Viêm xoang bướm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày cũng như giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu các triệu chứng của bệnh để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Xoang bướm là gì?
Vị trí xoang bướm
Nằm ở trong thân của xương bớm, có 2 xoang 3 bên thường không cân xứng, được phân cách bởi vách ngăn liên xoang ở giữa. Vách ngăn của xoang bướm lệch về một bên và có khi gắn vào lồi xương của động mạch cảnh trong hoặc ống thị giác.
Cấu tạo của xoang bướm
Xoang bướm có 6 thành:
- Thành trước: hay thành mũi, là thành tiếp cận nội soi và phẩu thuật- thành trước có lỗ thông xoang bướm
- Thành sau: tương ứng với tầng sau của đáy sọ qua đó liên quan với xoang tĩnh mạch chẩm ngang và các cơ quan dưới nhện
- Thành dưới: là trần của vòm họng
- Thành trên: Thành trên tương ứng với tầng giữa và tầng trước của đáy sọ. Thành trên tiếp xúc với tuyến yên và vùng dưới đồi thị, ở phía trước tuyến yên có giao thoa thị giác.
- Thành hên hay thành ngoài: Thành ngoài liên quan từ trước ra sau với hai thành ngoài bên phải và bên trái, có liên quan với xoang tĩnh mạch hang, trong xoang tĩnh mạch hang có động mạch cảnh trong cùng với bao giao cảm của nó, xung quanh có các dây thần kinh sọ sô III, VI, V2 vàVI.
Nguyên nhân chính gây xoang bướm
Nguyên nhân gây xoang bướm cũng tương tự như nguyên nhân gây viêm các xoang cạnh mũi khác. Cho tới nay, nhiều tác giả đều thống nhất chính sự bít tắc lỗ thông xoang được cho là nguyên nhân thông thường nhất dẫn tới viêm xoang.
Tác nhân trong nhiều trường hợp gây viêm mũi xoang cấp chủ yếu do siêu vi trùng gây ra. Vai trò của vi trùng trong xoang trở nên thứ yếu và chỉ được xem là nhiễm trùng cơ hội.
Viêm xoang bướm do nấm (thường do nấm aspergillus spp.) được phát hiện ngày càng nhiều, đặc biệt ở những vùng có khí hậu ẩm, mưa nhiều như ở Việt Nam
Những yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng xoang bướm:
- Những bất thường về cấu trúc giải phẫu gây ảnh hưởng tới phức hợp lỗ thông xoang chẳng hạn như vẹo vách ngăn, kén hơi cuốn mũi giữa hoặc cuốn mũi trên, kén hơi vách ngăn mũi
- Viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, polip mũi
- Các khối u ở vòm họng hoặc u sàn sọ
- Bệnh xơ nang
- Rối loạn miễn dịch thông thường
- Rối loạn vận động lông chuyển nguyên phát, hội chứng Kartagener
- Tình trạng ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Dấu hiệu của viêm xoang bướm thường gặp
Triệu chứng viêm xoang bướm cấp
Người bệnh có dấu hiệu cảm cúm 5 - 6 ngày, sau đó bị nhức đầu ngày một tăng lên. Nhức vùng đỉnh đầu đau sâu trong ổ mắt lan ra vùng chẩm hoặc nhức một bên trán lan ra thái dương xuống gáy. Tình trạng nhức theo nhịp mạch, cơn đau tăng lên khi đầu di chuyển. Sử dụng thuốc giảm đau thường ít có hiệu quả.
Sốt 38 - 40 độ C nhưng không hằng định, chảy mũi nhày xuống họng.
Triệu chứng viêm xoang bướm mạn
Người bệnh đau nhức đầu âm ỉ liên tục hoặc từng cơn vùng đỉnh, chẩm hoặc thái dương nhưng không rõ giờ giấc.
Có cảm giác vướng đờm ở cửa mũi sau phải khịt khạc ra đờm đặc hoặc đằng hắng. Đờm có nhiều vào lúc 3 - 4 giờ khuya hoặc sáng sớm khi ngủ dậy. Người bệnh mắt nhìn thấy mờ dần, kèm theo tính tình thay đổi, hay cáu gắt, biếng ăn, kém ngủ, lười suy nghĩ và ngại lao động
Khi soi mũi thấy mủ chảy từ ngách sàng bướm xuống sau họng.
Bệnh nhân nhức đầu âm ỉ liên tục hoặc từng cơn vùng đỉnh, chẩm hoặc thái dương không rõ giờ giấc.
Triệu chứng viêm xoang khác
Bên cạnh những dấu hiệu đầy đủ của cấp và mạn tính,
viêm xoang bướm còn có những thể lâm sàng với những triệu chứng không liên quan tới xoang bướm:
- Nhức đầu: Người bệnh bị nhức đầu không có triệu chứng gì về mũi xoang kể cả khi thăm khám với các phương tiện y tế. Người bệnh thường bị nhức đầu khi thời tiết thay đổi như đột ngột ra nắng hoặc đột ngột vào phòng có máy lạnh.
- Ảnh hưởng tới tai: Viêm tai giữa do mủ của xoang rơi xuống vòi nhĩ.
- Ảnh hưởng tới họng: Tình trạng viêm họng tái đi tái lại nhiều lần mặc dù đã cắt amidan
- Ảnh hưởng tới thanh quản: Gây viêm thanh quản mạn tính, dây thanh đỏ dày mất bóng do nhầy mủ chảy từ xoang bướm xuống thanh quản. Người bệnh bị khàn tiếng hoặc mất tiếng.
Dấu hiệu không liên quan tới tai mũi họng
Gây ảnh hưởng lên khí phế quản: Người bệnh có thể bị ho sặc sụa về đêm do mủ chảy xuống khí phế quản hoặc bị viêm khí phế quản xuất tiết
Ảnh hưởng tới tiêu hóa: Do bị nuốt mủ nhầy nên người bệnh bị buồn nôn, chóng mặt cộng với tình trạng nhức đầu
Ảnh hưởng tới răng: Đau ở răng hàm trên, ở má, ở thái dương làm bệnh nhân nghĩ đên đau do răng và nhổ răng có khi nhổ hết nửa hàm răng phải đeo hàm răng giả nhưng đau vân tồn tại sau khi nhổ.
Ảnh hưởng tới mắt: Ảnh hưởng tới giao thoa thị giác nên gây viêm thị thần kinh hoặc nhãn cầu về sau sẽ teo gai thị.
Ảnh hưởng tới thần kinh: Tình trạng nhức đầu dữ dội kéo dài kèm theo nôn mửa chóng mặt không có triệu chứng tai mũi họng dễ lầm với tăng áp lực nội soi u não
Ảnh hưởng tinh thần: Bệnh nhân dễ xúc động, hay cắu gắt, không vui vẻ, khó nhớ, mau quên, suy nhược thần kinh.
Ảnh hưởng tới thân nhiệt: Trung tâm điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi thị bị ảnh hưởng thân nhiệt, sốt không rõ nguyên nhân hoặc hạ thân nhiệt
Gây giả thấp khớp: Bị đau vùng chẩm lan xuống gay, xuống vai cộng với mỏi cổ làm dễ nhầm lẫn với viêm khớp đốt sống cổ nhưng nếu ấn đốt sống cổ không có điểm đau rõ.
>>> Điều trị viêm xoang hiện nay