Trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp dân gian

Thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường, khói bụi là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới những bệnh về tai mũi họng, nhất là bệnh về viêm mũi, viêm xoang. Việc dùng những bài thuốc dân gian từ thảo dược tụ nhiên là lựa chọn hàng đầu cho phương pháp điều trị. Dưới đây là những cách trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp dân gian các bạn có thể tham khảo nhé.

toi-mat-ong-tri-viem-mui-di-ung

Tỏi và mật ong, phương pháp giân dan trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị sưng tấy, bị viêm do các tác nhân ảnh huưởng trực tiếp như: môi trường bị ô nhiễm, liên tục tiếp xúc với khói bụi, lông, tơ, thời tiết thay đổi, nhiệt độ ẩm thấp, hoặc do bị mắc một số bệnh về đường hô hấp có liên quan đến vùng tai mũi họng. Bệnh tuy không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng gây lên những khó chịu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh.

Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng

Những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng

  • Hắt hơi: Đây là triệu chứng điển hình của viêm xoang mũi dị ứng. Người bệnh bị viêm mũi dị ứng thường hắt hơi đột ngột, hắt hơi nhiều lần, liên tục và kéo dài. Hiện tượng này xuất hiện nhiều lần và lặp lại. Nhiều khi người bệnh hắt hơi nhiều dẫn tới ù tai, đầy tai và đau đầu.
  • Ngứa mũi: Khi bị viêm mũi dị ứng, triệu chứng không thể bỏ qua cửa bệnh đó là ngứa mũi, Ngoài ra, người bệnh ngứa họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài.
  • Chảy nước mũi: Triệu chứng này thường đi kèm với ngứa mũi với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Dấu hiệu này thường kéo dài, bị cả 2 bên mũi, nước mũi trong suốt, không có mùi.
  • Tắc nghẹt mũi: Triệu chứng này khiến người bệnh phải thở bằng miệng, có một số trường hợp còn cảm thấy ngạt thở, khó thở. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Trường hợp nặng có thể hoàn toàn mất mùi và mất vị giác, khó tập trung.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp dân gian

Lá ngải cứu

Tác dụng của lá ngải cứu

Trong Đông Y, lá ngải cứu là một vị thuốc có đặc tính giúp giảm đau, kháng viêm, giảm kích ứng, có thể điều trị tích cực bệnh viêm mũi dị ứng

Cách dùng:

  • 100g ngải cứu( dùng lá và ngọn thân non)
  • Rửa sạch với nước
  • Phơi ở nới gió nhẹ, mát mẻ cho héo bớt nhặt lấy lá và ngọn thân non.
  • Sau phơi 8 tiếng đem giã chỗ lá ngải cứu đó
  • Cuốn chỗ lá giã vào giấy nhỏ như hình điếu thuốc
  • Đốt hơ trên một số huyệt trên đỉnh đầu.

Lưu ý: Đây là bài thuốc chữa mẹo nên cần tham khảo thêm các danh y để biết áp dụng đúng nhất và cần cẩn thận tránh để bị cháy xém tóc.

la-ngai-cuu

Lá ngải cứu trị nhiều bệnh trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả

Tỏi

Tác dụng của tỏi:

  • Từ xa xưa, mọi người đã biết dùng tỏi như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên
  • Giúp chữa bệnh cúm
  • Giúp tăng sức bền.
  • Tỏi còn có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh.

Cách sử dụng

  • Ép tỏi lấy dịch,
  • 1 chút mật ong ,
  • Hai thứ pha theo tỷ lệ 1 phần dịch tỏi, 2 phần mật ong.
  • Hòa đều vào nhau rồi thấm vào bông gòn (đừng nên thấm quá ướt) và nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần hoặc nhỏ mũi ngày 3 lần nhỏ

Hoa ngũ sắc( hoa cứt lợn)

Cách 1:

  • Hoa ngũ sắc tím tươi 10 cái đem rửa thật sạch,
  • Nghiền chỗ hoa ngũ sắc ngâm với 10ml cồn 70 độ
  • Lọc qua gạc lấy được 1 dung dịch màu xanh
  • Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên,
  • Mỗi bên đặt khoảng 10 phút.

Cách 2:

  • Hoa ngũ sắc tím tươi 1 cái,
  • Lá khế tươi 2 cái,
  • Lá bạc hà tươi 2 cái.
  • Ba thứ rửa thật sạch để ráo nước
  • Đem nghiền nát,
  • gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên,
  • Mỗi bên để 15 phút.

Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng

Phòng và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng

  • Những người có cơ địa dị ứng cần cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng, không nên nuôi chó, mèo hoặc hạn chế tiếp xúc với chó mèo trong nhà, hạn chê stieeps xúc với thông thú, bụi bẩn và phấn hoa
  • Vệ sinh chăn, ga, gối, đệm định kỳ, tránh để các ký sinh trùng có cơ hội sinh sống và phát triển.
  • Vệ sinh cá nhân, răng miệng hàng ngày, không hút thuốc, không sử dụng các loại thực phẩm bị dị ứng.
  • Khi dọn vệ sinh, cần đeo khẩu trang, thời tiết lạnh cần giữ ấm cho cơ thể, tránh để hít phải khí lạnh
  • Nếu bị bệnh viêm mũi dị ứng cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển thành viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn...
Xem thêm: Mẹo trị viêm mũi dị ứng
Ngoài những biện pháp trên, người bệnh nên chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, thể dục thể thao đầy đủ giúp tăng sức đề kháng và  giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Song song với beienj pháp phòng ngừa và điều trị, người bệnh nên rửa mũi thường xuyên bằng dung dịch muối sinh lý để làm sạch khoang mũi, loại bỏ vi khuẩn có hại. Mong rằng những thông tin bài viết sẽ có ích cho bạn, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất    
Cập nhật lúc: 26/06/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.6397

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...