Phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng
Biểu hiện của viêm mũi dị ứng
Khi bị viêm mũi dị ứng người bệnh có những triệu chứng điển hình dưới đây:Chảy nước mũi
Người bệnh bị chảy cả 2 bên với dịch màu trong suốt, không có mùi, nước mắt chảy giàn giụa, đỏ và ngứa. Kèm theo đó cơ thể mệt mỏi, chán nản và rất khó chịu.Nghẹt mũi
Có thể bị nghẹt mũi từng bên có khi hai bên, đôi khi phải thở bằng miệng đến khô cả họng. Nguyên nhân chính ;à do có các dị nguyên nhỏ đến mức mà mắt thường không nhìn thấy được nên việc xác định nguyên nhân đôi khi gặp nhiều khó khăn. Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Nếu để bệnh kéo dài có thẻ gây viêm xoang, viêm tai giữa, có polyp trong mũi và các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Vì vậy cần có những biện pháp thích hợp để phòng và ngăn ngừa chứng bệnh trên.Biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng
Để phòng ngừa hiệu quả chứng bệnh trên, chúng ta làm theo một số lời khuyên của bác sĩ như sau:Về môi trường sống
Cần kiểm soát môi trường sống để giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, chẳng hạn như:- Tránh tiếp xúc với khói, bụi trong nhà cũng như ngoài đường. Nếu ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi
- Tránh tiếp xúc với lông động vật, khói thuốc lá phấn hoa, mùi lạ như hương liệu hoặc những chất nặng mùi khác.
- Nếu là trường hợp bệnh xảy ra quanh năm cần đi khám để phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh để tránh tiếp xúc với dị nguyên đó
- Nếu là dị ứng do nghề nghiệp mà không thể đổi nghề thì nên dùng khẩu trang hoặc mặt nạ khi làm việc
- Dọn nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tẩy giặt chăn màn, gối và phơi dưới ánh nắng mặt trời
- Không nuôi hoặc tiếp xúc chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà, hạn chế chơi thú nhồi bông.
Về cơ thể:
Cần chăm sóc cơ thể tốt hơn bằng những cách như sau:- Đeo khẩu trang, kính râm, tránh dụi mắt, rửa mũi bằng nước muối sinh lý,
- Tắm gội sạch sẽ sau khi ra ngoài trời
- Giữ ấm cơ thể khi đi ngủ, nhất là vùng cổ, khi ngủ dậy nên điều hòa nhiệt độ cơ thể với môi trường tránh trường hợp gây đột ngột giữa nhiệt độ cơ thể và môi trường
- Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, uống vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Dùng thuốc
Đối với bệnh viêm mũi dị ứng thì việc dùng thuốc chỉ có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng chứ không điều trị bệnh. Do đó cách bảo vệ mình tốt nhất là hạn chế việc tiếp xúc với các dị nguyên. Rất nhiều loại thuốc kháng histamin có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, chúng thường có các tác dụng phụ như gây hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm, khô mũi, miệng… Do đó cần cân nhắc mỗi khi dùng thuốc điều trị. Lưu ý: Không nên dùng thuốc chữa nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị. Xem thêm: Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?Món ăn tốt cho người viêm mũi dị ứng
Ngoài một số biện pháp phòng ngừa và giảm triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra, một số món ăn có tác dụng hỗ trợ giảm sự khó chịu của chứng bệnh và cải thiện bệnh:Bài 1
Nguyên liệu:- Thịt bò 90 g
- Tỏi tươi 60 g
- Rau thơm tươi 15 g
- Gạo tẻ 60 g
- Gia vị vừa đủ
Bài 2
Nguyên liệu:- Đầu cá 2 cái (chừng 150 g)
- Tân di 12 g
- Tế tân 3 g
- Bạch chỉ 12 g
- Gừng tươi 15 g
Bài 3
- Tây dương sâm 15 g
- Ếch 2 con (chừng 150 g)
- Bách bộ 30 g
- Ma hoàng 3 g
Bài 4
- Chim bồ câu 1 con (chừng 90 g)
- Hoàng kỳ 60 g
- Tân di 9 g
- Bạch truật 9 g
- Đại táo 12 g
- Gừng tươi và gia vị vừa đủ
Nguồn: SKDS