Viêm xoang sàng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Viêm xoang sàng là gì?
Xương sàng có vị trí nằm giữa hai mắt, nằm dưới trán và ở phía trên hốc mũi. Bên trong xương sàng có 4 hang rỗng thông với nhau chính là xoang sàng. Khi các xoang này bị nhiễm trùng sẽ tạo thành chứng viêm xoang sàng. Thời gian điều trị viêm xoang sàng kéo dài lâu hơn do với các bệnh viêm xoang kahcs. Người bệnh thường có các biểu hiện như nhức đầu âm ỉ ở sau gáy hay đỉnh đầu. Mủ thường có mùi hôi, không đi theo đường mũi mà dính ở vòng họng nên người bệnh thường cảm thấy vướng, khó chịu ở vùng cổ họng, kèm theo đó là các triệu chứng như ho, đau rát họng, có thể gây mờ mắt, giảm thị lực, viêm thanh quản hoặc viêm khí, viêm phế quản mạn tính đối với người cao tuổi.Xem thêm: Bệnh viêm xoangCó 3 dạng của viêm xoang sàng: Viêm xoang sàng trước: Viêm xoang sàng trước có biểu hiện ứ đọng các chất dịch nhầy ở mũi. Khó xì ra được, đôi khi phải khịt mũi mạnh rồi khạc ra. Ở thể nặng, bệnh nhân viêm xoang sàng trước sẽ có cảm giác đau nhức vùng gốc mũi (vị trí giao giữa 2 hốc mắt). Viêm xoang sàng sau: Viêm xoang sàng sau khiến cho các chất dịch nhầy lại vướng ở vòm họng. Người bệnh phải thường xuyên khạc nhổ để loại bỏ chúng. Khi bệnh nặng, viêm xoang sàng sau sẽ gây đau nhức lên vùng đỉnh đầu. Do đó ảnh hưởng xấu đến thần kinh thị giác. Gây suy giảm thị lực của người bệnh. Viêm xoang sàng hai bên: Viêm xoang sàng hai bên là tình trạng các xoang không được lưu thông thường xuyên, dẫn đến nước mũi chảy và nghẹt mũi. Hiện tượng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường.
Nguyên nhân của viêm xoang sàng
- Do vi khuẩn tấn công đường hô hấp
- Do môi trường ô nhiễm: khói bụi, hóa chất...
- Do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể chưa thích nghi kịp
- Do thuốc lá.
- Do cơ địa suy giảm, sức đề kháng kém dễ lây bệnh và sự tấn cong của vi khuẩn
- Do cấu trúc các hốc xoang
Dấu hiệu viêm xoang sàng thường gặp
Đau nhức đầu
Viêm xoang sàng sau người bệnh thường cảm thấy bị đau nhức hai bên thái dương, đau âm ỉ ở vùng sau gáy hoặc vùng đỉnh đầu. Nguyên nhan là do lỗ xoang sau thông với mũi, khi dịch nhầy đặc tắc nghẽn gây đau nhức. Dịch này không chảy ra đường mũi mà chảy xuống họng khiến người bệnh phải khạc nhổ gây vướng víu và khó chịu ở cổ họng Viêm xoang sàng nguy hiểm và có các dấu hiệu nặng hơn viêm mũi. Nhiều người có một số dấu hiệu này chỉ đơn thuần nghĩ mình đã mắc viêm mũi dị ứng theo mùa mà không hề đề phòng với căn bệnh viêm xoang này.Ho, viêm họng mãn tính
Người bệnh thường xuyên bị ho, cổ họng ngứa rát, khạc đờm nhiều, cổ họng bị viêm, nề đỏ thậm chí là viêm thanh quản. Ho khá nhiều đặc biệt là ho dài về đêm, khó thở thường xảy ra nhiều ở trẻ em.Người bệnh có thể bị ho khá nhiều đặc biệt về đêm
Nguyên nhân là do khi viêm xoang sàng, các mủ xonag không chảy ra mũi mà chạy thẳng xuống họng và đọng lại ở thành họng gây nên tình trạng nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, việc khạc nhổ và khịt mũi gây nên đau rát và sưng đỏ.Mắt mờ
Là một trong những dấu hiệu thường thấy ở người viêm xoang sàng. Người bệnh thường bị mờ, nhòe từng lúc nhưng cũng bị thường xuyên gây giảm thị lực. Các trường hợp viêm xoang sàng nạng gây mất sức nhìn có thể giải phẫu để cải thiện tình trạng. Ngoài các dấu hiệu trên, người bệnh còn có thể thường xuyên bị nóng sốt, cảm giác khó chịu... Xem thêm: Các phương pháp điều trị viêm xoang Các triệu chứng của viêm xoang thường gặpChảy dịch mũi
Khi bắt đầu phát bệnh, dịch mũi có thể trong suốt. Song khi ở mức độ nặng, trong chất dịch này sẽ kèm theo mủ trắng hoặc xanh. Chúng có đặc điểm nhầy, đặc và có mùi hôi tanh rất khó ngửi. Ngoài chảy ra mũi, các chất dịch này còn chảy xuống cổ họng, tạo thành đờm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa và vướng víu trong cổ họng.Tắc, ngạt mũi
Biểu hiện này là hệ quả của tình trạng chảy dịch từ các hốc xoang ra mũi. Khi đó chúng làm tắc nghẽn các lỗ thông xoang. Hậu quả là làm cho bệnh nhân ngạt mũi khó thở. Có trường hợp ngạt mũi một bên nhưng cũng có những người ngạt mũi cả hai bên lỗ mũi. Biểu hiện này thể hiện rõ rệt nhất là khi bệnh nhân nằm.Các triệu chứng khác
Ngoài những biểu hiện đặc trưng trên, người bệnh viêm xoang sàng còn có thể gặp phải những triệu chứng như: Đau họng, sốt, hôi miệng, đau rát cổ họng … Vì vậy mọi người cần đặc biệt lưu ý để sớm phát hiện ra bệnh. Kịp thời chữa trị, tránh để bệnh có cơ hội biến chứng.Viêm xoang sàng có nguy hiểm không?
Viêm xoang sàng hay bất cứ loại viêm xoang nào nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng khá nguy hiểm:Biến chứng ở mắt
Do vị trí và cấu trúc mắt ở gần các xoang nên những viêm nhiễm từ mũi xoang gây hại tới mắt như viêm mí, viêm nề ổ mắt... Người bệnh có các dấu hiệu như sổ mũi, nhức đầu, rất dễ gây nên tình trạng sưng mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhẵn cầu, đau nhức mắt...Biến chứng về đường hô hấp
Mũi ở cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, khi mũi bị viêm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thông hô hấp phía sau. Các triệu chứng nghẹt mũi, tắc mũi, tắc một bên mũi hoặc hai bên mũi làm người bệnh khó thở, phải thở bằng đường miệng khiến không khí đi qua mũi không thể được làm ấm, làm sạch. Do chảy dịch nước mũi, dịch mủ trực tiếp xuống họng hoặc ở đối tượng trẻ em không biết cách xì mũi thường khịt mũi, hít mũi mủ xuống họng dễ gây viêm họng. Khi người bệnh có các triệu chứng như giọng nói khan, người nhanh mệt mỏi, mất tiếng lạc tiếng, ho có đờm...người bệnh có thể bị viêm thanh quản mãn tính. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị các bệnh ở phía dưới đường hô hấp.Biến chứng viêm tắc tĩnh mạch hang
Nguyên nhân có thể do viêm xoang bướm hay viêm tấy ổ mắt gây ra. Các triệu chứng bệnh xuất hiện ồ ạt như sốt cao, rét run kéo theo các triệu chứng như nhức đầu, nhãn cầu lồi... Bệnh thường lan ra hai mắt rất nhanh và có tỉ lệ tử vong cao.Trẻ em dễ mắc viêm xoang sàng vì sao?
- Trẻ em nhỏ, sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ chưa thích nghi kịp nhất là khi trẻ sống trong môi trường ô nhiễm. Ngày nay số trẻ em mắc viêm xoang sàng ngày càng gia tăng.
- Đặc biệt, bệnh xoang (xoang hàm, xoang sàng) thường hay gặp do biến chứng của viêm đường hô hấp, nhất là ở trẻ dưới 6 tuổi.
- Trẻ dưới 4 ttuooirchir mắc viêm xoang sàng bởi xoang sàng nằm giữa hai hố mắt là xoang đầu tiên hình thành khi trẻ vừa mới sinh ra. Và phải đến 4 tuổi trở lên, các xoang khác (xoang hàm, xoang trán, xoang bướm) mới lần lượt được hình thành.
- Viêm xoang sàng ngày càng gặp nhiều ở trẻ em do đây là độ tuổi chưa nhiều khả năng miễn dịch cộng với môi trường ô nhiễm. Khi bị tấn công bởi vi sinh vật, virus hay vi khuẩn hoặc khi thay đổi thời tiết, trẻ rất dễ mắc phải các các đợt viêm mũi họng cấp và từ đó bội nhiễm vi khuẩn và trở thành viêm xoang.
Cách điều trị bệnh viêm xoang sàng
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Đối với tình trạng viêm xoang sàng nhẹ bạn có thể tự điều trị tại nhà với các phương pháp dân gian sau- Xông mũi: sử dụng một tô nước nóng đang bốc hơi sau đó xông mũi cho khoang mũi được lưu thông. Bạn nên sử dụng phương pháp này thường xuyên và đều đặn sẽ giúp giảm cơn đau.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: với phương pháp này bạn sẽ cảm thấy dễ chịu giúp loại bỏ vi khuẩn nhẹ nhàng và thông mũi tốt hơn.
Điều trị bằng sử dụng kháng sinh
Điều trị theo tây y, người bệnh sử dụng một số loại kháng sinh nếu bệnh mới ở giai đoạn đầu. Với các trường hợp nặng, ngoài kháng sinh người bệnh còn sử dụng thêm một số thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khác theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có thể sử dụng thêm một số thuốc làm loãng dịch tiết để cải thiện triệu chứng của bệnh. Đối với viêm xoang sàng nặng bạn nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ và cần được điều trị dài ngày để có thể trị bệnh triệt để. Đây là bệnh khó chữa vì vậy khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu của bệnh cần tới ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị cụ thể.Điều trị bằng Đông y
Theo Đông y, từ lâu trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa viêm xoang sàng từ các nguyên liệu tự nhiên từ tỏi, gừng, hoàng bá, hoa ngũ sắc...Mỗi nguyên liệu có công dụng và cách sử dụng khác nhau nhưng đều có công dụng trị viêm xoang hiệu quả. Người bệnh có thể dùng thêm các phương pháp như xông lá hay chườm nóng để giảm đau.Nên xem: Cách chữa bệnh viêm xoang