Bệnh Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, trẻ có thể bị viêm tai giữa, hen phế quản. Viêm tai giữa có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như gây thủng màng nhĩ, làm giảm sức nghe; hen phế quản sẽ làm hạn chế khả năng thở của trẻ, trẻ chậm phát triển. Nếu trẻ không may bị viêm mũi cần điều trị ngay để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể do cơ địa dị ứng, nhiễm trùng (huyết nhiệt); dị ứng do trời lạnh, thời tiết thay đổi (phế hư) dễ gặp phải các tác nhân phong hàn, phong nhiệt, nhiệt độc mà gây ra bệnh.
Triệu chứng dễ nhận thấy của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi nhiều, ngạt thở, nước mũi trong hoặc có mủ đặc quánh, đau đầu, mờ mắt. Trường hợp có vách ngăn, cong vẹo hay các cục thịt thừa thì bị ngạt nhiều, khó thở, tai ù.
Một khi nặng, bệnh dễ biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm họng hạt, viêm amydan… hay bị đau đầu, mất ngủ. Bệnh sẽ khó chữa hơn.
Vì tai, mũi, họng thông nhau nên khi chữa bệnh viêm mũi dị ứng cần phải chữa toàn diện mới khỏi. Nếu bạn đã chữa Tây y nhiều mà không được, hãy thử chuyển sang y học cổ truyền xem sao. Đông y có nhiều bài thuốc trị viêm mũi dị ứng, được chế thành dạng thuốc bột hoặc thuốc nhỏ giống thuốc nhỏ mũi rất dễ sử dụng cho trẻ em. Bạn có thể tìm các địa chỉ uy tín để mua.
Những trẻ nào có nguy cơ phát triển bệnh viêm mũi dị ứng?
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn do dị ứng. Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh dị ứng bao gồm:
- Lịch sử gia đình có người mắc bệnh dị ứng như cha mẹ hoặc anh chị em ruột (lịch sử gia đình về bệnh dị ứng ở cả cha và mẹ hoặc cha mẹ và anh chị em ruột có liên quan với nguy cơ mắc bệnh)
- Sử dụng sữa ngoài hoặc sản phẩm từ đậu nành, hay công thức sữa bò trước 3-4 tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ eczema và dị ứng thức ăn.
- Cho trẻ ăn thức ăn đặc trước 3-4 tháng tuổi cũng tăng nguy cơ eczema và dị ứng thức ăn.
- Sinh vào mùa xuân cũng có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa.
- Tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá (nguy cơ gia tăng các triệu chứng hô hấp)
Cách chăm sóc trẻ, phòng viêm mũi dị ứng
Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm khi trời trở lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ. Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang.
Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Để hạn chế bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ, bạn cần đặc biệt lưu ý:
- Cho trẻ mặc ấm, giữ không cho bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa.
- Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.
- Tăng cường dinh dưỡng, nhất là cho trẻ ăn các thức ăn nóng.
- Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
- Khắc phục triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ.
- Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra khi trẻ mắc bệnh.
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ
Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung Vitamin C để giúp bé tăng cường sức đề kháng.
Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân. Dùng nước muối sinh lý hay là nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc đi ngoài đường vừa về đến nhà.
Lời khuyên dành riêng cho trẻ sơ sinh
- Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong bốn đến sáu tháng đầu tiên, hoặc sử dụng sữa công thức ít gây dị ứng, có thể giúp ngăn ngừa viêm da dị ứng và dị ứng sữa.
- Những thức ăn rắn nên cho trẻ làm quen dần dần, tránh cho trẻ ăn quá sớm
- Giảm tiếp xúc với một số chất gây dị ứng như bụi, có thể ngăn ngừa viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn triệu chứng.
- Tránh cho trẻ sống ở nơi có nhiều khói thuốc, môi trường ô nhiễm để hạn chế ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ.
- Hãy để bé yêu của bạn được bảo vệ và phát triển toàn diện bạn nhé!
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem thêm nội dung
Thuốc chữa viêm mũi dị ứng của Xoang Bách Phục để có thêm thông tin hữu ích nhé!
Xoangbachphuc.vn