Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh cần làm gì?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khi thở cảm thấy rất vướng víu, khó chịu nên thường xuyên quấy khóc. Kèm theo nghẹt mũi là các dấu hiệu như chảy nước mũi, hắt hơi, có thể ho... Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, cùng tìm hiểu các nguyên nhân cũng như cách xử trí khi bé nhà bạn gặp phải tình trạng này. nghet mui tre so sinh

Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Nghẹt mũi là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý đặc biệt là bệnh liên quan tới đường hô hấp. Thường gặp nhất là bệnh cảm cúm. Tình trạng này do virus hoặc vi khuẩn tấn công, bé thường có dấu hiệu mệt mỏi hơn, lạnh run, đau ê các cơ, đau họng, chóng mặt, chán ăn, có thể khó thở Cảm lạnh: Nghẹt mũi khi cảm lạnh thường đi kèm với các triệu chứng khác như sốt nhẹ hoặc nóng trong người, ho, đau họng, hắt hơi, để lâu có thể sổ mũi... Trường hợp bé chỉ bị nghẹt mũi mà không kèm với các dấu hiệu khác có thể chỉ là phản ứng của trẻ khi gặp thời tiết lạnh hoặc do ăn phải đồ cay. Chất nhầy bào thai còn vướng lại đường hô hấp của trẻ cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mà không có các dấu hiệu khác. Dị ứng: Ngạt mũi, sổ mũi, hát hơi, ngứa và có thể kèm theo cả đỏ mắt, đỏ đầu mũi là dấu hiệu của dị ứng. Dị vật mắc kẹt trong mũi: Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu bé vô tình làm vướng dị vật trong mũi có thể gây nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi thậm chí là chảy máu khiến bé đau rát do niêm mạc mũi bị tổn thương.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

Nghẹt mũi phần lớn là dấu hiệu liên quan tới các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, khi thấy bé nghẹt mũi việc đầu tiên của mẹ là cần làm sạch bầu không khí xung quanh của trẻ. Giữ cho không gian sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè ấm áp vào mùa đông. Hạn chế thú nuôi như chó mèo, chơi gần bé vì lông của những loài thú này có thể khiến chứng nghẹt mũi thêm nặng hơn. Làm sạch mũi cho bé thường xuyên để nhanh chóng chấm dứt tình trạng nghẹt mũi. Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ cho bé, dùng tăm bông để làm sạch chất nhầy trong mũi. Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng mẹo như matxa hai bên cánh mũi để làm loãng dịch nhầy trong mũi của bé. Nên vệ sinh mũi cho bé 3 – 5 lần/ngày, nhất là trước khi cho bé ăn (hoặc cho bé bú). Đối với trẻ bị ngạt mũi nhẹ, ngoài việc massage mũi, các mẹ cũng có thể làm mũi trẻ thông thoáng hơn bằng cách bế đứng, thay đổi tư thế ngủ, nâng cao gối đầu v.v… Nếu kèm một số dấu hiệu khác như sốt cao, tắc nghẹt mũi kéo dài, sổ mũi kéo dài, dịch nhầy đóng đờm cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách. Cha mẹ cần chủ động giữ ấm cho trẻ đặc biệt là ở vùng ngực, cổ, lòng bàn tay, bàn chân. Khi bé ngủ mẹ nhớ giữ không gian thoáng đãng để giúp bé ngủ ngon hơn Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, nghẹt mũi khiến bé bú ngắt quãng nên các mẹ cần cho bé bú nhiều lần để cung cấp đủ lượng sữa cho bé. Làm sạch mũi cho bé trước khi bú để bé được bú nhiều và dễ dàng hơn.

Sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh nghẹt mũi

Khi chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi, nhiều bậc phụ huynh mắc phải những sai lầm dưới đây: Dùng miệng hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ: Hành động này làm bí hơi, tăng áp lực, ảnh hưởng tới cánh mũi, sụn khớp vốn yếu mềm của bé. Bên cạnh đó, miệng của mẹ có nhiều vi khuẩn dễ làm tăng thêm vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong môi trường của chất nhầy trong mũi bé sinh ra các bệnh khác. nget

Không nên tự ý dùng kháng sinh chữa nghẹt mũi cho trẻ

Tự tiện dùng kháng sinh cho bé gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu uống sai thuốc, sai liều và giảm sức đề kháng cho bé Dùng mẹo nước tỏi ép loãng trộn với nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé nhưng không được quá lạm dụng. Dùng nhiều lần hoặc dùng nước ép tỏi với nồng độ đặc có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị kích ứng, sưng đỏ Không nên giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc quá nhiều áo, đắp quá nhiều chăn khiến bé ngột ngạt, trao đổi chất qua da bị hạn chế tạo thêm môi trường để vi khuẩn hoạt động và ủ bệnh. Một số mẹ sợ trẻ lạnh nên kiêng tắm khi bé bị nghẹt mũi đặc biệt khi có dấu hiệu cảm. Nhưng đây là cách ủ bệnh cho trẻ vì nếu không được tắm và làm sạch cơ thể khiến các virus và vi khuẩn xung quanh bé vẫn tồn tại và phát triển. Các mẹ nên tắm nước ấm cho trẻ ở nơi kín gió, chú ý tắm càng nhanh càng tốt, mặc kín cho trẻ trước khi đưa ra ngoài. >>> Biện pháp điều trị chứng viêm xoang

Cách nhỏ mũi cho trẻ đúng cách

Dưới đây là chi tiết các bước nhỏ mũi cho bé đúng cách, đặc biệt là khi bé bị nghẹt mũi. Cha mẹ theo dõi để có kiến thức đúng khi nhỏ mũi cho bé:
  • Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé.
  • Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, khi nhỏ cha mẹ cần chú ý không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé.
  • Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại
  • Sau 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm và làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút đờm nhớt dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch mũi một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra.
  • Rửa bóng hút mũi: Bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước.
Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngáy 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng. Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu của bệnh viêm xoang
Cập nhật lúc: 26/06/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...