Viêm xoang

Những sai lầm trong điều trị viêm xoang mũi

Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với môi trường nhiều khói, bụi ô nhiễm hiện nay, làm cho tỷ lệ người bệnh đường hô hấp ngày càng có xu hướng gia tăng điển hình là các bệnh viêm xoang mũi. Một phần là do người bệnh chủ quan và điều trị sai cách khiến bệnh mãi không khỏi. Vậy những sai lầm điển hình trong điều trị bệnh viêm xoang mũi là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tư vấn của PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương. 1. Hiện nay không ít bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang mũi dị ứng luôn xem nhóm thuốc kháng histamine, thuốc xịt co mạch là “cứu cánh” trong điều trị bệnh, liệu đây có phải là phương pháp điều trị đúng không thưa PGS. Dinh? PGS. Dinh: Các bạn thân mến, việc sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc xịt co mạch, chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng ban đầu mà không điều trị được nguyên nhân gốc rễ. Đặc biệt là không sử dụng trong thời gian dài vì sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Khi cơ thể dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng ra histamin, gây phát ban, đỏ da, phù nề, khó thở, ngứa, ho… Với viêm xoang, histamin sẽ gây hắt hơi, số mũi… Khi đó, sử dụng thuốc kháng histamin giúp điều trị triệu chứng. Nhóm thuốc kháng histamin chỉ có tác dụng với người bệnh viêm xoang có cơ địa dị ứng (dễ hắt hơi, sổ mũi khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo…). Tuy nhiên, thuốc không điều trị được nguyên nhân, nên không chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu lạm dụng dài ngày, nhóm thuốc histamin còn gây tác dụng phụ như tăng huyết áp, ức chế hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân chậm chạp, lơ mơ… Khi nghẹt mũi, không ít bệnh nhân vội vàng dùng các nhóm thuốc xịt co mạch tại chỗ chứa xylometazolin để giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài trên 7 ngày mỗi đợt và lặp lại liên tục trong thời gian dài, mạch máu tại niêm mạc mũi xoang ngày càng giãn, dần mất chứng năng sinh lý tự nhiên, lâu dần dẫn đến xung huyết hoặc bội nhiễm niêm mạc. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên giám đốc bệnh viện tai mũi họng trung ương 2. Có nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang mũi lại lựa những sản phẩm đông y gia truyền không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vậy việc sử dụng này có tiềm ẩn những nguy hại gì thưa PGS. Dinh? PGS. Dinh: Như chúng ta đã biết, sử dụng các sản phẩm dông dược có tác dụng khá chậm, thậm chí nhiều bài thuốc không có tác dụng thực sự, song lợi dụng tâm lý người bệnh vừa muốn nhanh khỏi bệnh, vừa muốn dùng đông y có nguồn gốc tự nhiên không độc hại, một số cá nhân vì hám lợi đã trộn thêm các chất tân dược vào để tạo thành thuốc đông y gia truyền mà không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ . Do corticoid có rất nhiều tác dụng, lại hiệu quả nhanh chóng, nên thường được lựa chọn cho vào thuốc đông y gia truyền. Trong khi đó, bất kỳ loại hóa chất nào cũng đều gây ra các tác dụng phụ và khi dùng phải có liều lượng và thời gian nhất định. Thời gian qua, rất nhiều bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị biến chứng khi lạm dụng corticoid hoặc dùng phải thuốc Đông y trộn chất này, nhẹ thì bị phù thận, suy thận, loãng xương, đau dạ dày, nặng thì xuất huyết tiêu hóa, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc xử lý đối tượng kinh doanh thuốc Đông y không đảm bảo chất lượng, không có địa điểm kinh doanh rõ ràng vốn đã khó, nên với cá nhân bán “thuốc gia truyền” qua mạng còn phức tạp hơn nhiều. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe bản thân, người bệnh cần tránh mua những thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nên tin vào  những loại thuốc được quảng cáo tác dụng siêu tốc, khỏi bệnh tức thì, khi có bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ… PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Tư vấn điều trị bệnh viêm xoang mũi 3. Vậy thưa PGS. Dinh hướng điều trị đúng giúp phòng ngừa tái phát bệnh viêm xoang là gì ạ? Người bị viêm xoang nên đi khám bác sĩ chuyên khoa và điều trị theo đơn của bác sĩ, không tự mua thuốc kháng sinh để điều trị. Việc tuân thủ liệu trình giúp lượng thuốc duy trì ổn định được nồng độ tối thiểu trong huyết tương, đảm bảo hiệu quả chữa bệnh. Nếu nồng độ thuốc trong máu dưới ngưỡng có tác dụng, do sử dụng chưa đủ liều hoặc chưa đủ thời gian, sẽ khiến bệnh không được điều trị triệt để, dễ tái phát trở lại. Dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường. Vệ sinh họng, miệng hàng ngày bằng cách đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát. Đối với bệnh nhân mắc viêm xoang mũi dị ứng thì điều quan trọng nhất là phải cải thiện cơ địa dị ứng bằng phương pháp giảm mẫn cảm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hàn quốc thì kinh giới tuệ có khả năng giảm mẫn cảm rất tốt. Chúng ta có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược tự nhiên có sự kết hợp của kinh giới tuệ, kim ngân hoa, hoắc hương, cao mật lợn,.. có tác dụng đào thải hết dịch mủ ra ngoài, phục hồi lại chức năng dẫn lưu không khí bình thường của xoang mũi, giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang mũi, ngăn ngừa bệnh tái phát. Quá trình giảm mẫn cảm là quá trình lâu dài cần kiên trì dùng 3-6 tháng. Tìm mua sản phẩm viêm xoang mũi có Kinh giới tuệ Tại Đây

Bị viêm xoang mũi phải làm gì?

Chào bác sĩ, tôi bị viêm xoang mũi đã nhiều năm, cũng đã khám chữa ở nhiều nơi, các bệnh viện lớn chuyên khoa tai mũi họng nhưng bệnh hết một thời gian lại tái phát lại. Cứ như vậy làm tôi rất mệt mỏi và khó chịu. Xin bác sĩ cho tôi hỏi, bị viêm xoang mũi phải làm sao để chấm dứt các triệu chứng của bệnh, không cho bệnh tái phát? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! Nguyễn Thị Hanh, 47 tuổi Chào bạn Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới các chuyên gia tư vấn xoangbachphuc.vn. Bạn đã đi khám và được kết luận bị viêm xoang mũi. Để giải đáp băn khoăn của bạn, chuyên gia xoangbachphuc.vn xin được giải đáp như sau: Bệnh viêm xoang mũi  xảy ra khi các xoang cạnh mũi có hiện tượng bị viêm, phần lớn là do nhiễm trùng. Viêm xoang được chia làm 2 loại là viêm xoang mạn và viêm xoang cấp. Trong đó viêm xoang cấp thường gặp theo thứ tự là: viêm xoang hàm, viêm xoang sàng, viêm xoang trán, viêm xoang bướm, cũng có thể là viêm nhiều xoang cùng một lúc. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang mũi Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang mũi, nhưng dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể: Bạn mắc viêm mũi dị ứng hay sau khi nhiễm siêu vi cúm, sởi…bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo, lệch vách ngăn. Có những trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng hay nhiễm trùng răng hàm trên. Cơ địa bạn bản thân bị dị ứng một chất nào đó, thường là các loại hóa chất, nước hoa hay thức ăn đã biến chất, làm cho niêm mạc mũi bị phù, nên gây bít tắc lỗ thông xoang và gây nhiễm trùng. Sức đề kháng của cơ thể kem, không đủ sức chống lại các tác nguyên vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc của đường hô hấp, gây rối loạn hệ thần kinh thực vật. Hoặc do sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang. Mọi lý do cản trở luồng không khí đi vào và mang dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch ở trong xoang thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẹn. Gây ứ đọng chất nhầy cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cũng như một số loại nấm phát triển ở trong các xoang. Xem thêm: Nguyên nhân gây viêm xoang Dấu hiệu của viêm xoang mũi Đau nhức:  Mỗi vị trí viêm xoang sẽ có biểu hiện đau nhức khác nhau, cũng như múc độ của bệnh xoang mà triệu chứng đau, nhức khó chịu cũng khác nhau. Ví dụ như: Viêm xoang hàm :  gây đau nhức vùng má Viêm xoang trán :  gây đau nhức giữa hai lông mày, và thường có những cơn đau vào một khung giờ nhất định là 10g sáng Viêm xoang sàng trước : gây đau nhức ở giữa Viêm xoang sàng sau, xoang bướm : gây đau nhức sâu và thường là đau nhức vùng vai gáy. Nghẹt mũi: Nghẹt mũi là triệu chứng không thể quả qua của viêm xoang mũi, người bệnh tắc mũi, nghẹt mũi có thể 1 bên hoặc 2 bên mũi tùy theo viêm nhiễm và các yếu tố khác tác dộng đến. Điếc mũi: Hiện tượng điếc mũi xảy ra thường là do viêm nặng, gây phù nề, mùi không thể len đến các dây thần kinh khứu giác, nên có tình trạng điếc mũi Hiện tượng chảy dịch: Viêm xoang mũi thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí của xoang mà lượng dịch sẽ chảy phía mũi hoặc đi xuống cổ họng. Khi bị viêm các xoang trước thì dịch mũi sẽ chảy ra phía trước. Viêm các xoang ở sau thì dịch sẽ chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch sẽ làm cho người bệnh luôn phải khụt khịt mũi hay có cảm giác lờ đờ ở cổ họng và luôn muốn khạc nhổ. Xem chi tiết: Triệu chứng viêm xoang Bị viêm xoang mũi phải làm gì? Sử dụng thuốc khi bị viêm xoang mũi Khi đi khám bị viêm xoang mũi, hầu hết bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh: loratadine Acrivastin, Promethazin, Chlorpheniramin, Levocetirizine,… Những loại thuốc trên giúp giảm nhanh tình trạng chảy mũi, ngứa mũi do dị ứng Pseudoephedrin, Phenylpropanolamin Hai loại thuốc này giúp điều trị ngạt mũi, thuường dùng dưới dạng xịt, rất hiệu quả trong điều trị ngạt mũi, những cũng thường đi kèm với các tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, không dùng quá 7 ngày liên tiếp, tránh gây nhờn thuốc và tạo thành vòng luẩn khuẩn khiến bệnh không những không khỏi mà ngày càng nghiêm trọng hơn Massage mũi giúp giảm đau Massege mũi trị viêm xoang Theo tiến sĩ bác sĩ chuyên khoa Tai -Mũi – Họng Adam Smith giới thiệu đến người bệnh phương pháp massage không chỉ an toàn mà còn giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh, thực hiện thường xuyên, đều đặn hàng ngày, cơn đau nhức sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. Phương pháp massage được thực hiện như sau: Ngồi với tư thế tựa vào ghế, xoay đầu sang trái hoặc phải một góc khoảng 45 độ sao, dùng tay chà xát cơ này theo hướng từ trên xuống dưới từ 4 -5 lần rồi day ấn nhẹ tại vị trí góc hàm. Thực hiện động tác này ở cả hai bên cơ ức đòn chũm với mục đích giúp thư giãn các cơ ở phần đầu. Dùng đầu ngón tay trỏ và tay cái ấn vào khóe trong mắt rồi vuốt dọc xuống dưới về phía cánh mũi và day ấn nhẹ ở hai bên cánh mũi khoảng 20 giây. Tiếp đó người bệnh nên dùng tay vuốt dọc hai bên gò má để giúp giảm đau và thư giãn. Dùng hai ngón trỏ đặt lên giữa hai cung mày rồi day ấn nhẹ nhàng khoảng 20 giây, nên vuốt ngang 2 bên trán. Với thao tác này, mủ ở trên xoang trán sẽ được kích thích và di chuyển xuống dưới đáy xoang và thoát xuống mũi rồi ra ngoài. Bổ sung lượng nước vừa đủ Bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước tương đương với 6 – 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, ngoài ra nó còn giúp làm loãng dịch nhầy và giảm tình trạng nghẹt mũi, tắc mũi ở người bệnh Vệ sinh xoang mũi thường xuyên Vệ sinh được xem là yếu tố tiên quyết giúp trong vấn đề chăm sóc sức khỏe và cải thiện bệnh. Người bệnh chỉ cần dùng nước muối sinh lý có nồng độ natri clorua 0.9% để vệ sinh mũi mỗi ngày sẽ giúp làm loãng dịch nhầy. Nước muối sát trùng giúp loại bỏ bụi bẩn và ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển. Ngoài ra, nước muối sinh lý cũng khá nhẹ nên không gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. Tránh xa các tác nhân gây dị ứng Các tác nhân gây dị ứng  là nguyên nhân khiến bệnh của bạn ngày càng trầm trọng. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên tránh xa các tác nhân như nấm mốc, lông động vật, phấn hoa,… để giảm thiểu những biến chứng xấu có thể xảy ra. Đồng thời, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng sẽ giúp lớp niêm mạc xoang ổn định, giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Xông hơi mũi với nước nóng Xông hơi là phương pháp truyền thống mang lại kết quả khá hữu ích đối với người bệnh viêm xoang. Với phương pháp này, dịch nhầy sẽ tan chảy và thoát ra ngoài dễ dàng và lỗ thông xoang sẽ thông thoáng hơn. Sử dụng một chiếc bát nhỏ có chứa nước nóng và đặt trước mặt, hoặc tốt hơn có thể nhỏ 1 số loại tinh dầu, thảo dược: Khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, hoa oải hương. Sau đó, dùng khăn mềm trùm che kín đầu lại để hơi nước nóng tập trung trước mặt. Cách làm này không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng thông thường do bệnh viêm xoang gây ra mà còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.  Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể xông hơi cho xoang bằng cách tắm dưới vòi hoa sen. Xem tham khảo: Điều trị bệnh viêm xoang mũi Bài viết trên đã đem lại cho các bạn những thông tin về viêm xoang mũi, có cách nào cải thiện bệnh tình .Hi vọng những thông tin trên đã giúp bệnh nhân và mọi người thêm kiến thức nhận biết sớm bệnh viêm mũi dị ứng, và bệnh nhân có thể chủ động trong việc chữa trị và phòng tránh căn bệnh phiền toái này.  

Biểu hiện của bệnh viêm xoang mũi

Những ngày gần đây, thời tiết chuyển mùa khiến nhiều người dễ mắc bệnh viêm mũi xoang. Tuy nhiên, bệnh viêm mũi viêm xoang có những biểu hiện khiến ta dễ nhầm lẫn với những bệnh cảm cúm thông thường. Vậy đâu là biểu hiện của bệnh viêm xoang mũi, dưới đây là những biểu hiện không thể bỏ qua của bệnh viêm cxoang mũi các bạn có thể tham khảo. Đau mũi, đau trán- biểu hiện viêm xonag mũi Xoang là các hốc rỗng chứa khí có cấu trúc và kích thước to nhỏ, nông sâu khác nhau nằm bên trong hộp xương sọ mặt, sau hai má, trán, sau vùng giữa rễ mũi và mắt. Xoang và xoang trán có kích thước lớn, xoang sàng được chia thnahf nhiều nhóm và xoang bướm nằn sâu nhất trong nền sọ. Các xoang này được thông trực tiếp và gián tiếp vào hốc mũi bởi các lỗ thông xoang rất nhỏ qua những khe hẹp. Viêm xoang mũi là gì? Bệnh viêm xoang mũi xảy ra khi màng niên mạc lót trong lòng các hốc xoang bị nhiễm trùng, siêu vi trùng hoặc do dị ứng trở nên phù nề tăng tiết dịch, dịch loãng, rồi đặc hóa mủ, đường kính các lỗ xoang trở nên càng nhỏ và dễ tắc. Mủ và dịch viêm không qua được lỗ thông gây hiện tượng ứ đọng ô nhiễm trong xoang, đồng thời gây phù viêm niêm mạc hốc mũi Nguyên nhân gây viêm xoang mũi Môi trường – không khí ô nhiễm (bụi, thuốc lá, hồ bơi…) chứa nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… gây viêm mũi, sau đó phát triển thành viêm xoang. Dị ứng: hóa chất, thức ăn biển, thời tiết…làm niêm mạc mũi xoang bị sưng, phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang mũi. Dịch nhầy bị ứ đọng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… phát triển và gây viêm. Vệ sinh mũi họng kém: vệ sinh mũi họng kém, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus…phát triển gây viêm mũi xoang Dị tật ở cấu trúc mũi xoang: Polyp mũi, vẹo vách ngăn làm giảm sự thông khí, thông dịch nhầy tại các xoang khiến vi khuẩn, virus, ký sinh trùng phát triển gây viêm. Thời tiết thay đổi: khiến sức đề kháng của cơ thể giảm, độ nhạy cảm của lớp niêm mạc trong lòng các xoang tăng lên. Sức đề kháng kém: bản thân cơ địa có sức đề kháng kém hoặc sau một cơn bệnh làm giảm sức đề kháng Xem thêm: Nguyên nhân gây viêm xoang Biểu hiện của bệnh viêm xoang mũi 1.Ngứa mũi Cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Đôi khi ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài. 2.Chảy nước mũi Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi, chảy nước mũi nhiều thường là nước trong, có khi ra nhiều giọt. Sau đó có thể chảy ra mũi nhầy trong và sau vài ngày nếu kèm theo bội nhiễm thì sẽ chảy mũi nhầy đục. 3.Tắc ngạt mũi Do nước mũi chảy nhiều và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi ở cả hai bên, có khi ngạt hoàn toàn ở cả hai bên mũi. Triệu chứng tắc mũi làm cho người bệnh phải thở bằng miệng và ở trẻ em có thể gây ra cảm giác ngạt thở. Các bạn có thể tìm hiểu thêm mẹo trị ngạt mũi để làm giảm triệu chứng khó chịu này 4.Đau Bên cạnh cảm giác ngạt cứng trong mũi, đầy trong mũi, vì thiếu thở nên người bệnh có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, làm giảm khả năng lao động. Một số người bệnh còn có biểu hiện đau ở vùng mũi, vùng xoang mặt và kèm cả rối loạn vận mạch da vùng mặt… 5.Hắt hơi Đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi xoang dị ứng. Bệnh nhân thường hắt hơi đột ngột, liên tục, hàng tràng gồm nhiều cái kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng. Hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi 6.Điếc mũi Hiện tượng điếc mũi xảy ra rất nhiều ở bệnh nhân viêm xoang mũi , khi tình trạng bệnh trở nên nặng ngửi không thấy mùi, do phù nề nhiều nên mùi không thể len lỏi đến thần kinh khứu giác nên bệnh nhân mất khứu giác tạm thời. Ngoài các triệu chứng cơ bản nêu trên thì bệnh nhân viêm xoang còn có một số triệu chứng biểu hiện phụ khác như: Đau đầu. Sốt nhẹ hoặc sốt cao. Có cảm giác chóng mặt, choáng váng khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt đau nhức từng cơn và theo nhịp mạch đập của cơ thể. Trường hợp viêm xoang do răng số 5, 6, 7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng. Khi bệnh nhân hắt xì hơi mạnh gây đau nhức, có khi có cả tia máu. Cảm giác ăn không ngon, ngủ không yên giấc, không thể tập trung suy nghĩ và làm việc được. Biến chứng  của bệnh viêm xoang mũi: Biến chứng ở tai: Viêm xoang mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai gây viêm tai giữa, dịch lại dễ xâm nhập vào hòm tai. Viêm tai giữa có thể ở hai dạng, viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa ứ dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc.. Đau nhức về xương:  Có thể là viêm cốt thùy xương trán hay xương hàm trên do viêm tắc mạch máu ở xương. Bệnh bắt nguồn từ xương trán, rồi lấn dần ra xương thái dương và xương đỉnh. U lành thanh quản: Việc bị khàn giọng hay mất tiếng do viêm xoang là một nỗi ám ảnh với những người nói nhiều, hoặc ca sĩ. Viêm xoang gây nên việc hình thành u lành trong thanh quản, tuy là u lành nhưng nếu để bệnh kéo dài thì sẽ bị khàn giọng hoặc mất tiếng. Giảm thị lực:  Do hốc mắt con người được bao bọc bởi hệ thống các xoang, phía trước hốc mắt là xoang hàm, phía bên trên là xoang trán, phía bên trong là xoang bướm và xoang sàng, mà mũi lại ngăn cách với ổ mắt chỉ với một vách xương mỏng. Chính điều đó, những viêm nhiễm từ bệnh viêm xoang có thể gây nguy hại đến mắt dẫn đến giảm thị lực hay mù lòa Viêm họng: Triệu chứng này gần như là đi kèm với bệnh viêm xoang mãn tính và cấp tính vì nghẹt, tắc mũi khiến cho người bị viêm xoang phải luôn thở bằng miệng. Do không khí đi qua họng không được làm sạch và ấm như khi đi qua mũi nên dẫn đến viêm họng. Nặng hơn, viêm xoang còn có thể dẫn đến viêm họng mãn tính đi kèm các triệu chứng như là: đỏ, ngứa, có đờm và mủ. Loạn cảm họng:  Chứng bệnh này gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh khi cổ họng chịu những cơn đau nhói từng cơn, những vướng mắc vật gì đó ở họng. Ngoài ra gây ra viêm đường hô hấp dưới: ho, khó thở Xem thêm: Điều trị viêm xoang mũi  

Cách trị viêm xoang mũi dân gian dễ tìm

Trị viêm xoang mũi bằng phương pháp dân gian đã không còn xa lạ đối với nhiều người. Bởi những bài thuốc này lành tính, dễ tìm từ những cây thuốc trong vườn nhà với hiệu quả của chúng mang lại. Dưới đây là những cách trị viêm xoang mũi từ những thảo dược dân gian giải quyết các triệu chứng khó chịu mà người bệnh có thể thực hiện dễ dàng ngay tại nhà. Lá chanh trị viêm xoang mũi hiệu quả Xoang là gì? Xoang là các hốc rỗng chứa khí có cấu trúc và kích thước to nhỏ nông sâu khác nhau nằm bên trong hộp xương sọ mặt, sau hai má, sau vùng giữa rễ mũi và mắt. Xoang hàm và xoang trán có kích thước lớn, xoang sàng được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ và xoang bướm nằm sâu nhất trong nền sọ. Các xoang này được nối thông trực tiếp và gián tiếp vào hốc mũi bởi các lỗ thông xoang rất nhỏ qua những khe hẹp Nhiệm vụ của xoang Các hốc xoang làm giảm trọng lượng hộp sọ, là thành phần của hộp cộng hưởng tạo âm thanh giọng nói. Lót trong lòng xoang là niêm mạc hô hấp tiết dịch nhày sinh lý, phủ liên tục đến lỗ xoang, hốc mũi họng thnah quản, tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí hít thở vào cơ thể, cung cấp oxy nuôi dưỡng não và hệ cơ xương, mạch máu. Viêm xoang mũi là gì Viêm xoang mũi là khi màng niêm mạc lót trong lòng các hốc xoang bị nhiễm trùng, siêu vi trùng hoặc do dị ứng trở nên phù nề tăng tiết dịch, dịch loãng, rồi đặc hóa mủ, đường kính các lỗ xoang trở nên càng nhỏ và dễ tắc. Mủ và dịch viêm không qua được lỗ thông gây hiện tượng ứ đọng ô nhiễm trong xoang, đồng thời gây phù viêm niêm mạc hốc mũi Triệu chứng bệnh viêm xoang: Đau nhức: Triệu chứng đau nhức trong viêm xoang phụ thuộc vào vùng bị viêm xoang. Có nhiều vùng đau viêm xoang: viêm xoang có thể nhức vùng má, 2 giữa 2 mắt, vùng gáy hoặc giữa 2 lông mày... Chảy dịch Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch: Chảy dịch nhầy  ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Nghẹt mũi Mũi có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên. Điếc mũi Viêm xoang nặng, phù nề nhiều ngửi không biết mùi do mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác. Xem chi tiết: Triệu chứng viêm xoang Viêm xoang mũi dễ gây biến chứng Bệnh viêm xoang mũi nếu không phát hiện và điều trị khịp thời, bệnh sẽ biến chứng thành các bệnh về  hô hấp: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí phế quản, giãn phế quản.. Những dấu hiệu này khiến gười bệnh ho nhiều, ho từ sâu trong lồng ngực, đôi khi ho đôi khi có máu, người bệnh mệt mỏi, có thể sốt, giọng nói khàn, hoặc mất tiếng. Biến chứng các bệnh viêm tai giữa cấp, viêm tắc vòi tai..: gây cảm giác ù tai, đau nhức tai, sức nghe giảm. Biến chứng về mắt: viêm xoang mũi có thể gây viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm túi lệ, áp-xe ổ mắt...; một vài trường hợp mù mắt đột ngột do viêm mũi xoang. Biến chứng xương: thường gặp ở viêm mũi xoang trẻ em như cốt tủy viêm xương hàm trên, xương thái dương; biến chứng nội sọ gây viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm màng não, áp-xe não... Viêm xoang mũi gây biến chứng toàn thân như viêm thận, viêm khớp, thấp tim do sự phát triển bội nhiễm của liên cầu β tan huyết nhóm A. Do vậy, để giảm thiểu tác động của bệnh, cần có các biện pháp dự phòng hiệu quả. >>Điều trị bệnh viêm xoang mũi Chẩn đoán bệnh viêm xoang mũi 1.Triệu chứng Tác mũi, chảy mủ mũi Đau đầu hoặc chỉ phát  bệnh ở họng Thanh quả ho, kéo dài Ù tai, đau tai 2.Chụp X quang 3.Nội soi: Nội soi ống cứng có chuẩn bị với bông thuốc làm giảm đau và giảm sưng phù. Đưa ống hút rửa vào các khe mũi, lỗ xoang, sẽ lộ rõ mủ, bệnh lý viêm ẩn náu trong những góc khuất của hốc mũi Cách trị viêm xoang mũi dân gian dễ tìm Trị viêm xoang bằng râu ngô và đương quy vĩ Hai loại râu ngô và đương quy vĩ có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn giảm sưng và bào tiết dịch nhày trong mũi khá hiệu quả Cách làm: Râu ngô tươi: 120g phơi khô vfa cắt thành đoạn ngắn Đương quy vĩ: 30g rang khô trong chảo Trộn 2 vị thuốc trên cho vào 1 ống kim loại kín rồi dùng tẩu châm lửa hút như hút thuốc. Mõi ngày hút 5-7 lần trong 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt Trị viêm xoang bằng cây lá bỏng Tác dụng của cây lá bỏng: Tác dụng đặc trưng kể trên thì lá bỏng còn có thể dùng làm vị thuốc chữa một số chứng bệnh về thận, cao huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, giảm ho,… Điều trị ngoài như bệnh trĩ, chữa bỏng, làm lành vết thương … Ngoài ra theo Đông y, cây lá bỏng có tính mát, vị nhạt, hơi chua, không độc, có tác dụng làm mát, tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, tiêu thũng, tiêu độc dùng trong hoặc ngoài da đều được. Trị viêm xoang bằng lá bỏng có bài thuốc như sau: 2 lá bỏng rửa sạch với nước muối loãng Mang giã nát vắt lấy nước, lấy nước cốt Dùng bông thấm nước thuốc rồi nút vào lỗ mũi ngày 4 – 5 lần. Nếu bị viêm cả 2 bên mũi thì thay phiên nhau sáng chiều mỗi lần 1 bên. Làm liên tục như thế cho đến hết bệnh. Trị bệnh viêm xoang mũi từ gừng tươi và hành khô Tác dụng của gừng tươi và hành khô: Theo Đông y, gừng tươi tác dụng vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Có thể dùng gừng để chữa thổ tả, đau bụng, sình bụng, chân tay lạnh, mạch yếu, cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh... Gừng tươi và củ hành khô có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm xoang với cách làm như sau: Giã gừng tươi và hành khô chắt lấy nước cốt Lấy nước cốt nhỏ đều mũi mỗi ngày 3-5 lần Liên tục nhỏ khoảng 2 trị viêm xoang rất hiệu quả. Lá chanh Lá chanh đã phơi khô đun sôi với nước khoảng 10 phút. Lọc bỏ bã và dùng súc miệng mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng hỗn hợp nước lá chanh để xông mũi (tương tự tinh dầu bạch đàn). Xông tinh dầu bạch đàn Nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn vào trong bát nước nóng, Lấy khăn trùm đầu và hít hơi nước bốc lên bằng mũi. Xông hơi với tinh dầu bạch đàn giúp làm sạch được chất nhầy trong khoang mũi, tạo cảm giác dễ chịu. Mật ong và tỏi Dùng hỗn hợp mật ong và tỏi ban đầu sẽ có những cảm giác gắt và khó chịu ở mũi nhưng khi mật ong đã ngấm được vào mũi sẽ tạo nên sự thông thoáng ở các xoang và đem lại cảm giác dễ chịu. Tỏi ép lấy nước cốt Trộn với mật ong theo tỉ lệ 1:1. Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý, Dùng tăm bông thấm hỗn hợp tỏi cùng mật ong đưa vào hốc mũi để trong đó khoảng 1 tiếng Mỗi ngày thực hiện như vậy 2 lần và liên tục như vậy 1 tuần sẽ mang lại hiệu quả. Phương pháp massage giúp giảm đau  Bước 1: Người bệnh ngồi với tư thế tựa vào ghế. Dùng tay chà xát cơ mũi này theo hướng từ trên xuống dưới từ 4 -5 lần rồi day ấn nhẹ tại vị trí góc hàm. Thực hiện động tác này ở cả hai bên cơ ức đòn chũm với mục đích giúp thư giãn các cơ ở phần đầu. Bước 2: Dùng đầu ngón tay trỏ và tay cái ấn vào khóe trong mắt rồi vuốt dọc xuống dưới về phía cánh mũi và day ấn nhẹ ở hai bên cánh mũi khoảng 20 giây. Sau đó dùng tay vuốt dọc hai bên gò má để giúp giảm đau và thư giãn. Bước 3: Dùng hai ngón trỏ đặt lên giữa hai cung mày rồi day ấn nhẹ nhàng khoảng 20 giây. Vuốt ngang 2 bên trán. Với thao tác này, mủ ở trên xoang trán sẽ được kích thích và di chuyển xuống dưới đáy xoang và thoát xuống mũi rồi ra ngoài. Nên thực hiện thường xuyên, đều đặn hàng ngày, cơn đau nhức sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. Xem tham khảo: Mẹo chữa viêm xoang Phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi Nên đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá... Tránh hít luồng không khí lạnh, khô: Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, hoặc khi ngồi làm việc. Những trường hợp thay đổi đột ngột từ quá nóng sang quá lạnh hoặc ngược lại đều có thể làm tổn thương niêm mạc mũi xoang. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm vì đây là những thời điểm dễ bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang. Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài. Tránh nước tràn vào tai mũi để không gây tổn thương cho mũi tránh để nước vào xoang, dễ gây viêm xoang. Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước biển khi đi nơi bui bặm, công cộng bên ngoài về Khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm trùng, trong đó mũi xoang dễ bị nhiễm nhất vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang vì bệnh có thể lây Khi bắt đầu có các triệu chứng  như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang. Sử dụng xoang bách phục Giúp giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng Giúp giảm các triệu chứng của bệnh: Tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng Để tìm nơi mua sản phẩm chữa viêm xoang, viêm mũi, bạn có thể xem TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 18001014 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Con 5 tuổi bị viêm xoang mũi dị ứng liệu có phải do di truyền?

Câu hỏi: Tôi năm nay 32 tuổi và mẹ tôi 55 tuổi đều bị viêm xoang mũi dị ứng, mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng thực sự tôi cảm thấy rất khó chịu và mất tự tin. Nhưng đáng lo ngại hơn là con gái tôi năm nay chỉ mới 5 tuổi, nhưng mỗi khi thay đổi thời tiết lại hắt hơi, sổ mũi liên tục, tôi cho cháu uống thuốc mãi không khỏi, cứ tái đi tái lại. Tôi thực sự rất lo lắng không biết bệnh viêm xoang mũi dị ứng có di truyền không? Con còn bé như vậy thì tôi phải chữa như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn! (Linh Trang - Yên Mô, Ninh Bình) Trả lời: Chào bạn Linh Trang Theo khảo sát của Michael Mardiney, MD, viêm mũi dị ứng không chỉ là do các tác nhân từ bên ngoài môi trường mà còn do yếu tố di truyền gây nên. Kết quả cho thấy, tỷ lệ di truyền bệnh viêm mũi dị ứng sang các thế hệ sau ở những người thân trong gia đình khá cao chiếm 70% và có khoảng 30% trong số những người này mắc phải căn bệnh này. Với trường hợp bạn Linh Trang, nếu mẹ và bạn đều mắc thì khả năng con gái bạn mắc là rất cao. Đối với trường hợp của cháu nhà mình chị nên áp dụng một số cách sau đây để hạn chế viêm xoang mũi dị ứng tái phát: Ra ngoài cần đeo khẩu trang cho cháu, tránh tiếp xúc với bụi, phấn hoa, hóa chất độc hại, khói thuốc lá... chú ý vệ sinh gối, chăn, màn,... sạch sẽ tránh nấm mốc. Vì những người có cơ địa ứng rất mẫn cảm với các hóa chất, mùi lạ, lông động vật,... Tránh tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh, tay và bề mặt tiếp xúc như kệ bếp, bàn ăn,… cần được thực hiện vệ sinh tốt. Xây dựng chế độ ăn nguyên tắc, đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế ăn uống những thực phẩm không có lợi cho hệ tiêu hóa. Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe, sức đề kháng, chống lại vi khuẩn gây bệnh. Hàng ngày vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% để đẩy bụi bẩn cũng như chất nhầy trong niêm mạc mũi, hạn chế tình trạng kích ứng gây dị ứng. Bạn có thể cho bé sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục lần 1 viên, ngày 2 lần. với thành phần là cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma… Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng , viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Vậy viêm xoang mũi dị ứng có khả năng di truyền rất cao, là tiền đề còn các tác nhân bên ngoài mới chính là nguyên nhân khiến bệnh bộc phát. Do đó, người bệnh cần sử dụng các phương pháp phòng bệnh, đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở khám chữa bệnh để được phát hiện kịp thời và đưa ra cách điều trị sớm nhất. Chúc gia đình bạn sức khỏe! Tìm mua Xoang Bách Phục TẠI ĐÂY

Hắt hơi nhiều, ngạt mũi, sổ mũi: Uống thuốc cảm cúm là đúng hay sai ?

Các triệu chứng như hắt hơi nhiều, ngạt mũi, sổ mũi người ta thường bị nhầm lẫn đối với chứng cảm cúm thông thường. Nhưng rất nhiều trường hợp, có thể đây là những biểu hiện điển hình của bệnh viêm xoang dị ứng Làm sao để biết được Cảm cúm hay là Viêm xoang dị ứng? Cảm cúm hay viêm xoang đều gây phiền toái cho người bệnh Người bệnh nên dựa vào một số biểu hiện đặc trưng dưới đây để có hướng điều trị phù hợp: Phân biệt Cảm Cúm Viêm xoang dị ứng Nguyên nhân Do vi khuẩn hoặc virus gây nên Do cơ địa mẫn cảm với các yếu tố lạ: thời tiết lạnh, phấn hoa, lông chó mèo, bụi vải, bụi nhà,… Biểu hiện Hắt hơi, sổ mũi, kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao Hắt hơi nhiều, số mũi, ngạt mũi kèm đau nhức các vùng xoang, đau đầu nhẹ nhưng không sốt Điều trị Kết hợp kháng sinh và bù điện giải, truyền dịch,…tùy theo là do vi khuẩn hay virus Làm giảm nguy cơ dị ứng bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu hoặc dùng thảo dược chiết xuất từ kinh giới Phòng tránh Tăng cường sức đề kháng Tăng cường miễn dịch cơ thể kết hợp với tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây dị ứng Xem thêm: Ngạt mũi kéo dài, nguyên nhân và cách trị Chữa như thế nào để bệnh nhanh dứt và không tái phát Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương cho biết: Cảm cúm và viêm xoang dị ứng có nhiều biểu hiện giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn, hoặc cũng có thể do điều trị cảm cúm sai cách, lạm dụng kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi dẫn đến niêm mạc mũi xoang càng ngày càng nhảy cảm, dễ bị dị ứng khi gặp các tác nhân như: thay đổi thời tiết, khói bui, phấn hoa, lông chó méo,… Nếu là bị cảm cúm nhẹ, mọi người có thể chữa trị ở nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước nóng, súc miệng nước muối. Nếu ho nhiều, tức ngực, sốt cao, khó thở, kéo dài… cần đến bệnh viện khám để được xử trí kịp thời những diễn biến nặng có thể xảy ra. Khi bệnh cúm biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng lan rộng rất nguy hiểm đến tính mạng như chủng virus H1N1, H5N1,… hiện nay. Nếu là viêm xoang dị ứng thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, kết hợp nhiều phương pháp: tránh tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng, ăn uống điều độ, bổ sung nhiều vitamin và luôn đảm bảo vệ sinh xoang mũi. Nếu là viêm xoang dị ứng thì nên sử dụng sản phẩm có chiết xuất từ kinh giới Việc sử dụng kháng sinh khi bị viêm xoang dị ứng là không tốt với bệnh, vì kháng sinh chỉ phát huy tác dụng khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn. Thay vào đó, bạn nên dùng 1 số thảo dược có khả năng chống nguy cơ dị ứng rất tốt, ví dụ như Nụ hoa kinh giới – đã được y học thế giới kết luận có tác dụng giảm mẫn cảm, chống dị ứng rất tốt cho người viêm xoang, viêm mũi dị ứng Lưu ý: Để tránh tình trạng dùng thảo dược nhưng bệnh ngày càng nặng hơn. Người bệnh nên chú ý lựa chọn các sản phẩm uy tín, được bán rộng rãi nhiều nhà thuốc. Tránh sử dụng những thảo dược được quảng cáo là có thể khỏi dứt điểm viêm xoang trong 1-2 tuần. Bạn nên chú ý, bởi thảo dược không thể có được tác dụng nhanh như vậy được, trừ khi người sản xuất đã trộn vào đó những thành phần không tốt như corticoid – gây bào mòn niêm mạc mũi (với thuốc nhỏ mũi) hoặc dạ dày (đối với thuốc uống). Người bệnh có thể cảm nhận hiệu quả rất nhanh, nhưng tác dụng phụ đi kèm thì thật khó lường. Phương Dung (Theo Suckhoedoisong.vn) Một số biện pháp để ngăn ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên, đặc biệt trong mùa lạnh  Phải chú ý giữ ấm, mặc áo ấm, áo cao cổ khi trời lạnh, nên có khăn choàng cổ, nhất là với trẻ em. Nếu ở trong phòng lạnh, không để nhiệt độ quá 28o C và nên để một thau nước để tạo độ ẩm cần thiết cho cơ thể. Nhiệt độ và độ ẩm rất cần thiết cho các niêm mạc đường hô hấp. Nếu không khí lạnh mà không có độ ẩm phù hợp thì sẽ kích thích niêm mạc đường hô hấp và xảy ra các triệu chứng hắc hơi, sổ mũi, ho... Dùng những thức ăn có nhiều vitamin C để tạo sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quít, và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, tiêu, khoai tây, rau cải, cà chua... Nên mang khẩu trang khi ra ngoài trời. Lưu ý nếu dùng kháng sinh Sử dụng kháng sinh đúng theo mức độ bệnh Phải sử dụng đúng liều, ở trẻ em thì phải tùy theo cân nặng, trọng lượng của cơ thể để dùng phù hợp. Một số cha mẹ có hiểu sai rằng liều dùng của trẻ em bằng ½ người lớn. Cần hiểu rằng, trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ. Dùng kháng sinh phải đúng thời gian, không được lạm dụng, thông thường từ 1 tuần đến 2 tuần tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Sử dụng nước muối sinh lý: Khi bị sổ mũi, nghẹt mũi nên sử dụng các dung dịch nước muối sinh lý, dạng nhỏ hoặc dạng xịt, có loại đẳng trương (9/1000) và ưu trương (đã ghi rõ trong nhãn mác) để rửa mũi. Dung dịch nước muối ưu trương thì hiệu quả trong những trường hợp bị nghẹt mũi. Dung dịch đẳng trương hiệu quả trong làm loãng dịch tiết trong mũi và bệnh nhân có thể xì mũi dễ dàng. Nước muối sinh lý (đặc biệt là đẳng trương) có thể sử dụng lâu dài, không có tác dụng phụ, không nguy hại, làm tốt cho niêm mạc mũi. Nước muối sinh lý góp phần làm loãng dịch xúc tiết, giúp lông chuyển hoạt động mạnh hơn, đẩy những dịch tiết hoặc bụi bặm ra phía ngoài. Lưu ý xì mũi: Cần lưu ý, khi xì mũi, phải biết xì đúng cách. Việc xì mũi giúp ngăn ngừa viêm xoang hoặc nước mũi sẽ chảy xuống họng, thanh quản, gây viêm phế quản trong mùa lạnh. Nếu không xì mũi đúng cách có thể lan bệnh đến các vùng như xoang hoặc tai vì tai mũi họng thông nhau. Nên bịt ngón tay một bên mũi và hỉ ra nhẹ nhàng. >>> Hắt hơi sổ mũi ở bà bầu có nguy hiểm không Có thể bạn quan tâm: Có thể sắc nụ hoa kinh giới uống để chữa viêm xoang không? Nụ hoa kinh giới (Có tên vị thuốc là Kinh giới tuệ) – 1 trong các vị thuốc đầu bảng cho bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Có thể dùng nụ hoa của cây kinh giới khi mới chớm nở 1/3 phơi khô rồi sắc uống hàng ngày có tác dụng giải mẫn cảm, giảm dị ứng rất tốt. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng riêng kinh giới chữa viêm xoang thì khó đạt được kết quả cao. Để tăng cường hiệu quả trị viêm xoang từ nụ hoa kinh giới, các nhà khoa học khuyên nên kết hợp thêm với 1 số thảo dược khác như: gai bồ kết để tiêu mủ, kháng viêm; Kim Ngân Hoa để diệt khuẩn, sát trùng…. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm có tác dụng với bệnh viêm xoang, viêm mũi nói chung. Nhưng chỉ có Xoang Bách Phục là sản phẩm dành riêng cho bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Ngoài thành phần chính từ nụ hoa kinh giới có tác dụng giảm mẫn cảm, chống dị ứng… thì còn có các thảo dược khác như gai bồ kết, kim ngân hoa, hoắc hương,... Viêm mũi dị ứng có uống được Xoang Bách Phục không? Xoang Bách Phục đặc biệt phù hợp với người có bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Bởi thành phần chiết xuất từ nụ hoa kinh giới có tác dụng làm giảm mẫn cảm trên cơ địa dị ứng (giúp cơ thể làm quen dần với các yếu tố lạ), từ đó không chỉ giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng mà còn giúp ngăn chặn bệnh tái phát rất hiệu quả. Cần lưu ý gì khi mua các loại thuốc nhỏ mũi Đông y gia truyền bán trên mạng? Người bệnh nên thận trọng đối với các sản phẩm được quảng cáo là đông y gia truyền, nhưng không có thành phần rõ ràng trên bao bì, nhãn mác và sản phẩm không được kiểm soát bởi cơ quan chức năng, quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh. Việc lạm dụng các “thuốc đông y gia truyền” nói trên cũng sẽ khiến cho tình trạng viêm xoang mũi của bạn thêm trầm trọng và khó chữa hơn rất nhiều nếu như trong đó có chứa các thành phần làm bào mòn niêm mạc mũi. Để yên tâm, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám cụ thể. Nên lựa chọn các sản phẩm uy tín, được cấp phép rõ ràng, được bán công khai rộng rãi ở nhiều nhà thuốc khác nhau. Bệnh như thế nào thì uống được Xoang Bách Phục? Khi bạn thấy mình có các triệu chứng như: có dịch mũi hoặc mủ chảy ra nhiều, thường xuyên ngứa mũi, hắt hơi nhiều, ngạt mũi hoặc có dịch chảy xuống họng làm ho nhiều, khạc đờm, đau đầu – mặt quanh khu vực trán, mũi miệng, hốc mắt..… Muốn biết chính xác xem mình bị viêm xoang do nguyên nhân gì để có hướng điều trị phù hợp nhất thì bạn nên đến khám tại các chuyên khoa tai mũi họng. Để được tư vấn dùng Xoang Bách Phục hiệu quả: vui lòng gọi về tổng đài sản phẩm 18001014 (miễn phí cước).

Loading...