Thuốc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính

Viêm mũi dị ứng mãn tính khá phổ biến và gây ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Để chữa bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính khỏi hoàn toàn là một vấn đề nan giải không phải một sớm, một chiều. Bạn cần kiên trì điều trị tận gốc bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính theo bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng dưới đây sẽ đem lại kết quả không ngờ.

viem-mui-di-ung

Viêm mũi  mãn tính là gì?

Viêm mũi mãn tính là hiện tượng niêm mạc bên dưới và niêm mạc khoang mũi bị viêm nhiễm. Nếu niêm mạc mũi sưng huyết mãn tính được gọi là viêm mũi đơn thuần dạng mãn tính. Còn nếu niêm mạc mũi và cuốn mũi phát triển phì đại lên thì bệnh có tên gọi là viêm mũi phì đại mãn tính.
Xem chi tiết: Bệnh viêm mũi dị ứng

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng mãn tính

Bệnh viêm mũi mãn tính được chia làm 2 loại chính là viêm mũi mãn tính xuất tiết và viêm mũi mãn tính quá phát. Bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính được chia làm  2 loại với những biểu hiện khác nhau: viêm mũi mãn tính xuất tiết và viêm mũi mãn tính quá phát.

Viêm mũi mãn tính xuất tiết

Trường hợp bị viêm mũi mãn tính xuất tiết thường có các biểu hiện :
  • Chảy nước mũi.
  • Niêm mạc phù nề.
  • Ứ đọng nhiều dịch nhầy.
  • Cuốn mũi cương to làm hẹp đường thở khiến bệnh nhân khó thở.
  • Nghạt mũi kéo dài, mũi điếc, không ngửi thấy mùi.
Viêm mũi xuất tiết thường gặp ở trẻ em, có thể do trẻ bị viêm mũi cấp tái phát nhiều lần hoặc sau khi trẻ bị viêm amidan.

Viêm mũi mãn tính quá phát

Những triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm mũi mãn tính quá phát:
  • Triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi
  • Xuất tiết mũi
Bệnh viêm mũi mãn tính xuất tiết chủ yếu gặp phải ở người lớn, nguyên nhân chủ yếu là do dị tật vách ngăn mũi: vẹo vách ngăn, polyp mũi, dầy vách ngăn, do tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn,  người có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém…

Biến chứng nguy hiểm của viêm mũi dị ứng mãn tính

Các triệu chứng mũi dị ứng này thường xuyên diễn ra với mức độ nhiều khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, kiệt sức, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như năng suất lao động. Ngoài ra nó còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như:
  • Viêm xoang mạn tính
  • Viêm phổi mạn tính
  • Viêm tấy ổ mắt
  • Viêm màng não

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính

Thuốc xịt mũi kháng histamin
  • Sử dụng thuốc xịt mũi kháng histamin giúp nhanh chóng giảm ngứa, chảy nước mũi  và hắt hơi khoảng 15 phút.
  • Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin, là một trong những hóa chất liên quan đến phản ứng dị ứng. Đối với bệnh có triệu chứng nhẹ thì sử dụng loại này.
Thuốc kháng histamin Thuốc kháng histamine dùng bằng đường uống dễ dàng đẩy lùi hầu hết các triệu chứng nhưng có thể khó làm giảm nghẹt mũi. Dùng bằng đường uống là phù hợp nếu bạn có triệu chứng mũi và triệu chứng mắt. Và được sử dụng cho trẻ nhỏ thay vì thuốc xịt mũi. Thuốc có tác dụng kéo dài trong vòng một giờ. Vì vậy, thường sử dụng cho người bệnh có các triệu chứng nhẹ. Sử dụng biện pháp miễn dịch liệu pháp Sau khi đi khám và được bác sĩ chuẩn đoán đúng loại dị ứng với kháng nguyên nào thì người bệnh sẽ được tiêm chất kháng nguyên với liều lượng cao hơn khiến cơ thể thích ứng và chấm dứt triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Xem chi tiết: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng mãn tính, người mắc bệnh viêm mũi dị ứng nên không sử dụng thuốc xịt hoặc nhỏ quá 1 tuần bởi sẽ gây ra hiện tượng phản thuốc gây bệnh nặng hơn, phải tăng thuốc dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và cực kì khó điều trị. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp với những biện pháp tránh tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng:
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tắm gội sạch sẽ, rửa mũi bằng nước muối sinh lý sau khi ra ngoài, đặc biệt là sau khi đến những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm.
  • Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát không có bụi bẩn.
  • Tránh nuôi chó hoặc các thú cưng khác có lông trong nhà đặc biệt là khi bạn có nguy cơ bị dị ứng với lông động vật.
  • Thú nhồi bông cũng có thể là tác nhân gây dị ứng, nếu bạn hay bị dị ứng nên tránh xa chúng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
  • Tránh đến những nơi môi trường ô nhiễm, khói xe, khói thuốc…
  • Khi bị dị ứng nghề nghiệp, nên dùng khẩu trang, đeo mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.
  • Chế độ ăn:Thực hiện chế độ ăn phù hợp giúp giảm triệu chứng của bệnh và giúp điều trị hiệu quả hơn như ăn những thức ăn có tính ấm gừng, tỏi, hành, rau mùi...Những món ăn bổ phế âm chẳng hạn như gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua…
Xem thêm: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng
 
Cập nhật lúc: 26/06/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...