Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chống ngạt mũi
Nguyên tắc cơ bản trong điều trị chứng ngạt mũi
Để điều trị chứng ngạt mũi trong các bệnh lý viêm mũi - xoang, cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:- Chống phù nề.
- Chống viêm.
- Chống, giảm xuất tiết.
- Chống nhiễm trùng.
- Đảm bảo thông khí và dẫn lưu mũi xoang.
Các loại thuốc chống ngạt mũi thường dùng
Thuốc gây co mạch
Đây là nhóm thuốc có tác dụng làm giảm phù nê, giảm xuất tiết khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ làm giảm một số triệu chứng, dùng lâu gây ra hiện tượng “quen thuốc”, “nhờn thuốc” làm cho bệnh có khả năng nặng thêm.Nhóm corticoid hít
Có một đặc điểm rất đáng thận trọng của nhóm thuốc này là do khi dùng đường uống, corticoid gây ức chế tuyến yên, khi ngưng sử dụng cơ thể sẹ bị giảm corticoid đột ngột gây nên hiện tượng suy thượng thận cấp, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, corticoid dùng để điều trị ngạt mũi thường dùng dưới dạng hít (hay khí dung), tác dụng giảm viêm, giảm phù nề tại chỗ vẫn đảm bảo trong khi ảnh hưởng toàn thân giảm đáng kể. Thuốc có hiệu lực ngay trong vòng 24 – 48 giờ, nhưng để có hiệu lực đầy đủ cần một thời gian nhất định, do vậy, người bệnh cần tuân thủ thời gian và liều điều trị. Thuốc có thể có một số tác dụng không mong muốn như: buồn nôn, nôn, đau đầu, chảy máu cam, phát ban, ngứa, sốc phản vệ nhưng ít gặp.Thuốc sát trùng mũi họng
Nước muối sinh lý thường được dùng để nhỏ mũi, vừa có tác dụng rửa mũi, vừa làm co mạch, giảm phù nề thường được sử dụng đầu tiên, sau đó có thể dùng thêm các dung dịch có chứa kháng sinh để nhỏ mũi nhằm phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.Thuốc kháng histamin
Chống ngứa mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt nhưng không làm co mạch nên không chống được nghẹt mũi. Dùng thế hệ cũ (chlopheniramin) gây buồn ngủ, không dùng được cho người lái xe, vận hành máy, cần tập trung. Dùng thế hệ mới (claritin, acrivastin) không gây buồn ngủ, tiện lợi hơn.