Viêm mũi dị ứng là gì
Theo thống kê có khoảng 10 - 15% dân số (tương đương 10 triệu người) bị viêm mũi dị ứng. Trong đó, tỉ lệ người mắc bệnh tại Hà Nội và TP. HCM đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây, bởi Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới, những bệnh như viêm mũi có xu hướng ngày càng tăng. Vậy bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Các bạn đã thự sự hiểu về nó chưa? Dưới đây là những thông tin tin cậy về bệnh viêm mũi dị ứng.
Những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp như: môi trường bị ô nhiễm, liên tục tiếp xúc với khói bụi, lông, tơ, thời tiết thay đổi, nhiệt độ ẩm thấp, hoặc do bị mắc một số bệnh về đường hô hấp có liên quan đến vùng tai mũi họng. Đây là một dạng phản ứng của cơ thể chống lại dị nguyên này.
Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng
Dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại kháng nguyên lạ gây dị ứng. Viêm mũi dị ứng do các hiện tượng dị ứng (nhất là người có cơ địa dị ứng) gây ra. Khi cơ thể bị kháng nguyên lạ tấn công sẽ sinh ra kháng thể để chống lại. Những lần sau, khi kháng nguyên tấn công sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt của kháng thể dẫn đến những rối loạn dị ứng.
Khi bạn hít phải dị nguyên, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh ra histamine – một chất hóa học tự nhiên để bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng và gây ra viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng chỉ là biểu hiện tại chỗ của bệnh dị ứng.
Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng như:
- Khói bụi,
- Phấn hoa,
- Các hóa chất,
- Bụi từ sợi bông , vải, sợi, lông (chó, mèo, gia cầm), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt...),
- Khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy),
- Một số thực phẩm (tôm, cua, ốc...),
- Một số dược phẩm (aspirin, kháng sinh) hoặc do thời tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt).
- Do niêm mạc họng bị kích thích gây ra viêm kèm theo nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn gây bệnh cơ hội hay gặp là S. pneumoniae, H. influenzae, cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu).
Những loại dị ứng này tạo ra lớp nhầy niêm mạc của hệ thống hô hấp như mũi, họng, xoang... gây hiện tượng ngứa, hắt hơi. Hắt hơi là phản xạ nhanh của cơ thể nhằm tống vật lạ ra khỏi niêm mạc.
Biện pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Cẩn đoán qua triệu chứng:
Bác sĩ cần hỏi bạn về các triệu chứng bạn gặp phải để xác định bạn thuộc loại dị ứng theo mùa hay dị ứng quan năm
Xét nghiệm:
Xét nghiệm da bằng cách bôi một số chất lên da, nếu da bạn xuất hiện những đốm đỏ, bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân bạn bị dị ứng.
Xét nghiệm máu:
Biện pháp xét nghiệm máu hay còn gọi là thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (Radioallergosorbent test – RAST). Bạn sẽ được kiểm tra lượng kháng thể miễn dịch Ig E để xác định dạng dị ứng cụ thể trong máu, RAST có thể đo được mức độ ảnh hưởng của chất gây dị ứng.
Điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Các loại thuốc
Một số loại thuốc thường dùng để giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng:
Thuốc kháng histamine:
Loại thuốc này có tác dụng ngăn việc sản sinh histamine. Thuốc kháng histamine có thể dạng uống hoặc ở dạng xịt mũi.
Dung dịch phun chống nghẹt mũi:
Thuốc xịt này có tác dụng giảm triệu chứng nghẹt mũi của bạn, nhưng hãy chú ý không dùng quá 3 ngày;
Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid:
Tác dụng của thuốc xịt này rất có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng.
Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để điều trị viêm mũi dị ứng.
Thuốc tiêm chống dị ứng
Khi bạn bị viêm mũi dị ứng quá nặng, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiêm thuốc chống dị ứng (liệu pháp miễn dịch). Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng tiêm thuốc chống dị ứng đến khi nào triệu chứng của bệnh được kiểm soát.
Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT)
Phương pháp này sử dụng thuốc đặt dưới lưới, tuy nhiên nó có thể có tác dụng phụ như: ngứa miệng, tai, và rát họng
Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Ngoài ra có thể sử dụng những bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ dân gian mà không lo gây tác dụng phụ, có thể dùng được trong khoảng thời gian dài không lo mệt mỏi, an toàn.
Chế độ sinh hoạt, phòng ngừa
- Vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt).
- Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào hạn chế và tránh xa khói thuốc đọc hại
- Không nên ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc).
- Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường), đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường.
- Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng
- Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm.
Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính đưa đến viêm họng, phế quản dị ứng, hen suyễn. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc để điều trị.
Xem thêm: Cách chữa viêm mũi dị ứng