Triệu chứng viêm xoang ở trẻ em

Chứng viêm xoang ở trẻ em
Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, ở trẻ nhỏ viêm xoang được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Xoang là các khoang rỗng trong xương mặt, ở người trưởng thành, có 5 đôi xoang gồm: xoang trán, xoang hàm, xoang sàng trước và sau, xoang bướm. Ở trẻ em, cấu trúc xoang chưa phát triển đầy đủ. Khi mới ra đời, các bé đã có xoang sàng, đến 4 – 5 tuổi xoang hàm bắt đầu xuất hiện. Lớn hơn một chút, xoang trán và xoang bướm hình thành và hệ thống này sẽ hoàn thiện dần cho tới khi 20 tuổi. Do còn nhỏ tuổi, xương chưa phát triển hết nên các xoang của trẻ cũng còn nhỏ, có khi chỉ là một rãnh hằn lên bề mặt xương. Vì vậy, khi có yếu tố tác động, niêm mạc các xoang rất dễ bị sưng, phù nề, cản trở việc thoát dịch, dẫn tới các triệu chứng của viêm xoang . Nguyên nhân dẫn tới viêm xoang ở trẻ thường do nhiễm trùng: các vi khuẩn, virus ở các bộ phận khác của đường hô hấp như: mũi, họng, phế quản,... ngược dòng đi lên. Vì vậy, khi bé của bạn bị viêm họng, viêm mũi,... tái đi tái lại thì bạn nên lưu ý, có thể đó là dấu hiệu bé bị viêm xoang rồi đấy. Bạn cũng nên lưu tâm tới tình trạng dị ứng của bé, khi dị ứng, các niêm mạc sung huyết, tăng xuất tiết cũng có thể khiến trẻ bị viêm xoang . Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc hay chữa viêm xoangBiểu hiện viêm xoang ở trẻ
Làm thế nào các mẹ có thể tự nhận biết được bệnh viêm xoang của bé? Phân biệt viêm xoang với các bệnh đường hô hấp khác để có cách xử trí phù hợp? Các mẹ có thể lưu tâm tới các biểu hiện sau của bé:- Các đợt viêm mũi họng của bé thường chỉ từ 5 – 7 ngày là hết, đợt này các triệu chứng vẫn còn kéo dài, có thể tới 10 -14 ngày, mặc dù thậm chí mẹ đã dùng thuốc cho bé.
- Bé có các dấu hiệu viêm đường hô hấp kèm theo sốt liên tục trong 4 ngày.
- Sổ mũi đục, có màu xanh hoặc vàng, có thể có mùi hôi.
- Khi mũi chảy xuống họng phía sau khiến bé bị ngứa, đau họng, có thể ho, khạc đờm, thở khò khè, thậm chí buồn nôn, nôn trớ. Các biểu hiện này có thể nặng hơn về ban đêm, khiến trẻ mất ngủ, quấy khóc.
- Nếu còn bú sữa mẹ, bé không bú được dài hơi so với khi còn khỏe do mũi bé bị tắc.
- Đối với trẻ lớn hơn, trẻ có thể hay kêu ca rằng mình bị đau đầu, nặng mặt, dễ buồn ngủ.
- Trong đợt viêm xoang cấp, trẻ có thể bị sưng nề xung quanh mắt, ấn đau.
- Nếu mẹ quan sát miệng họng bé có thể thấy có dịch mủ vàng xanh bám ở thành phía sau của họng, amidan có thể sưng đỏ.
Chăm sóc bé khi bé mắc viêm xoang
Để biết chính xác bé có bị viêm xoang hay không, các mẹ nên đưa bé tới gặp bác sỹ, không tự ý điều trị tại nhà. Điều này có thể khiến bệnh không khỏi, thậm chí nặng thêm lên. Mẹ nhớ cho bé dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ, không tự ý ngừng thuốc khi các dấu hiệu đã đỡ. Một số bé có thể bị nặng hơn trong những ngày đầu mới dùng thuốc, đó có thể là phản ứng của cơ thể với thuốc nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh của trẻ nặng hơn. Do vậy, mẹ nên liên hệ với bác sỹ để được tư vấn. Bên cạnh việc dùng thuốc, mẹ có thể rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, vừa hòa loãng chất nhầy vừa lấy được cặn bẩn trong mũi bé.
Xoangbachphuc.vn