Điều trị viêm mũi dị ứng cho bé

Làm sao để biết trẻ bị viêm mũi dị ứng?
Các triệu chứng có thể thay đổi theo mùa và loại chất gây dị ứng, bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, và ngứa mắt và mũi. Nếu trẻ thường xuyên bị sổ mũi mà không được điều trị dứt điểm sẽ dễ dẫn tới nghẹt mũi mạn tính. Ở trẻ em, viêm mũi dị ứng sẽ dẫn tới ngạt mũi, khó thở. Do đó, trẻ sẽ phải thở bằng miệng gây ngáy và khó thở, thở khò khè khi ngủ. Trẻ có thể mất ngủ, đái dầm, và mộng du, hay thay đổi hành vi như khả năng tập trung kém, khó chịu, kết quả học tập giảm sút, hay buồn ngủ. Ở trẻ nhỏ, nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh và nhiễm trùng tai xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn so với người lớn do khả năng miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Triệu chứng của trẻ có khả năng nặng hơn nếu trẻ tiếp xúc với chất gây ô nhiễm như khói thuốc lá, bụi bẩn. Bạn có thể xem thêm bài viết Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em để có thêm thông tin hữu ích cho mình.Khi nào cần đưa con bạn đến bác sỹ?
Nếu triệu chứng cảm lạnh của con bạn (hắt hơi và chảy nước mũi) kéo dài hơn hai tuần thì bạn nên đưa ngay bé đến gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị. Điều trị cấp cứu khi trẻ bị tắc nghẽn đường thở gây ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng hoặc phản ứng dị ứng do tiếp xúc với một dị ứng thực phẩm. Điều trị sốc phản vệ cần tiến hành ngay lập tức và yêu cầu tiếp tục theo dõi và chăm sóc.Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Nếu con bạn được chẩn đoán là bị viêm mũi dị ứng, bạn cần xác định những nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Những đứa trẻ khác nhau sẽ bị dị ứng bởi các chất khác nhau và một số trẻ còn bị dị ứng bởi nhiều yếu tố. Một số tác nhân có thể xác định rõ ràng trong khi nhiều yếu tố khác rất khó phát hiện. Diễn biến của các triệu chứng có thể giúp phát hiện các tác nhân gây bệnh cho trẻ. Mục tiêu điều trị viêm mũi dị ứng là giảm các triệu chứng của trẻ và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Các triệu chứng nhẹ hoặc theo mùa có thể được xử lý khác với triệu chứng nặng hoặc quanh năm. Bé nhà bạn có thể cần một hoặc nhiều phương pháp sau đây:Sử dụng thuốc:
Thuốc kháng histamine : Những loại thuốc này giúp giảm ngứa, hắt hơi, và chảy nước mũi. Một số thuốc có thể làm cho trẻ buồn ngủ. Bạn nên hỏi bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất cho bé.
Làm sao phòng ngừa bệnh cho trẻ?
Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà. Và nếu không thể không nuôi thì nên hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt). Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh khoang miệng cho trẻ hàng ngày nhất là lau miệng cho trẻ sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Cần tránh cho trẻ ở nơi có khói thuốc lá, thuốc lào và không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng (tôm, cua, ốc). Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường). Vì vậy, cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài đường. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những trẻ bị dị ứng nên cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm, đi tất, găng tay. Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính đưa đến viêm họng, phế quản dị ứng, hen suyễn. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho trẻ và tự mua thuốc để điều trị.
Thu Cúc