Cách chữa viêm xoang ở bà bầu
Nguyên nhân viêm xoang ở phụ nữ mang thai
Việc các xoang bị phù nề, ứ dịch là cơ chế chính khiến các bà bầu bị viêm xoang , cũng như ở các bệnh nhân khác. Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân thường gặp như: do dị ứng, viêm đường hô hấp trên, cấu trúc xoang mũi bất thường, chấn thương,..., phụ nữ mang thai còn có các đặc điểm khiến bệnh dễ phát sinh: sức đề kháng giảm sút, nội tiết có sự thay đổi: progesteron và một số hormon khác khiến cho màn nhầy phình ra, giãn nở, mạch máu cũng giãn hơn, chiếm chỗ trong lòng xoang khiến lòng xoang bị hẹp lại, dễ tắc. Đồng thời, phụ nữ mang thai khi bị bệnh thường có tâm lý ngại uống thuốc nên thường tự chịu đựng, chỉ đến khi bệnh nặng lên và kéo dài mới điều trị. Khi đó, bệnh thường đã nặng, dễ có biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong bụng.Các triệu chứng viêm xoang khi mang bầu
Các triệu chứng khi mang thai bị viêm xoang gồm có:- Nghẹt mũi, khó thở, dịch mũi có màu xanh.
- Ho nhiều, kèm theo cảm giác đau và tức quanh vùng mũi do các xoang bị tắc nghẽn
- Ngoài ra, bà bầu bị viêm xoang sẽ gặp thêm các triệu chứng như: đau đầu, mệt mỏi, đau tai, thậm chí bị mất cảm giác ở mức độ nào đó.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
- Nếu bạn ho ra đờm xanh hoặc vàng
- Nếu bạn bị sốt trên 38°C
- Không ăn hoặc ngủ được
Xem tham khảo: Viêm xoang ở phụ nữ khi mang thai
Điều trị viêm xoang cho bà bầu
Đây là khoảng thời gian rất quan trọng với sự phát triển của bé, đặc biệt khi mẹ mang thai 3 tháng đầu nên mẹ bầu cần hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi có chẩn đoán và chỉ định của bác sỹ, đồng thời tuân thủ tuyệt đối chỉ định đó. Các loại thuốc bác sỹ có thể kê cho mẹ bầu:- Kháng sinh: nhất là trong trường hợp bạn bị viêm xoang do viêm đường hô hấp trên. Bác sỹ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc ít ảnh hưởng tới thai nhi nhất mà vẫn đảm bảo không kháng thuốc.
- Thuốc chống viêm, giảm phù nề, nhằm làm thông thoáng mũi xoang: nhóm thuốc chứa steroid thưởng chỉ được dùng tại chỗ để nhỏ mũi hoặc phun xịt do lo ngại các tác dụng phụ của đường uống. Trường hợp dùng corticoid đường uống chỉ được kê dùng ngắn ngày, dạng nhỏ mũi có thể dùng lâu hơn, song vẫn cần sự theo dõi của bác sỹ.
- Thuốc chống viêm uống hoặc ngậm.
- Thuốc giảm đau
- Thuốc long đờm
- Thuốc kháng histamin: nhất là khi viêm xoang do dị ứng
- Thuốc co mạch dạng nhỏ mũi. Ban đầu mới dùng thuốc có tác dụng tốt, nhưng khi dùng lâu dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, thậm chí các triệu chứng còn nặng thêm. Do vậy, thuốc thường chỉ dùng trong khoảng 7 – 10 ngày và có theo dõi.
Chăm sóc và sinh hoạt
Để việc điều trị nhanh đạt kết quả cũng như sớm giảm các triệu chứng của bệnh, bà bầu có thể tham khảo một số lời khuyên sau:- Uống nhiều nước: giúp làm dịch nhầy trong xoang mũi trở nên loãng hơn, việc thải chúng cũng dễ dàng hơn.
- Tăng cường bổ sung vitamin A, C có trong thức ăn hàng ngày. Vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc trong khi vitamin C làm tăng sức đề kháng cho bạn. Nên bổ sung vitamin từ nguồn thực phẩm: rau xanh, hoa quả tươi, gan động vật,... để cung cấp đồng thời các chất bổ dưỡng khác cho cơ thể. Bạn chỉ nên uống viên vitamin khi đã tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa.
Hoa quả chứa vitamin A, C tốt cho sức khỏe bà bầu
- Kẽm cũng là một vũ khí chống viêm hiệu quả. Kẽm có nhiều trong thịt, cá, các loại hạt, đậu lăng, bánh mỳ làm từ bột mỳ nguyên cám, trứng, sữa, khoai tây.
- Kê cao gối khi nằm ngủ giúp dịch xoang có thể chảy xuôi xuống dưới họng, giúp bạn giảm cảm giác ngạt mũi về ban đêm.
- Giữ độ ẩm trong phòng bằng cách dùng máy tạo độ ẩm hay đặt một chậu nước trong phòng. Nếu dùng máy, bạn nên chú ý vệ sinh máy thường xuyên để tránh vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong đó, gây ra hậu quả ngược lại.
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Bạn có thể tự pha dung dịch này bằng cách cho 1/8 muỗng cà phê muối và 1 ít bột nở vào 1 chén nước ấm, khuấy đều, bơm vào một bên mũi rồi hỉ ra, đổi bên.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm để làm sạch đường mũi. Bạn cũng có thể đun 1 ít nước sôi, sau đó lấy khăn trùm lên đầu và xông. Điều này cũng giúp loại bỏ chất nhầy trong mũi khá nhanh.
- Kê cao đầu khi ngủ để thở dễ dàng hơn.
- Nếu bạn bị đau họng, hãy súc miệng bằng nước muối ấm (1/4 muỗng cà phê muối với 250ml nước). Mật ong và chanh cũng giúp giảm đau họng.
- Ngủ đủ giấc để giúp hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng.
- Trong thời gian mang thai, bạn thường cảm thấy thèm ăn nhưng khi đau ốm, bạn có thể không còn cảm giác này. Tuy nhiên, ngay cả khi không thèm ăn, bạn vẫn nên ăn uống đầy đủ. Nếu không cảm thấy ngon miệng, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn. Trong chế độ ăn của bạn, có những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây và rau củ.
- Bạn nên tránh những yếu tố kích thích có thể làm bạn khó chịu hơn: khói thuốc lá, mùi sơn, nước hoa, rượu,... Những loại mỹ phẩm, đồ trang điểm có mùi cũng nên hạn chế, có thể bình thường chúng không ảnh hưởng đến bạn, nhưng khi niêm mạc mũi xoang đang bị tổn thương thì chúng có thể làm bạn thêm khó chịu.
- Trong thời gian bạn mang thai mà mắc bệnh, không nên thử các loại thảo dược như hoa ngũ sắc, cây khuynh diệp,... Chúng có thể chứa những chất có hại cho thai nhi, hay đơn giản nếu chúng chứa vi khuẩn, mầm bệnh có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hai mẹ con.
Nên xem: Mẹo chữa viêm xoang ở phụ nữ mang thai
Phòng bệnh viêm xoang khi mang thai
Viêm mũi xoang là loại bệnh có thể phòng tránh được nếu chúng ta có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.- Ở những người có cơ địa dị ứng, cần tìm hiểu xem mình có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào để phòng tránh.
- Nên đeo khẩu trang khi đi đến những nơi nhiều bụi bẩn.
- Nếu thấy tình trạng nghẹt mũi tăng lên thì cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị để tránh việc lỗ thông mũi xoang bị tắc. Tuy nhiên khi dùng thuốc phải có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
- Giúp giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính.
- Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng
- Giúp giảm các triệu chứng của bệnh: Tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng