Các nguyên nhân gây nghẹt mũi bạn cần biết

Nghẹt mũi tưởng chừng như là một bệnh lý phổ thông và đơn giản. Tuy nhiên, chứng bệnh này không những gây phiền toái cho bạn, mà nếu không điều trị dứt điểm còn có khả năng gây ra một số bệnh mãn tính khác như viêm mũi dị ứng... Để có được phương pháp điều trị nghẹt mũi tốt nhất, Xoang Bách Phục xin giới thiệu tới bạn thông tin về nguyên nhân gây nghẹt mũi để chúng ta cùng phòng tránh và điều trị bệnh có hiệu quả nhất! nguyen nhan nghet mui

Tại sao bạn bị nghẹt mũi?

Hốc mũi của bạn được cấu tạo gồm hai khoang trong khối xương mặt, được ngăn cách nhau bằng vách ngăn mũi. Đây là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, nơi mà không khí sẽ được lọc sạch phần lớn bụi bẩn, làm ấm và làm ẩm trước khi đi xuống phía dưới. Để đảm nhiệm chức năng này, mũi được lót bởi một lớp niêm mạc có các lông chuyển ở trên bề mặt, các tuyến tiết nhầy nằm ở bên dưới cũng như có các cuốn mũi (hình thành do xương nổi gồ lên) nằm ở hai bên đối diện với vách ngăn mũi. Hệ thống lông chuyển giúp giữ lại những hạt bụi có kích thước tương đối lớn trở lên (những hạt bụi nhỏ sẽ được lọc ở các vị trí thấp hơn của đường hô hấp), sau đó chúng được tống ra ngoài nhờ phản xạ ho, hắt hơi hay động tác rửa mũi. Các tuyến tiết nhầy như tên gọi của chúng có tác dụng tiết dịch nhầy vừa nhằm làm ẩm không khí, vừa hỗ trợ các lông chuyển hoạt động nhịp nhàng. Các cuốn mũi hình thành làm tăng diện tích tiếp xúc của mũi với không khí, đảm bảo thực hiện các chức năng được tốt hơn. Ngoài ra, trong lớp niêm mạc mũi chứa nhiều mạch máu, xoang mạch giúp làm ấm không khí, nhất là khi gặp không khí lạnh. Khi có các yếu tố bất lợi tác động vào mũi, các trường hợp sau có thể xảy ra dẫn tới nghẹt mũi: Sưng nề niêm mạc mũi, nhất là vùng các cuốn mũi, có thể do vi khuẩn, virus gây viêm hay do tác dụng của thuốc, hóa chất,... Niêm mạc mũi sưng nề làm bít tắc, gây cản trở dịch mũi được tiết ra thoát xuống họng, dẫn tới nghẹt mũi. Các tuyến tiết nhầy tiết ra quá nhiều dịch: khi bị dị ứng, viêm nhiễm,... khiến cho dịch không thể thoát đi hết, ứ đọng lại cũng gây nghẹt mũi. Trường hợp này thường đi kèm với sổ mũi. Hẹp đường đi của không khí, dịch mũi: khối u, polyp có thể gặp ở người lớn hay có vật lạ trong mũi như hạt lạc, hạt đỗ, đồ chơi,... gặp ở trẻ nhỏ do trẻ tự cho vào. Do cấu trúc mũi bất thường: vẹo vách ngăn mũi,... trẻ sơ sinh có thể có màng nhầy hay mảnh xương bít tắc cửa mũi phía sau. >>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo chữa chứng viêm mũi ở trẻ em

Nguyên nhân nghẹt mũi

Những nguyên nhân dưới đây có thể gây ra nghẹt mũi cho bạn: Viêm nhiễm đường hô hấp như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo, cúm, cảm lạnh thông thường,.... Với cúm, cảm lạnh hay những nhiễm khuẩn cấp tính khác thường chỉ gây nghẹt mũi trong khoảng thời gian ngắn, nếu nghẹt mũi kéo dài (trên 3 tuần) bạn nên đề phòng viêm xoang mạn tính hay viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo. Cảm lạnh cũng là một nguyên nhân gây nghẹt mũi Dị vật trong mũi: hạt đỗ, hạt lạc, nút áo,... ở trẻ em. Bất thường cấu trúc mũi: lệch vách ngăn, khối u,... những nguyên nhân này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nghẹt mũi kéo dài, có thể dẫn tới những bệnh khác do ứ đọng dịch mũi lâu ngày như viêm họng mạn tính, viêm xoang, viêm thanh quản,... Chấn thương vùng mặt, mũi có thể gây tụ máu trong mũi, sưng nề niêm mạc mũi dẫn tới nghẹt mũi. Thậm chí cục máu đông trong mũi nếu không được loại bỏ cũng có thể cản trở gây nghẹt mũi.

Những yếu tố thuận lợi dễ gây nghẹt mũi

Những yếu tố này khiến cho niêm mạc mũi của bạn dễ bị tổn thương hơn, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập và gây nên bệnh. Môi trường sống ô nhiễm: nhiều khí thải, khói bụi trong không khí sẽ khiến mũi phải làm việc nhiều hơn để lọc sạch, khi chúng bị giữ lại trong mũi nhiều dễ làm tổn thương niêm mạc, đồng thời bản thân những chất độc hại này cũng trực tiếp gây bệnh cho mũi và đường hô hấp. Sống và làm việc trong phòng có điều hòa khiến mũi bị khô, các tuyến tiết nhầy giảm hoạt động nên sự bảo vệ niêm mạc mũi kém đi. Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là vào mùa lạnh, khô làm gia tăng các bệnh đường hô hấp. Vệ sinh mũi không đúng cách, nhất là trẻ nhỏ thường xuyên ngoáy mũi vừa làm tổn thương mũi, vừa đưa thêm vi khuẩn từ bên ngoài vào, dẫn đến viêm mũi. Sức đề kháng suy giảm: khi bạn đang có bệnh khác trong người như đái tháo đường, nguy cơ bị nghẹt mũi cũng như các bệnh khác sẽ tăng lên do chức năng miễn dịch không được đảm bảo. Tình trạng nghẹt mũi ngày càng gia tăng do sự ô nhiễm ngày càng nặng nề của môi trường cũng như sự thay đổi về cách sống: sử dụng nhiều điều hòa,... Tuy nhiên, khi hiểu được những nguyên nhân cũng như yếu tố thuận lợi như trên, bạn có thể lựa chọn cho mình những cách phòng bệnh phù hợp, điều quan trọng là nâng cao sức đề kháng và hạn chế những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể xảy ra. >>> Tham khảo thêm bài viết: Cách chữa chứng nghẹt mũi hiệu quả [shortcode_xoang_bp]
Cập nhật lúc: 26/06/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...