh để bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Mỗi ngày mẹ có thể rửa và hút mũi cho bé 4 lần hoặc nhiều hơn nếu bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tiết dịch mũi nhiều. 3.Cho bé uống nhiều nước Nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, soup hoặc thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch. Mẹ cần tránh ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo. 4.Tắm nước gừng ấm Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũi, bé sẽ dễ xì ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút, xoa dầu vào lưng và ngực. Ngoài ra, trước khi đi ngủ bé cũng cần được mang tất. 5.Nằm cao đầu khi ngủ Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn.

Khi nào nên gặp bác sĩ

Thông thường, trẻ không cần gặp bác sĩ khi bị sổ mũi. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ như:
  • Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày
  • Có những triệu chứng cúm kèm theo đau ê ẩm người, nôn ói,...
  •  Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi
  • Có triệu chứng sổ mũi do dị ứng

Phương pháp phòng ngừa bệnh sổ mũi ở trẻ

Để bé không bị làm phiền bởi sổ mũi thì cách hay nhất đó là để phòng sổ mũi cho người bạn nhỏ. Mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau: Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé. Mẹ cũng làm tương tự như trên nhưng ít hơn, khoảng 2 lần mỗi ngày. Hạn chế để bé tiếp xúc với khói bụi, hóa chất (như nước tẩy rửa,...), đeo khẩu trang cho bé khi đi đường, trời lạnh,... Luôn mặc đủ ấm cho trẻ, chú ý vùng cổ, ngực, nhất là khi trời lạnh, thay đổi thời tiết. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với phấn hoa, khói thuốc là hay các tác nhân dị ứng khác: bụi nhà, lông súc vật, thức ăn dễ dị ứng,... bởi chúng có thể kích thích niêm mạc mũi tăng xuất tiết, gây sổ mũi. Bổ sung thêm sắt, vitamin vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. Mẹ nên cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng với các loại thực phẩm phong phú, đa dạng để bé ăn ngon miệng, giúp nâng cao sức đề kháng. Khuyến khích trẻ tập thể dục thể thao hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe, nhất là việc hít thở sâu, mạnh khi tập thể dục góp phần làm cho đường hô hấp khỏe mạnh hơn. Sổ mũi là một bệnh thông thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chăm sóc trẻ không đúng cách, để bệnh kéo dài có thể gây nên những biến chứng nặng hơn như viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, viêm phế quản, viêm phổi,... Do vậy, khi bé có các biểu hiện khác nặng hơn đi kèm, mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn.
Cập nhật lúc: 26/06/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...