Triệu chứng viêm xoang cấp tính
Viêm xoang cấp là gì?
Là tình trạng viêm tại các xoang cạnh mũi mà người bệnh mắc lần đầu tiên, kéo dài không quá 8 tuần. Các xoang sưng lên, phù nề làm cản trở chất nhầy thoát xuống mũi và họng, từ đó gây nên các triệu chứng: đau nhức, chảy mũi, ngạt mũi của bệnh. Xem chi tiết: Bệnh viêm xoang cấp tínhNguyên nhân gây viêm xoang cấp
Viêm xoang cấp thường xảy ra do cảm lạnh. Virus tấn công niêm mạc đường hô hấp, trong đó có niêm mạc xoang, gây nên tình trạng viêm tại đây. Cùng với việc niêm mạc mũi, họng cũng sưng phù làm cho đường lưu thông của dịch thêm hẹp lại, khiến dịch và các chất nhầy, mủ không thể thoát đi, ứ lại, dẫn tới viêm. Khi các triệu chứng của bệnh kéo dài hơn một tuần thì nguyên nhân thường do sự phát triển của vi khuẩn hơn là do virus. Vi khuẩn này có thể từ đường hô hấp lan sang (trong viêm họng, viêm mũi,...) hay từ dưới vùng răng miệng đi lên: sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng,... Do vậy, bạn cần lưu ý các bệnh nhiễm trùng đã hoặc đang có trong khoảng thời gian gần với đợt viêm xoang. Ngoài ra, các tình trạng sau có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ khiến bệnh có cơ hội phát triển:- Dị ứng: dị ứng do bất kỳ tác nhân nào cũng có thể làm nặng thêm tình trạng viêm xoang, song các tác nhân tiếp xúc trực tiếp với đường hô hấp: khói bụi, phấn hoa,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
- Cấu trúc mũi xoang bất thường: polyp mũi, xoang, lệch vách ngăn,...
- Chấn thương vùng hàm mặt.
- Rối loạn miễn dịch: HIV, xơ nang,...
Triệu chứng của viêm xoang cấp
- Triệu chứng nổi bật nhất là đau nhức vùng mặt, diễn ra thành từng cơn, đau nhiều hơn về buổi sáng do ban đêm chất nhầy bị ứ lại trong xoang mũi. Những cơn đau này có tính chất chu kỳ, bệnh nhân thường đau nhiều nhất vào khoảng 8 – 11 giờ sáng. Vị trí đau có thể khác nhau tùy theo xoang nào bị viêm: Xoang trán: đau nhức phần giữa trán và dọc theo hai phía lông mày đến thái dương. Xoang hàm: đau ở vùng dưới ổ mắt, đau xuyên về phía hàm răng, đau tăng khi gắng sức, khi nhai, khi nằm. Xoang sàng trước: đau giữa hai mắt. Xoang sàng sau, xoang bướm: ít gặp viêm xoang cấp, hay gặp trong viêm xoang mạn tính, thường chỉ nhức đầu âm ỉ vủng sau gáy, đỉnh, chẩm. Khi bị viêm nhiều xoang một lúc, người bệnh có thể đau nhiều vùng, thậm chí đau khắp mặt, lan lên đầu hay xuống dưới phía răng. Chảy mũi: xoang bị viêm sẽ tăng tiết dịch nhầy, có thể có mủ. Dịch mũi có thể chỉ chảy một bên nhưng thường ở cả hai bên, do các xoang tồn tại thành từng cặp đối xứng thông với nhau và với mũi. Dịch ban đầu có thể loãng, sau đặc dần, có màu vàng hoặc xanh, mùi hôi, làm hoen ố khăn tay. Chất nhầy có thể chảy xuống mũi hoặc thành sau họng. Ngạt tắc mũi: do dịch chiếm chỗ trong xoang khiến sự thông khí giảm, người bệnh cảm thấy ngạt mũi, việc thở bằng mũi trở nên khó khăn, phải dùng miệng để thở. Tùy vào mức độ bệnh, bệnh nhân có thể ngạt mũi nhẹ hoặc vừa, chỉ diễn ra từng cơn hay liên tục. Tình trạng này thường đi kèm với ngửi kém. Một số triệu chứng khác có thể gặp: Ho: ho có thể do một nhiễm trùng đường hô hấp đi kèm hoặc là nguyên nhân của viêm xoang: cũng có thể ho là hậu quả do dịch nhầy chảy từ xoang xuống kích thích họng, làm bệnh nhân ngứa họng và muốn ho. Trong trường hợp thứ hai, người bệnh thường ho khan. Sốt: thể hiện phản ứng của cơ thể trước tình trạng viêm nhiễm. Bệnh nhân thường chỉ sốt nhẹ thành từng cơn, song ở trẻ em có thể gặp sốt cao, kéo dài gây nguy hiểm. Đau tai: do tai giữa thông với họng qua ống vòi tai, dịch nhầy, vi khuẩn có thể xâm nhập qua ống đó gây nên đau tai, thậm chí viêm tai giữa. Hơi thở hôi. Mệt mỏi, khó chịu. Buồn nôn. Nếu bạn có các triệu chứng nhẹ, hãy thử tự chăm sóc. Bạn nên đến gặp bác sỹ khi có một trong các dấu hiệu sau:- Các triệu chứng không cải thiện trong vài ngày hoặc trở nên nặng hơn khi bạn tự chăm sóc.
- Sốt cao, trên 38,1 o C.
- Bạn đã từng có đợt viêm xoang trước đây hoặc bệnh đã kéo dài thành mạn tính.
- Đau hoặc sưng quanh mắt.
- Trán bị sưng.
- Đau, cứng cổ.
- Đau đầu dữ dội.
- Nhìn đôi, thay đổi tầm nhìn.
- Lẫn lộn.
- Khó thở
Chăm sóc tại nhà khi viêm xoang
Bạn có thể tự chăm sóc tại nhà với các biện pháp đơn giản dưới đây: Rửa mũi: bạn nên rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để làm loãng chất nhầy, đồng thời loại bỏ các chất bẩn, bụi bặm có trong mũi, nhất là sau khi tiếp xúc với lạnh, bụi. Khói, hóa chất. Xông hơi: thử xông hơi với các loại lá có chứa tinh dầu như: bạc hà, lá bưởi, chanh,... bằng cách trùm một chiếc khăn tắm lớn lên đầu, cúi mặt xuống bát nước nóng chứa các loại lá trên, hít hơi nóng bốc lên. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ khó chịu, giảm nhẹ các triệu chứng. Bạn cũng có thể đun nhiều nước lá để tắm. Uống nhiều nước: giúp làm loãng chất chầy, khiến cho việc tống chúng ra ngoài trở nên dễ dàng hơn. Xì mũi: nếu dịch mũi chảy ra phía trước, bạn có thể xì chúng ra nhưng có một lưu ý nhỏ: xì từng bên một thay vì xì hai bên cùng một lúc. Việc làm cả hai bên cùng một lúc không những không hiệu quả mà còn có thể khiến bạn thêm khó chịu, tình trạng đau nhức nặng thêm. Tập thể dục thường xuyên: nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng khi tập thể dục, luồng không khí đi qua khu vực mũi xoang của bạn sẽ tăng lên, góp phần làm giảm tình trạng ứ đọng dịch trong xoang. Ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng. Bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn của mình các thức ăn có chứa nhiều vitamin C: cam, chanh, bưởi, cà rốt,..., thực phẩm chứa chất kháng sinh tự nhiên: gừng, tỏi,... để có thể nhanh chóng đẩy lui bệnh hơn. Viêm xoang cấp không khó để điều trị, nhất là trong các trường hợp nhẹ. Tuy vậy, bạn không nên chủ quan, khi bệnh không thuyên giảm hay trở nên nặng hơn, kéo dài, bạn cần đến gặp bác sỹ để được can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.Xoangbachphuc.vn