Điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính
Chào bác sĩ
Tôi năm nay 51 tuổi, Tôi bị viêm mũi mạn tính. Mỗi lần bị lại toi cảm thấy khá mệt mỏi bởi những triệu chứng như: chóng mặt, đau đầu, dịch mũi vàng xanh và rất hôi. Xin bác sĩ cho tôi hỏi, cách điều trị viêm mũi mãn tính đơn giản và triệt để nhất.
Tôi xin cảm ơn
Lê Thanh Hồng- Bắc Giang
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên gia tư vấn xoangbachphuc.vn. Sau đây là những thông tin về viêm mũi dị ứng cho câu hỏi của bạnViêm mũi là gì?
Bệnh viêm mũi là tình trạng viêm niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc của mũi. Bệnh viêm mũi thường có những biểu hiện như sung huyết hoặc phù nề, người bệnh thường cảm thấy ngạt mũi, chảy dịch mũi trong, ngứa mũi, họng khó chịu, ho.
Viêm mũi mãn tính là gì?
Do viêm mũi cấp tính điều trị không dứt điểm hoặc điều trị lâu ngày nhưng không khỏi. Niêm mạc mũi thường bị sưng, tăng xuất tiết, dịch đặc màu vàng hoặc màu trắng, thời gian kéo dài người bệnh thường bị ngạt mũi hoặc đau đầu và nặng hơn sau mỗi lần cảm cúm.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
- Nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp viêm mũi dị ứng mãn tính là do dị ứng
- Những trường hợp bị viêm mũi dị ứng thường có hệ miễn dịch nhạy cảm với các chất như bụi, gây bùng nổ các kháng thể mà bình thường sẽ chỉ sản sinh khi bị viêm nhiễm. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng kháng viêm và sưng nề tổ chức trong mũi, gây ra viêm họng, điếc mũi, và hắt hơi, đau đầu …
- Viêm mũi mạn tính cũng có liên quan nhiều đến vấn đề di truyền, khi trong nhà có người thân mắc viêm mũi dị ứng mãn tính thì những người khác sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
- Viêm mũi mãn tính cũng có thể xảy ra với những trường hợp hay tiếp xúc với bụi bẩn, nấm mốc, lông thú, chăn thảm….
Biểu hiện của Viêm mũi mạn tính:
Bệnh viêm mũi mạn tính được chia làm 3 dạng theo 3 giai đoạn khác nhau kèm theo các biểu hiện đặc trưng của từng giai đoạn:
Giai đoạn xung huyết đơn thuần: Ngạt mũi liên tục cả đêm lẫn ngày, xuất tiết ít, khám niêm mạc mũi cuốn mũi to, đỏ, đôi khi tím.
Giai đoạn xuất tiết: Chảy nước mũi là dấu hiệu đặc trưng, nhầy hoặc mủ, chảy hàng tháng, ngạt mũi thường xuyên, giảm hoặc mất khứu giác. Niêm mạc mũi phù nề nhợt nhạt, cuốn mũi nề mọng. Sàn mũi và các khe có chất xuất tiết ứ đọng.
Giai đoạn quá phát: Niêm mạc cuốn dưới quá sản, tắc mũi liên tục, ngày càng tăng, người bệnh nói giọng mũi kín, thở bằng miệng nên thường kèm viêm họng mạn tính, giảm hoặc mất khứu giác, nước mũi chảy ít dần, cuốn mũi dưới quá phát gần sát vách ngăn, cứng sần sùi, màu xám nhạt
Biến chứng của viêm mũi dị ứng mãn tính
- Tình trạng đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, đau ngực, bồn chồn…
- Biến chứng mắt: Biến chứng này thường gặp nhất ở trẻ em. Vi khuẩn theo ống lệ tỵ từ mũi lên gây viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm tuyến lệ, túi lệ,…
- Biến chứng viêm xoang: Nếu viêm mũi biến chứng thành viêm xoang mà không được trị kịp thời, viêm nhiễm sẽ phát triển và lây lan sang các bộ phận, tổ chức khác như gây viêm hốc mắt, viêm dây thần kinh võng mạc, viêm não, viêm màng não, áp-xe não, huyết khối xoang hang hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang..
- Ung thư mũi: Khoảng 90% các ca bệnh ung thư mũi là do bệnh viêm mũi lâu ngày trị không khỏi mà tạo thành.
Điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính
Bệnh viêm mũi có nhiều loại khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây ra vì thế cách tốt nhất khi phát hiện bệnh người bệnh cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay để khám, tìm nguyên nhân giải quyết và điều trị một cách hiệu quả nhất.
Vệ sinh mũi ngày 3-4 lần bằng nước muối sinh lý, sau đó hỉ sạch dịch mũi, xịt Thuốc xịt mũi thảo dược giúp trị viêm tại chỗ, không gây tổn thương thành mạch, phù nề hay xung huyết mao mạch mũi.
Sử dụng thuốc
Thuốc được chia thành thuốc dùng trong và dùng ngoài
Với bệnh nhân bị viêm mũi giai đoạn đầu, sử dụng thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng hoặc thuốc nhỏ mũi, thuốc xịt mũi đều đem lại hiệu quả tạm thời:
Thuốc xịt mũi kháng histamin:
Giúp nhanh chóng giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi (trong vòng 15 phút hoặc lâu hơn). Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin – một trong những hóa chất liên quan đến phản ứng dị ứng. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp có thể triệt tiêu bệnh vĩnh viễn. Đồng thời, việc lạm dụng thuốc còn gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thuốc kháng histamine: dùng bằng đường uống (viên nén hoặc chất lỏng)
Thuốc dễ dàng đẩy lùi hầu hết các triệu chứng nhưng có thể khó làm giảm nghẹt mũi. Thuốc kháng histamin dùng bằng đường uống là phú hợp nếu bạn có triệu chứng mũi và triệu chứng mắt. Loại thuốc này thường dùng cho trẻ nhỏ thay vì xịt mũi.
Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Thủ thuật truyền thống
Các liệu pháp truyền thống như nhiệt lạnh, laser, sóng viba… có thể cải thiện các triệu chứng viêm mũi. Nhưng các thủ thuật này có nhược điểm là dễ tái diễn, gây hoại tử các tổ chức niêm mạc ở dưới cuốn mũi, tổn thương lớn, lâu hồi phục.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm : Mẹo trị viêm mũi dị ứng để tham khảo và áp dụng điều trị bệnh được tốt hơn. Tốt nhất khi có bất kỳ triệu chứng nào của viêm mũi dị ứng bạn nên chữa trị một cách sớm nhất để tránh chuyển thành viêm mũi mạn tính bạn nhé! Chúc bạn có sức khỏe thật tốt