Viêm mũi dị ứng nếu không chữa trị các triệu chứng kịp thời hoặc không phòng bệnh hợp lý sẽ dẫn tới viêm mũi kéo dài, có thể trở thành viêm mũi dị ứng mạn tính. Bệnh diễn ra quanh năm, năm này qua năm khác khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong đời sống thường ngày.
1. Viêm mũi dị ứng mạn tính là gì?
Viêm mũi dị ứng mạn tính là biểu hiện các triệu chứng viêm mũi kéo dài. Định nghĩa các bác sĩ sử dụng cho viêm mũi mạn tính là triệu chứng viêm mũi xuất hiện trong một giờ hoặc nhiều hơn ở hầu hết các ngày trong năm. Tuy nhiên, trong thực tế có sự thay đổi lớn. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng xuất hiện ở một khoảng thời gian nhất định trong ngày, kéo dài nhiều ngày. Trong một số trường hợp, các triệu chứng xuất hiện rồi biến mất.
Mức độ nghiêm trọng của viêm mũi dị ứng mạn tính có thể khác nhau. Một số người có dị ứng mũi nhẹ mà từ khi có bệnh đến khi hết ít gây rắc rối. Mặt khác, một số người rất mệt mỏi bởi thông thường, các triệu chứng xuất hiện hàng ngày. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập, cuộc sống và đời sống xã hội.
2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mạn tính
Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mũi mạn tính là bị dị ứng với bọ ve trong bụi nhà. Tuy nhiên, dị ứng với vật nuôi hoặc động vật khác cũng phổ biến. Bọ ve trong bụi nhà là một sinh vật nhỏ bé hiện diện trong mỗi gia đình. Nó chủ yếu sống trong phòng ngủ, nệm, gối và thảm. Nó thường không gây hại nhưng một số người bị dị ứng với các chất thải của bọ ve. Bọ ve trong bụi nhà có mặt quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Mảnh da chết, lông nước tiểu và nước bọt của vật nuôi như mèo, chó, ngựa, chuột đồng, chuột lang,… cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng ở một số người.
Tác nhân gây dị ứng khác ít phổ biến hơn. Dị ứng trong công việc đôi khi cũng xảy ra. Ví dụ, dị ứng do động vật thí nghiệm, cao su, để bột hay bụi gỗ, hoặc các hóa chất khác. Nếu các triệu chứng giảm bớt vào cuối tuần hoặc ngày lễ thì có thể nghĩ tới dị ứng do công việc.
Bệnh sốt mùa hè (do dị ứng với phấn hoa) là một dạng khác của viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bệnh sốt mùa hè có xu hướng theo mùa và không kéo dài bởi vì nó xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể mỗi năm. Ví dụ, mùa phấn hoa cỏ trong thời gian cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Các triệu chứng của dị ứng ở mũi là do hệ miễn dịch phản ứng với các chất gây dị ứng (như phân phấn hoa hay bụi nhà). Các tế bào trong niêm mạc mũi sẽ phản ứng viêm, sưng, chảy nước mũi… khi họ tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
3. Ai dễ mắc viêm mũi dị ứng mạn tính?
Viêm mũi dị ứng mạn tính khá phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên người lớn thường mắc nhiều hơn trẻ em. Bệnh ngày càng trở nên phổ biến ở người lớn tuổi. Nhiều người bị viêm mũi kéo dài cho biết họ bị cảm lạnh dai dẳng. Tuy nhiên, cảm lạnh là do nhiễm virus và thường chỉ kéo dài một tuần hoặc lâu hơn. Viêm mũi mạn tính không phải do nhiễm trùng.
Bạn cũng có nhiều khả năng mắc viêm mũi dị ứng mạn tính nếu bạn đã có bệnh hen suyễn hoặc eczema. Tương tự, nếu bạn mắc viêm mũi dị ứng, bạn có nhiều khả năng phát triển bệnh chàm hoặc hen suyễn vì các bệnh này có liên quan tới nhau. Viêm mũi dị ứng mạn tính cũng có thể là do di truyền.
4. Cách thông thường để điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính
Việc điều trị viêm mũi dị ứng mạn tính cũng giống như điều trị viêm mũi dị ứng nói chung. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng cho viêm mũi dị ứng là tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng, thuốc xịt mũi kháng histamin, thuốc kháng histamin và thuốc xịt mũi steroid. Trên đây là các đề xuất về thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, tuy nhiên với mỗi thể trạng khác nhau có tiên lượng thuốc điều trị khác nhau, đề nghị uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng
Nếu bạn có viêm mũi dị ứng mạn tính, việc tránh các nguyên nhân gây ra dị ứng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, để chữa trị dứt điểm cũng cần phối hợp với các biện pháp khác.
Thuốc xịt mũi kháng histamin
Việc sử dụng thuốc xịt mũi kháng histamin có thể nhanh chóng giảm ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi (trong vòng 15 phút hoặc lâu hơn). Thuốc kháng histamin hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của histamin - một trong những hóa chất liên quan đến phản ứng dị ứng. Thuốc này có thể được sử dụng theo yêu cầu nếu bạn có các triệu chứng nhẹ.
Thuốc kháng histamin (hoặc thuốc uống)
Thuốc kháng histamine dùng bằng đường uống (viên nén hoặc chất lỏng) là một sự thay thế. Thuốc dễ dàng đẩy lùi hầu hết các triệu chứng nhưng có thể khó làm giảm nghẹt mũi. Thuốc kháng histamin dùng bằng đường uống là phú hợp nếu bạn có triệu chứng mũi và triệu chứng mắt. Loại thuốc này thường dùng cho trẻ nhỏ thay vì xịt mũi. Tác dụng của thuốc thường kéo dài trong vòng một giờ. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nếu các triệu chứng nhẹ.
Có một số nhãn hiệu thuốc kháng histamin mà bạn có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc cần được kê đơn. Thương hiệu cũ như chlorphenamine có tác dụng tốt nhưng dễ gây buồn ngủ, vì vậy không nên sử dụng nếu bạn đang lái xe hay vận hành máy móc. Một số loại thuốc mới ít gây buồn ngủ như acrivastine và bilastine. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc an toàn bạn cần hỏi bác sỹ, dược sĩ để được tư vấn.
Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên tránh sử dụng loại thuốc này. Điều trị bằng thuốc xịt mũi chứa steroid thường là liệu pháp thay thế. Bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Xem chi tiết hơn: Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?
5. Bệnh này cần điều trị trong bao lâu?
Viêm mũi dị ứng mạn tính thường cần điều trị thường xuyên để ngăn ngừa các triệu chứng. Tuy nhiên, theo thời gian triệu chứng có thể giảm bớt và thậm chí hết hoàn toàn trong một số trường hợp. Việc điều trị chỉ nên kéo dài lâu nhất là sáu tháng sau đó nên dừng lại để xem xét nếu triệu chứng không trở lại thì không cần điều trị. Việc điều trị có thể được bắt đầu lại nếu các triệu chứng xuất hiện.
Tất nhiên, nếu bạn bị viêm mũi dị ứng mạn tính, nếu loại bỏ nguồn gốc của dị ứng, các triệu chứng của bạn giảm và dừng lại thì bạn có thể không cần điều trị.
6. Làm sao để phòng viêm mũi dị ứng mạn tính?
- Chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao
- Khi có biểu hiện viêm mũi dị ứng cần điều trị ngay để tránh kéo dài
- Tránh các tác nhân gây dị ứng
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm ướt
Khi có bất kỳ triệu chứng nào của viêm mũi dị ứng bạn nên chữa trị một cách sớm nhất để tránh chuyển thành viêm mũi mạn tính bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Kinh giới tuệ ngăn ngừa Viêm xoang mũi dị ứng tái phát
Xoang Bách Phục- Giảm dị ứng, bớt viêm xoang