Chào bác sĩ, tôi năm nay 42 tuổi, tôi thường xuyên khó chiuij ở mũi, nhất là thời tiết giao mùa, hoặc trời khô hanh toi thường hắt hơi liên tục, chảy nước mũi nhiều. Tôi có đi khám được bác sĩ chẩn đoán bị viêm mũi dị ứng. Mặc dù đã uống thuốc theo liệu trình bác sĩ kê đơn và chữa nhiều nơi, uống nhiều thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc Tây nữa Tôi cảm ơn bác sĩ Nguyễn Văn Dũng- Hà Nội Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên gia tư vấn xoangbachphuc.vn. Sau đây là những thông tin về viêm mũi dị ứng cho câu hỏi của bạn Viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng và có dấu hiệu chảy mũi, nghẹt mũi, đau mũi, ngứa mũi, bệnh lí thường gặp ở những người đang đi làm và đi học. bệnh không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều tới công việc, học tập và hinh soạt của người bệnh. Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng Các dạng của viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng theo mùa Viêm mũi dị ứng quanh năm Viêm mũi dị ứng không thường xuyên Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp Viêm mũi dị ứng theo mùa: Yếu tố gây dị ứng: Phấn hoa Bụi nấm mốc ngoài trời Người bị dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với các loại phấn hoa khác Viêm mũi dị ứng quanh năm: Yếu tố gây dị ứng: Bụi trong nhà hoặc bụi ngoài trời Lông chó mèo (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi…) Côn trùng gián và các loại vật gặm nhấm cũng gây viêm mũi dị ứng quanh năm Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Yếu tố gây dị ứng: Bụi nhà Nấm mốc Phấn hoa Đặc biệt khi không còn tiếp xúc với những yếu tố trên thì người bệnh không còn thấy các triệu chứng của viêm mũi dị ứng nữa. Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra đối với thức ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy. Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Yếu tố gây dị ứng: Có thể là bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa…. Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không? Viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị mà các bác sĩ đưa ra. Bệnh nhân không nên coi thường bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và chữa bệnh không triệt để, điều trị sai cách . Bởi bệnh để lâu không điều trị sẽ dấn tới những biến chứng nặng hơn như: viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang, nghiêm trọng hơn trong mũi sẽ xuất hiện polyp… Bệnh được điều trị bằng: Dùng thuốc kháng sinh, Thuốc kháng viêm, Thuốc chống chảy mũi: Thuốc nghẹt mũi: Thuốc chống nghẹt mũi Phương pháp tiêm chất kháng nguyên: Có thể tăng dần liều lượng tiêm chất kháng nguyên gây bệnh sau khi đã kiểm tra và biết chính xác người bệnh dị ứng với loại kháng nguyên nào. Hầu hết người bệnh đều thành công với phương pháp này. Tuy nhiên thời gian điều trị phải kéo dài từ 4 đến 5 năm mới đạt được kết quả cao. Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Lưu ý: Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị. Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi quá lâu bởi thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như hồi hộp, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, lo âu, quánh đàm. Ngoài dùng những loại thuốc để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân cần lưu ý những biện pháp phòng ngừa và dùng song song với biện pháp sử dụng thuốc điều để có thể điều trị viêm mũi một cách hiệu quả nhất: Thường xuyên đeo khẩu trang để tránh các tác nhân gây hại như khói bụi, hương liệu, nước hoa, nấm mốc.. trong khi hoạt động hoặc làm việc tại các xí nghiệp. Tránh khói thuốc, khói xe và các tác nhân gây hại khác. Sau khi tiếp xúc bên ngoài, nơi công cộng cần vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn trên người. Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý (có thể mua tại tất cả các nhà thuốc) Vệ sinh nhà của, phòng ngủ sạch sẽ: lau nhà, quét nhà và vệ sinh nhà cửa. Chăn, gối, nệm, cửa và màn cửa phải luôn sạch sẽ và được phơi dưới ánh nắng mặt trời. Hạn chế cho trẻ chơi thú nhồi bông. Song song với những loại thuốc Tây điều trị viêm mũi dị ứng , thì dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu quả như dùng tỏi, cây xuyến chi, lá ngải cứu....mà các bạn có thể áp dụng hàng ngày mà không lo tác dụng phụ. Nên xem: Mẹo chữa viêm mũi dị ứng Mong rằng với những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm mũi dị ứng và có thể trả lời được viêm mũi dị ứng có thể chữa khỏi được không và dùng phương pháp nào để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng được hiệu quả nhất, góp phần đẩy nhanh tiến độ điều trị, rút ngắn thời gian điều trị và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu lạ, bất thường xảy ra. Chúc bạn có nhiều sức khỏe!
Viêm mũi dị ứng
Trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp dân gian
Thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường, khói bụi là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới những bệnh về tai mũi họng, nhất là bệnh về viêm mũi, viêm xoang. Việc dùng những bài thuốc dân gian từ thảo dược tụ nhiên là lựa chọn hàng đầu cho phương pháp điều trị. Dưới đây là những cách trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp dân gian các bạn có thể tham khảo nhé. Tỏi và mật ong, phương pháp giân dan trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng Bệnh viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị sưng tấy, bị viêm do các tác nhân ảnh huưởng trực tiếp như: môi trường bị ô nhiễm, liên tục tiếp xúc với khói bụi, lông, tơ, thời tiết thay đổi, nhiệt độ ẩm thấp, hoặc do bị mắc một số bệnh về đường hô hấp có liên quan đến vùng tai mũi họng. Bệnh tuy không đe doạ tính mạng, nhưng viêm mũi dị ứng gây lên những khó chịu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng Những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng Hắt hơi: Đây là triệu chứng điển hình của viêm xoang mũi dị ứng. Người bệnh bị viêm mũi dị ứng thường hắt hơi đột ngột, hắt hơi nhiều lần, liên tục và kéo dài. Hiện tượng này xuất hiện nhiều lần và lặp lại. Nhiều khi người bệnh hắt hơi nhiều dẫn tới ù tai, đầy tai và đau đầu. Ngứa mũi: Khi bị viêm mũi dị ứng, triệu chứng không thể bỏ qua cửa bệnh đó là ngứa mũi, Ngoài ra, người bệnh ngứa họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài. Chảy nước mũi: Triệu chứng này thường đi kèm với ngứa mũi với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Dấu hiệu này thường kéo dài, bị cả 2 bên mũi, nước mũi trong suốt, không có mùi. Tắc nghẹt mũi: Triệu chứng này khiến người bệnh phải thở bằng miệng, có một số trường hợp còn cảm thấy ngạt thở, khó thở. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Trường hợp nặng có thể hoàn toàn mất mùi và mất vị giác, khó tập trung. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp dân gian Lá ngải cứu Tác dụng của lá ngải cứu Trong Đông Y, lá ngải cứu là một vị thuốc có đặc tính giúp giảm đau, kháng viêm, giảm kích ứng, có thể điều trị tích cực bệnh viêm mũi dị ứng Cách dùng: 100g ngải cứu( dùng lá và ngọn thân non) Rửa sạch với nước Phơi ở nới gió nhẹ, mát mẻ cho héo bớt nhặt lấy lá và ngọn thân non. Sau phơi 8 tiếng đem giã chỗ lá ngải cứu đó Cuốn chỗ lá giã vào giấy nhỏ như hình điếu thuốc Đốt hơ trên một số huyệt trên đỉnh đầu. Lưu ý: Đây là bài thuốc chữa mẹo nên cần tham khảo thêm các danh y để biết áp dụng đúng nhất và cần cẩn thận tránh để bị cháy xém tóc. Lá ngải cứu trị nhiều bệnh trong đó có bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả Tỏi Tác dụng của tỏi: Từ xa xưa, mọi người đã biết dùng tỏi như một vị thuốc kháng sinh tự nhiên Giúp chữa bệnh cúm Giúp tăng sức bền. Tỏi còn có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh. Cách sử dụng Ép tỏi lấy dịch, 1 chút mật ong , Hai thứ pha theo tỷ lệ 1 phần dịch tỏi, 2 phần mật ong. Hòa đều vào nhau rồi thấm vào bông gòn (đừng nên thấm quá ướt) và nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần hoặc nhỏ mũi ngày 3 lần nhỏ Hoa ngũ sắc( hoa cứt lợn) Cách 1: Hoa ngũ sắc tím tươi 10 cái đem rửa thật sạch, Nghiền chỗ hoa ngũ sắc ngâm với 10ml cồn 70 độ Lọc qua gạc lấy được 1 dung dịch màu xanh Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, Mỗi bên đặt khoảng 10 phút. Cách 2: Hoa ngũ sắc tím tươi 1 cái, Lá khế tươi 2 cái, Lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch để ráo nước Đem nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, Mỗi bên để 15 phút. Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Phòng và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng Những người có cơ địa dị ứng cần cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng, không nên nuôi chó, mèo hoặc hạn chế tiếp xúc với chó mèo trong nhà, hạn chê stieeps xúc với thông thú, bụi bẩn và phấn hoa Vệ sinh chăn, ga, gối, đệm định kỳ, tránh để các ký sinh trùng có cơ hội sinh sống và phát triển. Vệ sinh cá nhân, răng miệng hàng ngày, không hút thuốc, không sử dụng các loại thực phẩm bị dị ứng. Khi dọn vệ sinh, cần đeo khẩu trang, thời tiết lạnh cần giữ ấm cho cơ thể, tránh để hít phải khí lạnh Nếu bị bệnh viêm mũi dị ứng cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển thành viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn... Xem thêm: Mẹo trị viêm mũi dị ứng Ngoài những biện pháp trên, người bệnh nên chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, thể dục thể thao đầy đủ giúp tăng sức đề kháng và giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. Song song với beienj pháp phòng ngừa và điều trị, người bệnh nên rửa mũi thường xuyên bằng dung dịch muối sinh lý để làm sạch khoang mũi, loại bỏ vi khuẩn có hại. Mong rằng những thông tin bài viết sẽ có ích cho bạn, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất
Viêm mũi xuất tiết là gì?
Môi trường sống không lành mạnh, sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, mắc một số bệnh về cơ quan hô hấp là mọt trong số những nguyên nhân của những bệnh viêm mũi. Đáng kể hơn là bệnh viêm mũi xuất tiết là một trong những căn bệnh về đường hô hấp rất thường gặp. Vậy nhiều người băn khoăn bệnh viêm mũi xuất tiết là gì ? Dấu hiệu và điều trị ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé. Rửa mũi thường xuyên để các dịch tiết, vi khuẩn chảy ra ngoài Bệnh viêm mũi xuất tiết là gì ? Viêm mũi xuất tiết (hay còn gọi là bệnh viêm mũi họng xuất tiết, viêm mũi sung huyết) là tình trạng trong mũi và họng có dịch nhầy. Bệnh thường xuất hiện trong trường hợp cảm cúm hay viêm mũi họng cấp. Triệu chứng này sẽ xuất hiện trong khoảng từ 5 – 7 ngày và có thể tự khỏi. Đây có thể là triệu chứng bình thường khi niêm mạc họng bị viêm. Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng Nguyên nhân của viêm mũi xuất tiết Viêm mũi xuất tiết chủ yếu xuất hiện do các nguyên nhân chính như sau: Nguyên nhân chủ yếu của viêm mũi xuất chủ yếu là do sự thay đổi bất chợt của thời tiết khiến nhiều người kịp thích ứng, nhất là đối với những người có cơ địa kém, dễ dị ứng. Đặc biệt là giai đoạn giao mùa, trời chuyển từ nonsng sang lạnh, hoặc từ lạnh sang nóng đột ngột khiến bệnh dễ “bùng phát” hơn… Ô nhiễm môi trường, không khí, khói bụi, khói thuốc lá, khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ… cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tốc lượng vi khuẩn gây bệnh trong khoang mũi. Những người sức đề kháng yếu, không có sức chống lại vi khuẩn như trẻ nhỏ, người già dễ mắc bệnh viêm mũi xuất tiết hơn những người độ tuổi lao động có sức khỏe tốt. Triệu chứng của viêm mũi xuất tiết Biểu hiện đặc trưng của viêm mũi xuất tiết là triệu chứng xung huyết lan tỏa và phù nề nhiều ở niêm mạc mũi, đôi khi còn bị nề tím: Ngạt mũi: thường hai bên, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc cơ thể suy yếu. Chảy mũi nhầy liên tục, nhiều, chất nhầy có thể đục, nhưng không có mùi hôi. Sưng hay phù nề niêm mạc mũi, cuốn mũi dưới to. Sưng phù nề mũi, đau mũi Bên cạnh đó, khi bị bệnh cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng gần giống như chứng viêm mũi cấp tính như: Khi thay đổi thời tiết, sức đề kháng kém đi xuất hiện ngạt hai bên cánh mũi. Mũi bị chảy dịch nhầy liên tục, nhiều và trong thời gian dài. Ban đầu, chất nhầy trong và không có mùi hôi. Nhưng theo thời gian ủ bệnh, chất nhầy có thể chuyển sang thể đục. Bị sưng hoặc phù nề ở niêm mạc mũi, cuốn mũi dưới to. Người bệnh còn có thể bị tắc nghẽn mũi gây khó thở. Nguyên nhân là do các ổ mũ trong hốc mũi đặc lại, bịt kín đường không khí vào. Nếu nằm ở tư thế nghiêm người hoặc nằm ngửa, bệnh nhân sẽ càng bị nghẹt mũi nặng hơn. Không chỉ vậy, viêm mũi xuất tiết còn có thể ảnh hưởng đến khứu giác của người bệnh. Người bệnh không chỉ cảm thấy khó thở mà họ còn khó ngửi, khó có thể cảm nhận được mùi hương của thức ăn và mọi thứ xung quanh. Phương pháp điều trị viêm mũi xuất tiết Khi mắc viêm mũi xuất tiện, người bệnh thực hiện những phương pháp sau để có thể giảm triệu chứng bệnh một cách nhanh nhất Vệ sinh khoang mũi Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Xịt nước muối vào một bên mũi rồi tự cho chảy ra ngoài sau đó đổi bên. Thực hiện liên tục nhiều lần trong ngày, trong khoảng từ 3 – 5 ngày để các dịch tiết chảy hết ra ngoài, theo đó các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh cũng theo đó mà chảy ra. Dùng thuốc trị viêm mũi xuất tiết Khi tình trạng bệnh đã nặng, qua thăm khám bắc sĩ bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định: Dùng thuốc giảm xuất tiết, Thuốc làm khô niêm mạc mũi Thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết… để điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng nếu không có đơn của bác sĩ điều trị. Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân dùng thêm Dùng khí dung, Chiếu tia sóng ngắn vào vùng mũi, Điện di dung dịch Novocain 5%. Nếu những phương pháp trên không có kết quả có thể chỉ định đốt cuốn mũi dưới bằng côte điện. Có thể bạn quan tâm: Thuốc chữa viêm mũi xuất tiết dị ứng Có rất nhiều phương pháp để điều trị dứt điểm chứng viêm mũi xuất tiết. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý tùy chọn cách chữa bệnh cho mình mà cần phải kiểm tra kỹ lưỡng, xác định nguyên nhân gây bệnh, đồng thời xem xét thể trạng cũng như mức độ bệnh như thế nào… Việc dùng thuốc cần tuân theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ nhằm mang lại hiệu quả cao và tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bệnh nhân tốt nhất nên làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, ăn uống đủ chất kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học để bệnh mau bình phục Nên xem: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm mũi xuất tiết, mong rằng các bạn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Khi có dấu hiệu của bệnh viêm mũi xuất tiết hay viêm mũi nói chung, bạn hãy nhanh chóng đến khám và điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín để bệnh tình được kiều trị kịp thời nhất.
Viêm mũi dị ứng là gì
Theo thống kê có khoảng 10 - 15% dân số (tương đương 10 triệu người) bị viêm mũi dị ứng. Trong đó, tỉ lệ người mắc bệnh tại Hà Nội và TP. HCM đang có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây, bởi Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới, những bệnh như viêm mũi có xu hướng ngày càng tăng. Vậy bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Các bạn đã thự sự hiểu về nó chưa? Dưới đây là những thông tin tin cậy về bệnh viêm mũi dị ứng. Những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới viêm mũi dị ứng Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp như: môi trường bị ô nhiễm, liên tục tiếp xúc với khói bụi, lông, tơ, thời tiết thay đổi, nhiệt độ ẩm thấp, hoặc do bị mắc một số bệnh về đường hô hấp có liên quan đến vùng tai mũi họng. Đây là một dạng phản ứng của cơ thể chống lại dị nguyên này. Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng Nguyên nhân dẫn tới viêm mũi dị ứng Dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại kháng nguyên lạ gây dị ứng. Viêm mũi dị ứng do các hiện tượng dị ứng (nhất là người có cơ địa dị ứng) gây ra. Khi cơ thể bị kháng nguyên lạ tấn công sẽ sinh ra kháng thể để chống lại. Những lần sau, khi kháng nguyên tấn công sẽ gặp phải sự kháng cự quyết liệt của kháng thể dẫn đến những rối loạn dị ứng. Khi bạn hít phải dị nguyên, hệ miễn dịch của bạn sẽ sinh ra histamine – một chất hóa học tự nhiên để bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng và gây ra viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng chỉ là biểu hiện tại chỗ của bệnh dị ứng. Một số dị nguyên có khả năng gây nên viêm mũi dị ứng như: Khói bụi, Phấn hoa, Các hóa chất, Bụi từ sợi bông , vải, sợi, lông (chó, mèo, gia cầm), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt...), Khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy), Một số thực phẩm (tôm, cua, ốc...), Một số dược phẩm (aspirin, kháng sinh) hoặc do thời tiết (lạnh, nóng đột ngột, ẩm ướt). Do niêm mạc họng bị kích thích gây ra viêm kèm theo nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn gây bệnh cơ hội hay gặp là S. pneumoniae, H. influenzae, cầu khuẩn (tụ cầu, liên cầu). Những loại dị ứng này tạo ra lớp nhầy niêm mạc của hệ thống hô hấp như mũi, họng, xoang... gây hiện tượng ngứa, hắt hơi. Hắt hơi là phản xạ nhanh của cơ thể nhằm tống vật lạ ra khỏi niêm mạc. Biện pháp chẩn đoán viêm mũi dị ứng Cẩn đoán qua triệu chứng: Bác sĩ cần hỏi bạn về các triệu chứng bạn gặp phải để xác định bạn thuộc loại dị ứng theo mùa hay dị ứng quan năm Xét nghiệm: Xét nghiệm da bằng cách bôi một số chất lên da, nếu da bạn xuất hiện những đốm đỏ, bác sĩ sẽ biết được nguyên nhân bạn bị dị ứng. Xét nghiệm máu: Biện pháp xét nghiệm máu hay còn gọi là thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ (Radioallergosorbent test – RAST). Bạn sẽ được kiểm tra lượng kháng thể miễn dịch Ig E để xác định dạng dị ứng cụ thể trong máu, RAST có thể đo được mức độ ảnh hưởng của chất gây dị ứng. Điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả Các loại thuốc Một số loại thuốc thường dùng để giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng: Thuốc kháng histamine: Loại thuốc này có tác dụng ngăn việc sản sinh histamine. Thuốc kháng histamine có thể dạng uống hoặc ở dạng xịt mũi. Dung dịch phun chống nghẹt mũi: Thuốc xịt này có tác dụng giảm triệu chứng nghẹt mũi của bạn, nhưng hãy chú ý không dùng quá 3 ngày; Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid: Tác dụng của thuốc xịt này rất có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc tiêm chống dị ứng Khi bạn bị viêm mũi dị ứng quá nặng, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiêm thuốc chống dị ứng (liệu pháp miễn dịch). Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng tiêm thuốc chống dị ứng đến khi nào triệu chứng của bệnh được kiểm soát. Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT) Phương pháp này sử dụng thuốc đặt dưới lưới, tuy nhiên nó có thể có tác dụng phụ như: ngứa miệng, tai, và rát họng Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Ngoài ra có thể sử dụng những bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ dân gian mà không lo gây tác dụng phụ, có thể dùng được trong khoảng thời gian dài không lo mệt mỏi, an toàn. Chế độ sinh hoạt, phòng ngừa Vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt). Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào hạn chế và tránh xa khói thuốc đọc hại Không nên ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc). Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với với bụi (bụi trong nhà và bụi ngoài đường), đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và lúc ra đường. Để góp phần hạn chế bị viêm mũi dị ứng không nên nuôi chó, mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa tiếp xúc với chúng Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm. Khi nghi ngờ bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính đưa đến viêm họng, phế quản dị ứng, hen suyễn. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc để điều trị. Xem thêm: Cách chữa viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi là một bệnh khá thông dụng mà nhiều người mắc phải, bệnh viêm mũi dị ứng được coi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào trong hệ hô hấp, tuy nhiên nếu không được kịp thời điều trị bệnh có thể dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Bệnh điều trị khó khăn hơn, và có thể biến chứng thành viêm xoang. Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là một trong những căn bệnh hô hấp rất thường hay gặp phải hiện nay. So với bệnh viêm mũi dị ứng, tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm có mức độ nặng hơn. Người bệnh thường xuyên bị các loại vi khuẩn tấn công và không được chữa trị kịp thời, gây ra tình trạng bội nhiễm. Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm, tuy nhiêm dưới đây là một số nguyên nhân chính: Nguyên nhân hàng đầu không thể không nhắc đến chính là nấm mốc, bụi bẩn Do tiếp xúc với khói bụi, lông thú: Lông chó, mèo, phấn hoa…. Do bị viêm mũi dị ứng mà chưa được điều trị có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Bệnh nhân bị dị ứng với một vài sản phẩm tẩy rửa hay mỹ phẩm bày bán ở trên thị trường mà không hề biết. Do sự tác động mạnh mẽ của các loại virus và vi khuẩn trong khi đó sức đề kháng của cơ thể lại yếu. Nguyên nhân viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể phù thuộc vào cơ địa của từng người và do cùng tiếp xúc với một dị nguyên nhưng có người mắc có người lại không mắc bệnh. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác dẫn tới bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm có thể kể đến một số loại thực phẩm như trứng, sữa các loại đậu hay hải sản, thuốc kháng sinh… Triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm có rất nhiều biểu hiện giống với bệnh viêm xoang nên đa phần người bệnh thường bị nhầm lẫn giữa 1 bệnh. Để nhận biết được viêm mũi dị ứng ta có thể điểm qua những triệu chứng sau: Chảy nước mũi: Đây là triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện của viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Những cơn hắt hơi thường xảy đến đột ngột trước nguồn dị ứng, bệnh nhân có thể hắt hơi liên tục trong một lần hoặc tái diễn nhiều lần trong một đợt dị ứng. Thông thường nước mũi có màu trong và nước chảy liên tục Nước mũi màu vàng đục: Chảy nước mũi khi bị mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm sẽ mang màu vàng đục, chảy theo từng cơn với lượng nước nhiều. Nghẹt mũi và tắc mũi: Sau khi những triệu chứng ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi thì tắc ngạt mũi xuất hiện là hiện tượng tất yếu bởi khi nước mũi chảy nhiều và những kích thích bên trong khoang mũi khiến niêm mạc mũi bị phù nề, sưng tấy khiến hô hấp khó khăn. Người bệnh phải thở bằng miệng. Bệnh nhân bị ngạt mũi một bên, có thể cả hai bên. Ngứa mũi: Biểu hiện ngứa mũi của viêm mũi dị ứng bội nhiễm là do niêm niêm mạc mũi phản ứng trước các tác nhân gây dị ứng, có trường hợp ngứa cả mắt, họng và da ống tai ngoài. Ngoài ngứa mũi còn có ngứa mắt và ngứa tai. Hắt xì, ngứa mũi, chảy nước mũi là những triệu chứng của viêm mũi dị ứng bội nhiễm Biện pháp phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm Việc điều trị căn bệnh nguy hiểm này vô cùng khó khăn và phải tốn rất nhiều thời gian, chính vì thế, người bệnh cần kiên trì tuân theo các phương pháp điều trị của bác sĩ. Vì khi mắc viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nghĩa là người bệnh đang mang trong mình các loại virus chứ không phải những vi khuẩn thông thường như một vài bệnh viêm mũi dị ứng khác. Làm các xét nghiệm cùng bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Do yếu tố kháng nguyên lạ tiếp xúc, xâm nhập thì bệnh rất dễ điều trị. Khi đó các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tuyệt đối hạn chế tiếp xúc với các các dị nguyên gây bệnh này. Do nhiễm khuẩn bởi các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn… Khi đó người bệnh cần đến thăm khám, gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được xác định chính xác và điều trị đúng cách. Các loại thuốc điều trị: Các loại kháng sinh chứa thành phần amoxicilin, erythromyxin, cephalexin Thuốc phòng ngừa chứng co thắt phế quản salbutamol theophylin Các loại thuốc kháng histamine Thuốc long đờm Thuốc an thần. Những đơn thuốc trên chỉ phù hợp chống và chữa bệnh viêm mũi dị ứng trong một thời gian ngắn. Điều trị trong thời gian bằng những đơn thuốc trên gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, và gây những biến chứng nguy hiểm. Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Vì vậy ra trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm tại bệnh viện, người bệnh cần kết hợp những cách phòng ngừa và lưu ý để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh trở nên tốt hơn bằng những cách phòng ngừa và điều trị sau: Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mắt mũi, mũi, họng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ tránh vi khuẩn Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp làm tăng tính sát khuẩn, kháng viêm, chống và ngăn ngừa những tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển Chú ý ăn uống nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt là các loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây; chất đạm; sắt… nhằm tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch và khả năng chống bệnh một cách mạnh mẽ. Uống nhiều nước, ăn những loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, soup, phở… Khi có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ C, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm hạ sốt ngay. Điều này sẽ tránh được tình trạng bệnh lý ngày càng nặng và các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện Khi có dấu hiệu khó thở, thở hổn hễn, đau tức nhiều tại vùng ngực, cơ thể đột nhiên tím tái… người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời. Xem thêm: Cách chữa trị viêm mũi dị ứng Để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra, người bệnh cần tuân theo sự chỉ định điều trị và hướng dẫn của bác sĩ để biết khi nào cần bổ sung thuốc và khi nào cần ngưng Trong quá trình điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm tại bệnh viện, người bệnh cần kết hợp những cách phòng ngừa và lưu ý để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh trở nên tốt hơn. Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm, mong rằng những thông tin trên giúp bạn thêm những phương pháp chữa trị và phòng ngừa bệnh cho cả gia đình.
Bé bị sổ mũi cần làm gì?
Trẻ em thường bị sổ mũi đặc biệt là mỗi khi thời tiết thay đổi khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy khi trẻ bị sổ mũi phải cha mẹ cần phải làm gì để giúp các bé "đánh bay" tình trạng khó chịu này. Bài viết dưới đây chia sẻ cho các bạn độc về nguyên nhân trẻ bị sổ mũi, biện pháp phòng cũng như trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả nhất. Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi Trẻ em là đối tượng có hệ hô hấp khá nhạy cảm nên chỉ cần một số kích thích từ bên ngoài như thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh bất thường, các chất gây dị ứng cho trẻ như phấn hoa, nước thơm...có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị sổ mũi. Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm phế quản là những nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị sổ mũi Ngoài ra, khi trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh dẫn tới triệu chứng chảy nước mũi. Với cảm cúm, các dấu hiệu ở trẻ thường gặp là hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho có đờm. Các triệu chứng này xuất hiện từ từ chứ không đến đột ngột. Bệnh cảm lạnh thì các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 2-3 giờ đầu, như là trẻ sẽ bị sốt, bị ho khan, bị ớn lạnh. Các bậc cha mẹ nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh sổ mũi ở trẻ sẽ có những biện pháp phòng tránh bệnh sổ mũi cho trẻ một cách hiệu quả để các bé luôn có một hệ hô hấp khỏe mạnh. Nên đọc: Tìm hiểu về chứng chảy nước mũi ở trẻ Xử lý tại nhà khi bé bị sổ mũi Khi bé nhà bạn mới bị sổ mũi, bạn có thể xử lý nhanh bằng các bước dưới đây: Để bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau Nhỏ 2 -3 giọt nước muối sinh lý ấm vào mũi (với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi), với các bé lớn hơn nhỏ 4 - 5 giọt Để khoảng 30 giây cho nước muối thấm vào làm loãng dịch mũi Dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch mũi đối với các trẻ nhỏ, trẻ lớn hơn có thể tự xì mũi ra khăn hoặc giấy sạch. Thực hiện các bước trên 4 lần mỗi ngày. Rửa mũi cho bé mỗi ngày Có thể bạn quan tâm: Nghẹt mũi ở trẻ em - Những thông tin hữu ích Mẹo chữa ho, sổ mũi cho trẻ tại nhà Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên bị sổ mũi, dân gian có một số bài thuốc trị sổ mũi cho trẻ mà không cần dùng tới kháng sinh. Nguyên nhân gây sổ mũi cho trẻ cơ bản là từ hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Ngoài ra, do bé chưa có ý thức giữ vệ sinh thường xuyên nên hay cho tay vào mũi miệng dẫn tới sự xâm nhập của các vi khuẩn vào trong cơ thể. Nếu bé trên 6 tháng tuổi có thể hoàn toàn áp dụng 3 cách như sau: Nước chanh ấm Dùng nước chanh ấm chữa sổ mũi cho bé tại nhà, trong chanh ó chứa axit citric được đánh giá là thuốc trị sổ mũi cho trẻ em hiệu quả. Vitamin C trong chanh có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và loại bỏ bớt độc tố trong cơ thể. Các mẹ nên cho bé uống 1 ly nước ấm pha cùng 30ml nước chanh. Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể pha thêm 1 chút mật ong để tăng hiệu quả diệt khuẩn. Dùng 1 - 2 lần/ngày đến khi nước mũi hết chảy hẳn. Tỏi Tỏi được coi là nguyên liệu làm thuốc trị sổ mũi ở trẻ em an toàn và có hiệu quả tốt. Có thể làm theo 2 cách sau để trị sổ mũi cho bé: Đun sôi 250 ml nước sau đó đổ hỗn hợp 4 tép tỏi đã được băm nhuyễn với 5 ml nước ép hành và 1 chút muối. Tác dụng của dung dịch làm thông thoáng và làm sạch chất độc. Uống 2 lần/ngày đến khi khỏi hẳn. Dùng 4 - 5 tép tỏi to còn nguyên vỏ rồi cho vào giấy bạc và đem nướng trên lửa. Trong quá trình nướng nên lật giấy bạc thường xuyên vì tỏi rất nhanh chín, nướng tới khi ngửi thấy mùi thơm là được. Sau khi nướng xong, lấy tỏi cho vào 20ml nước đun sôi để nguội sau đó ép thật mạnh để tỏi càng nát càng tốt, gạt lấy nước cốt cho bé uống 1 - 2 lần/ngày. Gừng Gừng băm nhuyễn ròi cho vào món súp gà và cho trẻ ăn hoặc đem nấu gừng trong nồi nước rồi thêm chút đường cho trẻ uống, uống từ 2 - 3 lần/ngày. Lưu ý: Các triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hoàn toàn khác nhau, do đó những mẹo hay bài thuốc chữa sổ mũi ở trẻ em không nên được áp dụng như một vị thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh. Khi nào cần đưa trẻ gặp bác sĩ? Khi trẻ có các dấu hiệu sau đây cha mẹ cần đưa trẻ gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị: Trẻ dưới 2 tuổi sổ mũi kèm sốt, bỏ ăn hoặc bú kém Trẻ lớn sốt trên 38,5 độ kèm theo ho nhiều. Nếu sổ mũi kéo dài hơn 2 tuần thì dịch mũi có màu vàng, mùi hôi thì đây là dấu hiệu bé bị nhiễm khuẩn nặng và cần được điều trị bằng kháng sinh. Phòng tránh sổ mũi cho trẻ hiệu quả Cha mẹ cần lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ khi bị bệnh và lúc bình thường, cần có một chế độ ăn uống hợp lý giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, E và khoáng chất để tăng cường chất đề kháng cho trẻ. Không nên bắt trẻ ăn dặm quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ có thể hấp thu và chuyển hóa các thức ăn một cách tốt nhất. Không nên cho trẻ ăn các thức ăn lạ, đảm bảo nguồn gốc thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ tươi sạch Khi trẻ bị sỏ mũi rất khó thở, thường phải thở bằng miệng nên trẻ rất khát nước vì vậy cần bổ sung nước uống và nước ép trái cây cho trẻ tránh tình trạng để trẻ bị thiếu nước. Làm sạch mũi cho trẻ hàng ngày với nước muối Natri 0.9% theo hướng dẫn sử dụng cho con nhỏ. Việc này có ích cho trẻ nhỏ giúp trẻ dễ thở hơn, các mầm bệnh trong gỉ mũi bị đào thải ra ngoài Khi trẻ bị sổ mũi rất khó thở, cần kê cao gối cho con ngủ và bế con thẳng đứng để con dễ thở và bớt khó chịu hơn. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đảm bảo môi trường cho bé luôn sạch sẽ thoáng mát và ít bụi bẩn Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh: Đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,… Xem thêm: Viêm xoang ở đối tượng trẻ em