Phân biệt giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm xoang và bệnh viêm mũi dị ứng là hai dạng bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, không ít người bị nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh này. Bài viết sau đây của Xoang Bách Phục sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân biệt được viêm xoang và viêm mũi.

Dễ nhầm lẫn giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Mùa xuân là mùa hoa nở. Vào thời điểm này, nhiều người thường cảm thấy hay bị ngạt mũi, đau mặt, mệt mỏi và khó thở, khó ngửi. Thông thường, mọi người hay cho rằng đó là do mũi bị viêm, vì tác động của phấn hoa trong không khí nên gây ra hiện tượng đó. Tuy nhiên, đó lại là những biểu hiện của bệnh viêm xoang dị ứng. Đây là sự hiểu lầm thường thấy nhất, đặc biệt là ở những ai mắc bệnh nhưng chưa đến gặp bác sỹ để khám và điều trị. phan-biet-giua-viem-xoang-va-viem-mui-di-ung (1) Bên cạnh đó, việc nhầm lẫn giữa cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi cũng khá phổ biến. Do là những triệu chứng thông thường như sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, mệt mỏi… nên nhiều người tưởng nhầm rằng mình bị cúm, cảm lạnh mà bỏ qua việc điều trị viêm xoang, viêm mũi dẫn đến bị mắc bệnh mãn tính. Các triệu chứng này khi ở thể mãn tính sẽ trở nên rất phiền toái trong cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc phân biệt viêm xoang và viêm mũi để có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả là điều cần thiết.

Phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng giống nhau: Cả viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người: Sức đề kháng kém, chức năng gan yếu, có dị hình như gai, lệch vách ngăn… rất dễ mắc viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính.

Viêm mũi dị ứng

Thực ra, viêm mũi dị ứng là một dạng phản ứng miễn dịch của mũi trước các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài. Các tác nhân này có thể kể đến như thời tiết, phấn hoa, bụi bẩn, lông thú vật, nấm mốc, các mùi lạ. Các tác nhân này sẽ tác động tới cơ thể người qua một số đường như hít thở, ăn uống hoặc qua da. Do đó, bệnh viêm mũi dị ứng hình thành không phải do bị tổn thương như viêm xoang mà là do sự thích nghi của cơ địa mỗi người với các tác nhân gây bệnh. Cùng một tác nhân nhưng sẽ có người mắc viêm mũi và có người không. Một số triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường gặp là:
  • Ngứa mũi
  • Hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được (với người viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi). Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt.
  • Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi.
  • Ngạt mũi: Có khi ngạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, người bệnh phải thở bằng miệng.
  • Chụp X-quang cũng không cho hình ảnh rõ rệt ( khác với bệnh viêm xoang mãn tính sẽ cho thấy các hốc xoang chứa mủ ).

phan-biet-giua-viem-xoang-va-viem-mui-di-ung (2)

Bệnh viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh do bị tổn thương tại các hốc xoang trên mặt người. Bệnh viêm xoang gây nên hiện tượng tấy đỏ ở đường thở và có nhiều dịch nhầy chảy ra, không thể kiểm soát được. Tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm xoang mãn tính, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, công việc và học tập của người bệnh. Điều mọi người thường không biết là, họ có thể bị viêm xoang mà không chảy nước mũi, ngạt mũi hay khó thở, bởi chất nhày nằm kẹt sâu trong xoang. Các triệu chứng thường thấy của viêm xoang
  • Nghẹt mũi
  • Chảy dịch mũi nhiều
  • Ngửi kém, thậm chí mất khả năng cảm nhận mùi
  • Đau nhức mũi mặt (góc mũi mắt, vùng má, thái dương, vùng trán, vùng chẩm, đau sâu trong hố mắt)
  • Nhức đầu (đỉnh, thái dương, chẩm gáy)
  • Ho kéo dài (không có nguyên nhân ở họng hoặc khí phế quản)
  • Đau tai hay cảm giác đầy, căng, nặng trong tai
  • Nhức răng, hơi thở hôi
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý: Các trường hợp viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng ban đầu thường tìm đến phương dân gian như nước ép tuổi, nước nghệ xông cây hoa ngũ sắc… đến khi không khỏi mới tìm đến bệnh viện. Khi đó, rất khó khăn cho việc điều trị, bởi bệnh đã đi kèm nhiều biến chứng phức tạp. Bác sĩ cũng dẫn chứng, đã từng có bệnh nhân nhỏ nước ép tỏi, đặc thù của nước tỏi là nóng khiến thành mũi phù nề, gây tắc đường mũi, sau khi cho dùng thuốc mới có thể thở bình thường trở lại.

Phòng bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng

Bệnh đường hô hấp diễn biến thường khó lường nên cần phải có sự phòng ngừa, và điều trị đúng để không gặp phải những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa:
  •  Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh.
  • Dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.
  • Làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng.
  • Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng, tắm nhanh trong buồng kín gió, lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay.
  • Vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý.
Nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào trong số các triệu chứng của một trong 2 bệnh nói trên, và nhận thấy chúng không giảm sau 1 tuần tự điều trị, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sỹ để được khám và điều trị hiệu quả nhất! Khi có biểu hiện bất thường ở đường mũi, cần tin tưởng và tìm đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả, an toàn, không nên sử dụng cây cỏ quanh ta để tự chữa. Quá trình điều trị cần sự kiên trì bền bỉ, bởi xưa nay mọi người vẫn hay ví von lai rai như tai mũi họng là vậy, đặc biệt cần giữ mũi luôn sạch sẽ, thông thoáng. Sử dụng thuốc theo đơn kê đúng lịch trình.
Cập nhật lúc: 26/06/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397
Loading...