Mỗi khi trẻ bị sổ mũi đều cảm thấy rất khó chịu, cha mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi khi bé luôn quấy khóc và có thể lau mũi vào bất cứ chỗ nào. Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp các bé "đánh bay" sổ mũi hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn tới sổ mũi ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé nhà bạn bị sổ mũi, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Dị ứng: Ngoài tình trạng sổ mũi trẻ còn kèm theo các dấu hiệu khác như hắt hơi, mắt đỏ và ngứa
- Nghẹt mũi trẻ sơ sinh: Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không kèm theo các dấu hiệu khác có thể do nước nhày trong bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ
- Nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh: Đối với các bé ở độ tuổi bắt đầu tập đi hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc do ăn các thực phẩm cay nồng
- Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
- Bệnh cúm: Gây ra nhiều triệu chứng như sổ mũi, lạnh run, người đau ê ẩm, đau họng, chóng mặt và chán ăn khiến các bé cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.
- Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.
Nhiều cha mẹ cảm thấy lúng túng không biết xử lý thế nào khi các bé bị sổ mũi, dưới đây chúng tôi giới thiệu một số biện pháp giúp bé cải thiện tình trạng khó chịu này:
Rửa mũi
Đây là cách làm có hiệu quả khá cao cho những bé chưa biết cách hỉ mũi. Cha mẹ cần chuẩn bị nước muối sinh lý và dụng cụ để hút mũi, mẹ có thể xịt nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ để giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi.
Cách làm cụ thể như sau:
- Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân
- Nhẹ nhàng bóp 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ
- Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. Cần chú ý nhẹ nhàng khi đặt đầu ống hút vào mũi của trẻ, nếu dụng dụng cụ hút mũi dạng bóp thì nên bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi trẻ sau đó thả bóng từ từ
- Nếu trẻ tiếp tục chảy nước mũi, làm lại như trên
Hỉ mũi cho trẻ
Đây là cách đơn giản giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ có thể dạy bé cách hỉ mũi để chấm dứt tình trạng nước mũi chảy ra ngoài. Nên lưu ý cho trẻ rửa tay và vứt khăn giấy bẩn vào thùng rác sau mỗi lần hỉ mũi cho bé.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây hoặc súp giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn.
Dùng nước ấm tắm
Khi tắm cho bé bằng nước ấm, hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi giúp trẻ dễ hỉ ra hoặc mẹ dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.
Nằm cao đầu khi ngủ
Ngủ kê cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào gây nên tình trạng nghẹt mũi, đồng thời giúp nước mũi chảy ra ngoài giúp các bé dễ chịu hơn.
Mẹ có thể cuộn khăn hoặc kê gối để nâng cao đầu của trẻ, chèn khăn chắc chắn để đảm bảo đầu trẻ không bị tuột xuống.
Tìm hiểu: Mẹo chữa bệnh viêm xoang hiệu quả