Dấu hiệu viêm xoang ở trẻ em
Viêm xoang ở trẻ em nếu không chữa dứt điểm có thể để lại nhiều biến chứng
Bệnh viêm xoang ở trẻ
Ở trẻ em, hệ thống xoang chưa phát triển đầy đủ nên bệnh có các đặc điểm khác với người lớn. Xoang sàng xuất hiện đầu tiên, khi bé mới ra đời đã có, vậy nên ngay từ khi còn rất nhỏ, bé đã có khả năng mắc bệnh viêm xoang . Sau đó, các xoang khác lần lượt hình thành và phát triển: xoang hàm (khi bé lên 3 – 4 tuổi), xoang trán và xoang bướm (lúc bé 7 – 8 tuổi). Hệ thống xoang chỉ hoàn thiện khi trẻ trưởng thành (khoảng 20 tuổi). Khi mới xuất hiện, các xoang chưa có cấu trúc rõ ràng như của người lớn, có khi chỉ là một rãnh hằn vào xương nên rất dễ bị viêm tắc, và khi đã bị bệnh thì việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn. >>> Có thể bạn quan tâm: Những biến chứng viêm xoang ở trẻ emDấu hiệu nhận biết viêm xoang
Khi bé nhà bạn có các dấu hiệu dưới đây, bạn nên lưu ý cho bé đi khám vì rất có thể bé đã mắc bệnh.- Các triệu chứng viêm đường hô hấp trên thông thường: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc,... thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày, nhưng hiện tại các biểu hiện trên vẫn còn kéo dài hay diễn biến nặng hơn, dù mẹ đã dùng thuốc cho bé.
- Tình trạng “cảm lạnh” kéo dài trên 10 – 14 ngày, có thể kèm theo sốt hoặc không.
- Bé có dấu hiệu của viêm đường hô hấp kèm theo sốt liên tục trong 4 ngày, có thể sốt cao hoặc không.
- Sổ mũi có dịch đục, màu xanh hoặc vàng, có thể có mùi hôi.
- Bé hay cảm thấy ngứa họng, ho, khạc đờm, đau họng do dịch mũi chảy xuống phía thành sau họng, nhất là về đêm khiến bé quấy khóc, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không yên giấc.
- Nếu trẻ còn bú mẹ, bé không bú được hơi dài như trước kia do ngạt mũi, phải thở bằng miệng.
- Bé cũng có thể sưng đau quanh mắt.
- Trường hợp bé có các biểu hiện ho, sốt, nhức đầu, sổ mũi kéo dài trên 2 tuần mà không được điều trị hay điều trị không dứt điểm, mẹ cũng cần lưu ý vì nếu đó chỉ là dấu hiệu của viêm đường hô hấp thông thường thì cũng rất có khả năng bệnh sẽ tiến triển dẫn tới viêm xoang .
Dấu hiệu của viêm đường hô hấp kèm sốt cao liên tục trong 4 ngày có thể là dấu hiệu của viêm xoang ở trẻ em
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm xoang
Viêm xoang tuy không phải bệnh khó chữa, song nếu mẹ chăm sóc bé không đúng cách sẽ kéo dài thời gian điều trị, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống không chỉ của bé mà còn của cả gia đình. Cho bé uống nhiều nước: điều này giúp làm loãng dịch trong mũi xoang, khiến việc loại bỏ chúng trở nên dễ dàng hơn. Bổ sung vitamin A, C vào bữa ăn của trẻ: làm tăng sức đề kháng và bảo vệ niêm mạc trẻ. Mẹ có thể tăng cường rau xanh, hoa quả tươi: cam, quýt, cà rốt, cà chua, trứng, sữa, tôm cá, gan động vật,... Loại bỏ dịch mũi đúng cách: nếu bé còn nhỏ, mẹ có thể giúp bé hút mũi bằng các công cụ phù hợp, tránh làm tổn thương thêm niêm mạc mũi của bé. Nếu trẻ đã lớn, mẹ tập cho bé cách xì mũi từng bên một bằng cách bịt lỗ mũi bên kia trong khi xì rồi làm ngược lại. Mẹ nhớ nhắc bé rửa tay sạch sẽ sau khi xì mũi để tránh vi khuẩn và các chất bẩn bám vào tay, gây bệnh trở lại. Rửa mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý: giúp loại bỏ các chất bẩn, bụi bặm bám trong mũi trẻ, đồng thới làm loãng dịch mũi. Mẹ không để bé ngoáy mũi, điều đó khiến cho vi khuẩn từ tay bé có thể xâm nhập vào mũi, đồng thời có thể làm tổn thương niêm mạc. Mẹ không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ, điều này có thể khiến bệnh của bé nặng thêm, việc điều trị trở nên khó khăn hơn do bé đã “nhờn thuốc” và kháng kháng sinh. Khi mẹ thấy bé có các biểu hiện như trên của bệnh viêm xoang , mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để có lời khuyên của bác sỹ, hạn chế việc tự điều trị tại nhà có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. >>> Xem thêm: Cách phòng ngừa viêm xoang ở trẻ emTheo Sưckhoe24