Bệnh viêm mũi cấp tính là một trong những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp phổ biến, đây là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virut và vi khuẩn. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu như không có biện pháp điều trị đúng. Vậy bạn đã hiểu đúng về bệnh viêm mũi cấp tính chưa? Dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh. Viêm mũi cấp tính là gì? Viêm mũi cấp tính là chứng viêm nhiễm tổ chức niêm mạc mũi. Biểu hiện của bệnh là tình trạng xung huyết, sưng khiến bệnh nhân hắt hơi nhiều, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, thậm chí ho và có cảm giác khó chịu ở cổ họng khi nuốt nước bọt. Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng Nguyên nhân của bệnh viêm mũi cấp tính Nguyên nhân của bệnh viêm mũi cấp tính có rất nhiều nguyên nhân gây nên, những dưới đây là những nguyên nhân chủ đạo, không thể không nhắc tới: Do virus: Virút là nguyên nhân hay gặp và thường gặp nhiều loại, chủ yếu adenovirus, loại này cũng thường gây viêm họng. Môi trường sống không sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển xâm nhập qua mũi gây viêm mũi, viêm đường hô hấp. Ngoài ra do các loại virút khác như rhinovirus, rheovirus, coronavirus, enterovirus và myxovirus Thời tiết, khí hậu: Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi cấp tính. Nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột, thay đổi nhiều lần trong ngày, cơ thể chưa thích nghi kịp với khí hậu khiến niêm mạc mũi không thích nghi kịp mà bị kích thích dẫn đến viêm mũi. Môi trường ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm không khí, khói, bụi, chất khí thải tăng cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi. Theo thống kê, có đến hơn 40% nguyên nhân gây bệnh viêm mũi là do ô nhiễm môi trường. Lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài, khiến niêm mạc mũi bị xơ hóa cũng rất dễ dẫn đến xung huyết, phù nề niêm mạc. Các bệnh lý khác liên quan như: viêm VA, vmidan, viêm họng... cũng có thể dẫn đến bị viêm mũi. Các yếu tố thuận lợi khác: Cơ thể suy yếu, ăn uống kém, mất ngủ kéo dài, nhiễm lạnh đột ngột khiến Triệu chứng của viêm mũi cấp tính là gì Khi bị viêm mũi cấp sẽ xuất hiện một số triệu chứng bệnh như: Ngạt mũi, tắc mũi có kèm theo nước mũi, thường thì dịch trong, một số trường hợp có thể gây xuất huyết khi sì mũi. Triệu chứng này thường tăng lên khi trời lạnh và lúc ngủ. Ngạt mũi khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu do thiếu oxy khi ngủ. Chảy nước mũi, thường chảy hai bên, lúc đầu dịch trong sau đó dịch nhầy, có thể thành mủ. Nếu xì mạnh thường có lẫn máu tươi. Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, sốt nhẹ, ớn lạnh, nhức đầu và ăn uống kém. Cảm giác cay nóng và ngứa ở mũi. Xuất hiện chứng nghẹt mũi, ở cả hai mũi hay một bên mũi, nghẹt mũi thường xảy ra vào ban đêm nên người bệnh phải thở bằng miệng. Viêm mũi cấp tính do vi khuẩn, thường gây viêm các hốc xoang có thể có sốt nhẹ, đau nhức vùng mặt và trán, ngạt mũi, nưốc mũi nhày mủ màu vàng. Khi người bệnh thở thông thì chức năng ngửi bình thường. Khi soi mũi thấy niêm mạc hốc mũi sung huyết, sàn mũi và khe dưới có dịch nhầy hay mủ ứ đọng, cuống mũi dưới hai bên sưng nề, đỏ, che kín cửa mũi trước. Tùy vào từng giai đoạn của bệnh sẽ có những triệu chứng cụ thế. Giai đoạn đầu : không có rốỉ loạn gì đáng kể về tình trạng toàn thân. Hắt hơi, cảm giác nóng rát và khó chịu trong họng nhất là ỏ họng mũi, đôi khi khàn, cảm giác chủ yếu là khô họng và họng mũi, niêm mạc nề đỏ và khô. Giai đọan 2: các triệu chứng lâm sàng sẽ thay đổi, giảm phù nề niêm mạc, niêm mạc trỏ nên ẩm và bắt đầu xuất tiết nhiều niêm dịch, bệnh nhân thấy dễ chịu hơn. Giai đọan 3: dịch xuất tiết trở thành niêm dịch mủ do pha trộn vối các thành phần biểu mô và bạch cầu thoái hoá. Điều trị viêm mũi cấp tính Bệnh thường khi bị viêm mũi cấp, bệnh diễn tiến từ 5 - 7 ngày rồi lui bệnh và tự khỏi. Tuy nhiên, cơ thể bị suy nhược, đặc biệt ở trẻ em, vi khuẩn bội nhiễm, quá trình viêm có thể kéo dài và lan ra đường hô hấp, gây nên các biến chứng nặng nề hơn như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa. Chính vì vậy mọi người thường tìm đến sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hoặc áp dụng các mẹo chữa dân gian dấn tới tình trạng kháng thuốc và bệnh kéo dài khó điều trị dứt điểm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị: Rửa mũi, xịt mũi, xông hơi Chống nghẹt mũi bằng cách xỉ mũi hay hút mũi, rửa mũi để làm sạch các chất dịch tiết và mủ bằng nước muối sinh lý 0,9% hay thuốc xịt mũi dung dịch muối biển vào hai mũi, có thể nhỏ các thuốc co mạch naphazolin 0,5 - 1%. Xông hơi nước nóng có pha với các thuốc có tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp. Xông khí dung mũi bằng các dung dịch kháng sinh có pha corticoid. Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Dùng thuốc: Dùng các thuốc giảm đau như paracetamol, efferalgan. Thuốc giảm ho như terpin codein, exomuc. Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có bội nhiễm VMCT có chảy mũi mủ hoặc có biến chứng: Augmentin Negacef Dncef Kết hợp dùng thuốc trợ sức mạnh như vitamin C, enervon C, upsa - C. Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Lưu ý: Bệnh nhân chú ý bổ sung chế độ ăn uống tăng sức đề kháng để đẩy lùi bệnh tật. Cần vệ sinh không gian thoáng mát, sạch sẽ để nghỉ ngơi và sinh hoạt. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng sốt và cảm giác viêm mũi bắt đầu nặng hơn thì nằm điều trị tại nhà bằngc ác loại thuốc hạ sốt, thuốc ra mồ hôi, nếu bị đau đầu dùng thuốc giảm đau được kê theo đơn thuốc. Nếu không thể điều trị, cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ, loại trừ ngạt mũi bằng các loại thuốc nhỏ mũi, sử dụng kháng sinh điều trị tùy vào triệu chứng của bệnh. Xem thêm: Mẹo trị viêm mũi dị ứng Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm mũi cấp tính, hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn
Viêm mũi dị ứng
Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết
Gần đây thời tiết giao mùa, lúc lóng, lúc lạnh. Chính là thời điểm 1 loạt các bệnh về xoang, mũi xảy ra. Nhất là bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh gây ra 1 loạt những triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, hắt hơi, thậm chí đau đầu…Vậy có cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết nào đơn giản mà hiệu quả không? Các bạn tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết dưới đây. Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì. Viêm mũi dị ứng là dạng viêm nhiễm khiến niêm mạc mũi tổn thương và gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt… Viêm mũi dị ứng thời tiết xảy ra do các tác nhân gây dị ứng có liên quan đến những biến động, thay đổi của thời tiết và các mùa trong năm như phấn hoa theo gió mùa bay vào không khí, nhiệt độ thay đổi, nóng hoặc lạnh đột ngột lúc giao mùa… Dấu hiệu mắc viêm mũi dị ứng thời tiết Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng thời tiết có biểu hiện hắt hơi thành từng tràng liên tục. Hắt hơi nhiều nhất vào buổi sáng khi ngủ dậy Bệnh nhân thường xuyên chảy nước mũi. Người bệnh mắc viêm mũi dị ứng thường xuyên khạc nhổ bởi dịch mũi chảy ra ngoài hoặc chảy xuống khổ họng khiến vướng mắc. Biểu hiện ngứa mắt, ngứa mũi Biểu hiện ngứa tai và đỏ mắt Bệnh nhân nghẹt mũi. Đây là những biểu hiện của viêm mũi dị ứng, những biểu hiện này thường bị nhầm lẫn với những bệnh cảm cúm thông thường. Chính vì vậy khi có những biểu hiện trên, bạn nên cẩn thận tới viện khám và làm các xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác bệnh. Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết Sử dụng thuốc Thuốc kháng histamine Một số thuốc kháng histamine bao gồm: Fexofenadine (Allegra) Diphenhydramine (Benadryl) Desloratadine (Clarinex) Loratadine (Claritin) Levocetirizine (Xyzal) Etirizine (Zyrtec) Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu bé đang sử dụng các loại thuốc khác để đảm bảo không có tương tác thuốc xảy ra. Thuốc có chứa decongestant Một số dạng thuốc có chứa decongestant là: Oxymetazoline (thuốc xịt mũi) Pseudoephedrine Phenylephrine Cetirizine with pseudoephedrine Lưu ý: Sử dụng những loại thuốc nyaf trong thời gian ngắn, không quá 3 ngày Dùng trong thời gina dài dễ gây tác dụng phụ và khi ngừng dễ khiến triệu chứng trở lại nặng hơn Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Vệ sinh mũi Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên, giúp vệ sinh đường thở và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và loại bỏ dịch nhầy do viêm nhiễm ra khỏi mũi Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết đơn giản tại nhà Dùng gừng tươi và mật ong Bạn có thể dùng gừng tươi thái lát ngâm với mật ong Sáng sớm hoặc tối bạn nhai một lát gừng tươi được ngâm với mật ong sẽ giúp giữ ấm cơ thể, cắt đứt cơn hắt hơi rất nhanh. Dùng hoa ngũ sắc ( hoa cứt lợn) Lấy lá cây hoa cứt lợn giã nát. Dùng bông gòn thấm lấy phần nước cốt và nhét vào lỗ mũi 10-15 phút Tác dụng: khi ấy bạn sẽ cảm thấy dễ chịu bởi niêm mạc mũi bớt phù nề. Dùng rượu tỏi Chuẩn bị 300g tỏi đen đã bóc vỏ Đem giã nát và ngâm với 1 lit rượu trắng Ngâm 10 ngày có thể uống được Đem uống hằng ngày Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Biện pháp phòng ngừa và điều trị Chú ý, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, những ngày mưa hay vào mùa đông Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường làm việc luôn sạch sẽ, thoáng mát Giữ vệ sinh phòng ngủ được thông thoáng, chăn ga gối đệm được sạch sẽ, tránh vi khuẩn, và bụi bặm dễ gây dị ứng Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng ít nhất ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Thường xuyên suc miệng và súc họng bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn mầm bệnh trong khonag miệng lây lan lên mũi Trang bị khẩu trang kín khi ra đường tránh khói bụi và luồng không khí lạnh khiến niêm mạc mũi bị khô và kích ứng Uống nước ấm để giúp dịch nhầy trong mũi được loãng giúp mũi được thông thoáng hơn khi bị viêm mũi do dị ứng thời tiết Ăn uống thực phẩm đủ dinh dưỡng, chú trọng những thực phẩm viatminC giúp tăng cường đề kháng chống lại các vi khuẩn gây làm cho tình trạng viêm nhiễm ở mũi mau lành hơn. Trên đây là cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết mà các bạn có thể tham khảo để phòng ngừa, điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà một cách đơn giản nhất. Rất mong các bạn có thêm thông tin để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình mình.
Dấu hiệu viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của đường hô hấp, chiếm tỷ lệ 17-25% dân số. Các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng thường khiến chúng ta nhầm lẫn với những bệnh cảm cúm ho thông thường. Vậy đâu là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng? Bài viết dưới đây sẽ gửi tới các bạn thông tin về dấu hiệu viêm mũi dị ứng để các bạn phân biệt. Bệnh viêm mũi dị ứng Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến xảy ra khi cơ thể phản ứng trước những tác nhân gây dị ứng, kích thích như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, lông thú… Bệnh xảy ra đột ngột nên nhiều khi chúng ta khó phân biệt kịp thời những triệu chứng bệnh với các bệnh khác. Dấu hiệu dễ nhận thấy của viêm mũi dị ứng Hắt hơi: Đây là triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, nhiều lần, cơ thể người bệnh dễ hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có vật thể đi lại vào đường hô hấp. Ngứa mũi: Những cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm,và có thể kéo dài vài giờ, thâm chứ vài ngày đến khi những dấu hiệu viêm mũi dị ứng được điều trị, nhất là ở trẻ em. Đôi khi, người bệnh ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài. Chảy nước mũi: Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Chất nhầy chảy từ phía trước mũi và chảy xuống mặt sau của cổ họng. Khi có quá nhiều chất nhầy được sản sinh, nó có thể gây chảy nước mũi. Người bệnh bị chảy cả 2 bên, nước màu trong suốt, không có mùi. Tắc ngạt mũi: Lý do dẫn tới tắc nghẹt mũi là do nước mũi chảy nhiều và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở và nhiều khi phải thở bằng miệng và ở trẻ em có thể bị cảm giác ngạt thở. Đau: Ngoài cảm giác đầy trong mũi, ngạt cứng trong mũi, vì thiếu thở nên người bệnh có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng lao động chân tay, trí não. Một số trường hợp của đau ở vùng mũi, vùng xoang mặt và kèm theo cả rối loạn vận mạch vùng mặt. Bị tắc tai và giảm khứu giác: Hệ hô hấp của chúng ta là một đường thông nhau, Vì vậy khi bị nghẹt mũi, người bệnh dex bị ù tai, tắc tai và thính giác giảm đi rất nhiều. Tắc tai, ù tai, đau đầu là những dấu hiệu của viêm mũi dị ứng Ho, đau họng: Khi bạn có các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, bạn dễ bị ngứa họng, ho bởi nước dịch từ mũi chảy xuống cổ họng, sẽ sinh ra phản ứng ho để làm sạch cổ họng. Ngoài ra khi mắc viêm mũi dị ứng bạn có thể bị ho do sưng viêm ở cổ họng và kèm theo triệu chứng đau họng. Quầng thâm quanh mắt, bọng dưới mắt: Lý do dẫn tới quầng thâm mắt và bọng mắt là do các mạch máu quanh mắt cũng có thể bị sung huyết nên lưu thông máu kém, dẫn tới dễ có quầng thâm quanh mắt. Nhức đầu: Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt liên tục, chính vì vậy hiện tượng nhức đầu, ù tai diễn ra Những phiền toái của viêm mũi dị ứng Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 30% người viêm mũi dị ứng sẽ bị hen suyễn 80% người bị hen suyễn bị viêm mũi dị ứng cùng lúc. Nếu điều trị chỉ 1 bệnh thì khi hết viêm mũi lại chuyển sang hen suyễn và ngược lại Các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây phiền toái cho 93% bệnh nhân vào ban ngày và 47% bệnh nhân vào ban đêm. Không thể tập trung làm việc vì các dấu hiệu của bệnh chảy nước mũi, hắt hơi liên tục Điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng Điều trị triệu chứng của viêm mũi dị ứng Điều trị bằng các loại thuốc uống: Antihistamine Telfast Có tác dụng bất lực hóa tác dụng của chất histamine nên làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi. Đối với việc dùng thuốc, có 2 nhóm: Thuốc nhỏ Thuốc xịt Thuốc xịt có tác dụng thông mũi và giảm triệu chứng nhanh nhưng không được dùng kéo dài và dễ gây tác dụng phụ. Về lâu dài, phương pháp này không nhiều hiệu quả trong điều trị dứt điểm. Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Ngoài ra có thể dùng những biện pháp phòng ngừa dưới đây: Hạn chế tối đa việc nuôi chó, mèo trong nhà hoặc cho chúng ngủ trên giường; Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm, màn cửa. Môi trường sống, học tập, làm việc cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân hằng ngày: đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy Tránh tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc và hạn chế tiếp xúc với bụi. Mọi người cần đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và khi ra đường. Giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ cơ thể thay đổi hoặc khi chuyển mùa. Xem thêm: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Hi vọng những thông tin trên đã giúp bệnh nhân và mọi người thêm kiến thức nhận biết sớm bệnh viêm mũi dị ứng, và bệnh nhân có thể chủ động trong việc chữa trị và phòng tránh căn bệnh phiền toái này.
Trị dứt điểm viêm mũi dị ứng
Chào bác sĩ Cháu năm nay 23 tuổi. Thời gian gần đây cháu có hiện tượng hắt xì và chảy nước mũi trong, đi khám thì bác sĩ kết luận cháu bị viêm mũi dị ứng. Cháu có điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ khoảng 10 ngày, nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Tình trạng khó chịu như chảy nước mũi vẫn tiếp tục. Bác sĩ cho cháu hỏi làm cách nào để trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng? Bệnh này có thể chữa khỏi được không? Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên. Cháu cảm ơn Lê Linh- Thái Bình Chào bạn Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới các chuyên gia tư vấn xoangbachphuc.vn. Như vậy bạn đã xác định được mình bị viêm mũi xoang dị ứng. Viêm mũi xoang dị ứng là bệnh việm xoang ở người bị dị ứng. Để giải đáp băn khoăn của bạn, chuyên gia xoangbachphuc.vn xin được giải đáp như sau: Viêm mũi dị ứng là bệnh gì? Viêm mũi dị ứng là khái niệm chỉ tình trạng mũi bị viêm và sưng tấy do dị ứng với các tác nhân bên ngoài cũng như tác nhân bên trong cơ thể như: bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí..... Biểu hiện lâm sàng chính là hắt hơi, sổ mũi, tắc mũi. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tình mạng nhưng nó đem đến cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt và học tập của người mắc bệnh trong thời gian dài. Bệnh này làm ảnh hưởng tới hiệu suất tại nơi làm việc cũng như tại trường học, cản trở các hoạt động thể thao, giải trí. Nó thường kết hợp với viêm tai giữa, viêm mũi xoang, suyễn... Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng Những dạng viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng theo mùa (còn được gọi là sốt cỏ khô): Các tác nhân dị ứng xuất hiện theo mùa, dẫn đến căn bệnh viêm mũi dị ứng đồng thời cũng xuất hiện theo mùa. Dị nguyên thường là phấn hoa, các loại nấm mốc,.v.. Dị ứng theo mùa thường gặp nhiều vào mùa xuân, hay mùa hè hoặc cả vào mùa thu (tùy theo vùng) do phấn hoa và các bào tử trong gió, có thể xuất phát từ: cỏ, cây, nấm mốc, lá cây khô... Biểu hiện: Mũi họng có cảm giác khô, Ngứa mũi, Ngứa mắt Ngứa ống tai ngoài,… Hắt hơi, Sổ mũi, Cuốn mũi bị sưng nề, Người mệt mỏi. Viêm mũi dị ứng quanh năm: Tác nhân gây dị ứng cho mũi tồn tại suốt quanh năm, mùa nào cũng có trong môi trường sống của người bệnh. Viêm mũi dị ứng quanh năm gây ra bởi những tác nhân trong nhà như các con ve, mạt, bụi nhà và các mảnh da bong tróc của các thú nuôi, khói bụi, ô nhiễm... Đôi khi, có thể là do các bào tử nấm mốc phát triển ở trên các giấy dán tường, cây trồng trong nhà, rèm thảm, bàn ghế hoặc các vật được bọc vải,… Hoặc một số trường hợp dị nguyên xâm nhập qua đường tiêu hóa, tức là người bệnh sử dụng một số loại thực phẩm, hải sản bị dị ứng, cũng gây ra viêm mũi dị ứng. Biểu hiện Ngạt mũi nhiều, Ít hắt hơi hơn, Niêm mạc mũi bị phù nề, Nhợt nhạt. Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp Loại viêm mũi dị ứng này liên quan đến nghề nghiêp cBệnh liên quan chặt chẽ với nghề nghiệp của người bệnh bởi thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân dẫn đến mũi bị mẫn cảm, bị viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng do dị ứng với thức ăn ( Trường hợp này hiếm gặp, nhưng không phải là không có) Trị dứt điểm viêm mũi dị ứng Chẩn đoán viêm mũi dị ứng Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu viêm mũi dị ứng, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến bệnh viện lớn, uy tín có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe, triệu chứng lâm sàng, để chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán đúng bệnh như: Xét nghiệm: Xét nghiệm dịch mũi Test da Test kích thích… Trị dứt điểm viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây Uống thuốc là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất, bởi nó cắt nhanh các triệu chứng có chịu của bệnh viêm mũi dị ứng Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc kháng sinh dạng nhỏ, xịt, uống nhằm giảm nhanh chóng triệu chứng, ổn định tình trạng bệnh: Nhóm thuốc kháng histamin H1 (histamine là một hợp chất trung gian rất quan trọng trong phản ứng dị ứng), Loại thuốc gây co mạch (ephedrine, naphazolin, xylomethazolin, pseudoepherein, phenylephrin, phenylpropanolamine…), Nhóm corticoid (thông thường được bào chế thành dạng thuốc hít). Việc sử dụng thuốc kéo dài còn có thể khiến nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, những loại thuốc Tây y này thường kèm theo một số tác dụng phụ nguy hiểm như gây buồn ngủ, ngộ độc, hoại tử niêm mạc mũi, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đau thắt ngực, choáng váng, nhức đầu, khó ngủ, chán ăn, run chân tay… Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng Đông y Sử dụng phương pháp Đông y được rất nhiều người tin dùng bởi giảm nhanh biểu hiện viêm mũi dị ứng mà còn tìm tòi tác nhân gây bệnh để điều trị tận gốc. Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng sử dụng phương pháp Đông Y trị viêm mũi dị ứng thường vừa có tác dụng khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc, chống dị ứng… vừa bồi bổ khí huyết, điều chỉnh chức năng của ngũ tạng, dưỡng chính khí, bổ gan, thận, phế, tiến tới cân bằng âm dương, cải thiện sức khỏe cơ thể để nhanh khỏi bệnh, ít tái phát, những tình trạng bệnh khác cũng khó có thể xâm nhập được. Rượu tỏi chữa viêm xoang mũi dị ứng hiệu quả Phương pháp thay đổi miễn dịch: Phương pháp này hay còn gọi là miễn dịch liệu pháp - immunotherapy. Chỉ khi 2 biện pháp trên không mang lại hiệu quả cao thì người ta mới xem xét đến phương pháp này. Ngoài ra, mục tiêu của điều trị viêm mũi dị ứng là làm giảm triệu chứng, tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng để bệnh không tái phát. Chính vì vậy bệnh nhân cần xác định được dị nguyên và hạn chế tiếp xúc và cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất để giảm thiểu tác động của bệnh đến sức khỏe: Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh: Trong khi điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi vào các đám đông nơi công cộng Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ sau khi ra bên ngoài trời Vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng trong nhà sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa hoặc các chất nặng mùi khác. Với trường hợp viêm mũi dị ứng do thời tiết cần: Giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi trời lạnh, Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ ăn uống hợp lý, Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Xem thêm: Mẹo trị viêm mũi dị ứng
Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam
Theo số liệu thống kê, số bệnh nhân viêm mũi dị ứng chiếm tới 40 - 45%. Nhất là vào thời điểm giao mùa như hiện nay, bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang tăng lên đáng kể. Điều trị viêm mũi dị ứng, có rất nhiều cách khác nhau từ Tây Y đến Y học cổ truyền. Hầu hết các phương pháp cho kết quả riêng. Ngày nay, rất nhiều người tìm đến chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam vì tin tưởng nhất là không có tác dụng phụ, dễ tìm, dễ dùng và mang lại hiệu quả tốt. Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam hiệu quả Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh thường gặp ở hầu hết mọi người có cơ địa yếu và dễ mẫn cảm với các tác nhân từ môi trường bên ngoài, những người có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm dễ mắc hơn. Người bệnh khi bị viêm mũi gặp khá nhiều phiền toái với những triệu chứng khó chịu: hắt hơi nhiều, chảy nhiều nước mũi, ngạt mũi, tắc mũi và kèm theo chảy nước mắt. Viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm, song cũng gây rất nhiều phiền toái trong giao tiếp. Lý do gây viêm mũi dị ứng: Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng nhưng không thể không nhắc đến những lý do dưới đây: Khi có các dị nguyên tác động vào mũi Khi sử dụng nững thực phẩm không hợp với cơ địa Gặp sự thay đổi các yếu tố của môi trường: độ ẩm, nhiệt độ Khi cơ thể gặp phải virut, vi khuẩn xâm nhập Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam Ngày nay, khi trên thị trường có quá nhiều dòng thuốc tân dược được quảng cáo, những tác dụng phụ của nó không phải không có và rất ảnh hưởng đến sức khỏe, thì nhiều người tìm đến thuốc nam để điều trị, và thuốc nam rất được nhiều người tin dùng khi tác dụng của nó vô cùng hiệu quả. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng quả ké đầu ngựa Cách làm: lấy 1 lượng quả ké đầu ngựa vừa phải Cho lên chảo sao nhỏ lửa đến khi quả ké đầu ngựa chuyển sang màu xám Tiếp đến, nên đổ quả ké đã được sao xong ra đất (còn gọi là hạ thổ). Đem quả ké đầu ngựa đi nghiền mịn thành bột và cho vào lọ thủy tinh đậy kín, bảo quản ở nới khô thoáng để dành dùng dần. Cách dùng Mỗi lần dùng nê n lấy 1-2 thìa bột quả ké đầu ngựa pha với 1 cốc nước ấm, khuấy đều cho tan và uống Uống duy trì hàng ngày trong 2 tuần. Mỗi ngày uống 3 lần Hoặc Bạn có thể nên kết hợp ké đầu ngựa với các vị thuốc khác như: Tân di, bạch chỉ, bạc hà… Sắc nước ké đầu ngựa với các vị thuốc trên cũng rất tốt Trị viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc Hạt gấc có khá nhiều công dụng bởi có chứa các tinh chất giúp kháng histamin, chống lại các phản ứng dị ứng, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng phù do dị ứng gây ra. Khi kết hợp hạt gấc với rượu 40 độ sẽ mang lại tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm nhanh, mang lại hiệu quả trị bệnh viêm mũi dị ứng. Cách sử dụng hạt gấc: 20 hạt gấc chín, đem nướng cho cháy xém lớp vỏ rồi giã dập. Cho hết vào bình thủy tinh và chế rượu vào sao cho ngập hạt gấc, ngâm trong khoảng 5 ngày là dùng được. Khi dùng chỉ cần thấm rượu vào bông gòn và đắp lên vùng sống mũi sẽ giúp giảm sưng đau nhanh và tiêu tan các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Hạt gấc ngâm rượu Trị viêm mũi dị ứng bằng cây hoa kinh giới Theo những thông tin nghiên cứu, cây kinh giới đã được chứng minh có tác dụng trong việc tiêu diệt khuẩn, chống viêm, giúp giải mẫn cảm của các tế bào trung gian gây dị ứng khá hiệu quả Cách dùng cây ngải cứ chữa viêm mũi dị ứng cũng khá đơn giản: Lá kinh giới rửa sạch, sao khô cất dùng dần Khi dùng lấy 1 muỗng lá kinh giới khô hãm trong một cốc nước sôi như hãm chè Để tăng thêm hương vị, bạn có thể bổ sung thêm một 1 thìa cà phê mật ong. Uống mỗi ngày 2-3 cốc nước kinh giới vào sáng, tối Uống liên tục 2-3 ngày các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ thuyên giảm Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng từ nghệ tươi Công dụng của nghệ tươi như nhiều người biết nghệ có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, hồi phục vết thương, tăng cường miễn dịch nên rất phù hợp trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Cách sử dụng: Lấy 1/2 thìa bột nghệ trộn với 1 thìa mật ong rồi uống mỗi ngày 1 ly để giúp giảm dần các dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng. Mặc dù tốt như vậy nhưng nếu dùng không đúng liều lượng có thể gây hại, vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Mẹo trị viêm mũi dị ứng Chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp điều trị viêm mũi dị ứng Để đạt hiệu quả cao và cần kết hợp với việc bảo vệ, phòng ngừa tình trạng bệnh phát triển cần lưu ý các điểm sau: Chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung các loại rau quả tươi, hạn chế các loại thức ăn gây dị ứng, các đồ ăn cay nóng và các chất kích thích.. Vệ sinh mũi xoang sạch sẽ, sử dụng nước muối sinh lý để rửa và thông mũi Khi ra ngoài nhớ đeo khẩu trang tránh tác nhân tiếp xúc trực tiếp Tránh tiếp xúc với môi trường gây viêm xoang như khói bui, thuốc lá, hóa chất bảo vệ mũi khi thời tiết thay đổi. Chú ý theo dõi tình trạng bệnh để điều chỉnh điều trị phù hợp và nâng cao hiệu quả điều trị Xem thêm: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng
Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng tại nhà ai cũng nên biết
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, nên nhiều người nghĩ viêm mũi là bình thường, không đi khám. Chính vì vậy bệnh dễ trở thành mãn tính và biến chứng thành những bệnh khác gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc trị viêm mũi dị ứng mà ai cũng nên biết để áp dụng điều trị ngay từ lúc bệnh mới hình thành. Gừng tươi, quế và mật ong giúp trị viêm mũi dị ứng hiệu quả Viêm mũi dị ứng là gì Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí.... Tuy không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng lại gây những khó chịu đáng kể cho người bệnh trong thời gian kéo dài. Xem thêm: Viêm mũi dị ứng Biểu hiện rõ rệt của viêm mũi dị ứng Hắt hơi liên tục, Ngứa mũi, Chảy nước mũi, Nghẹt mũi Chảy nước mắt Có thể thêm một số triệu chứng như: Đau họng, Ho khan, Mệt mỏi, Đau đầu, Suy nhược Có quầng thâm dưới mắt Bài thuốc trị viêm mũi dị ứng tại nhà ai cũng nên biết Nhỏ nước muối sinh lý rửa mũi Nhỏ nước muối sinh lý rửa mũi thường xuyên giúp loại bỏ các chất nhầy từ mũi để mũi luôn sạch sẽ và được sát khuẩn chính là cách đơn giản và bền vững nhất để trị viêm mũi dị ứng. Bạn nên nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên, nhất là khi đi bên ngoài đường bụi bặm về giúp vệ sinh mũi, loại bỏ vi khuẩn Xem thêm: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng Trị viêm mũi dị ứng với tỏi tươi Công dụng của tỏi tươi Thành phần của tỏi có chứa chất alcin, quercetin là các chất chống histamin, kháng viêm tự nhiên, dùng trị các bệnh viêm nhiễm, bệnh dị ứng viêm khá tốt nên được xem là “thần dược” trong điều trị viêm mũi dị ứng. Cách dùng Ăn sống vài nhánh tỏi để giảm phản ứng viêm tức thì Ép nước tỏi và hòa với 2 thìa cà phê mật ong rồi nhỏ mũi 3 lần/ ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt Ăn vài nhánh tỏi tươi hoặc ép nước nỏi hòa mật ong trị viêm mũi dị ứng Trị viêm mũi dị ứng với hạt gấc Công dụng của hạt gấc: Theo nghiên cứu hạt gấc có tinh chất giúp kháng histamin, chống lại các phản ứng dị ứng, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, sưng phù do dị ứng gây ra. Khi kết hợp hạt gấc với rượu nó còn giúp khử khuẩn, kháng viêm nhanh rất hiệu quả cho điều trị viêm mũi dị ứng. Cách dùng 20-25 hạt gấc đem nướng cho đen phần vỏ Lấy cối giã nhỏ rồi dùng rượu ngâm chỗ hạt gấc đã giá nát. Ngâm sau 1 ngày dùng bông chấm dung dịch rượu ngâm và bôi lên sống mũi sẽ giúp giảm sưng, giảm đau , giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp dùng các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ, đắp tại chỗ. Trị viêm mũi dị ứng với gừng tươi: Công dụng của gừng tươi Tinh chất trong gừng tươi hoạt động như một chất chống histamine tự nhiên và có tính kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường miễn dịch làm giảm các triệu chứng viêm mũi như chảy nước mũi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho và thậm chí giảm đau đau đầu. Cách dùng 1 củ gừng nhỏ đem rửa sạch, thái lát chỉ nhỏ Cho vào nồi , bỏ thêm 1 miếng quế nhỏ đổ nước đun sôi trong 5 phút. Rót ra cốc thêm 1 thìa mật ong khoắng đều và uống khi còn nóng. Trị viêm mũi dị ứng bằng cách xông hơi với tinh dầu Công dụng của xông hơi Xông hơi với tinh dầu có tác dụng loại bỏ chất nhầy mũi dư thừa, giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, chảy mũi và đau họng cũng được giảm bớt rõ rệt nếu bạn thường xuyên xông hơi Cách dùng Chuẩn bị Vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu đàn hương 1 bát lớn Nước vừa đun sôi Thực hiện: Nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát, đổ nước đun sôi vào. Hít hơi nước bốc lên từ bát, bạn cần trùm khăn lớn qua. Hít hơi nước trong 5-10 phút sau đó thổi mũi của bạn kĩ lưỡng. Hoặc có thể tắm nước nóng có hơi nước cũng có tác dụng chữa viêm mũi dị ứng phần nào. Trị viêm mũi dị ứng với nghệ Công dụng của nghệ Nghệ có tác dụng chống viêm và hồi phục vết thương mạnh mẽ, tính chất chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường miễn dịch, trị bệnh dị ứng khá hiệu quả. Nghệ giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như ho, tắc nghẽn, miệng khô và hắt hơi. Trong điều trị viêm mũi dị ứng công dụng này khá hiệu quả. Cách dùng Lấy 1/2 thìa bột nghệ đem trộn với 1 thìa mật ong rồi uống ngày 1 ly như vậy sẽ giúp các dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng thuyên giảm khá rõ rệt và giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ và nhanh khỏi bệnh hơn Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Xem thêm: Mẹo trị viêm mũi dị ứng Trên đây là những bài thuốc trị viêm mũi dị ứng tại nhà, đơn giản, dễ làm mà ai cũng nên biết. Mong rằng những thông tin này giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho mình và cho cả gia đình được hiệu quả nhất. Hoặc bạn có thể sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục – đã được hàng ngàn bệnh nhân áp dụng và cho kết quả rất khả quan. Nhiều người đã dứt được bệnh kéo dài hàng mấy chục năm trời. Điều thành công hơn nữa đó là nếu sử dụng theo đúng lộ trình khuyến cáo, người bệnh có thể phòng tránh tái phát trở lại rất tốt. Để tìm mua sản phẩm giải mẫn ở các nhà thuốc gần nhà hãy xem TẠI ĐÂY Để tìm mua Xoang Bách Phục ở nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY