Viêm mũi dị ứng

Chữa sổ mũi cho bé theo cách dân gian

Bé bị sổ mũi thường quấy khóc khiến cha mẹ rất mệt mỏi và lo lắng. Có nhiều phương pháp điều trị chứng sổ mũi ở trẻ em, nhiều cha mẹ thường dùng cách dân gian để giảm thiểu tình trạng bé phải dùng thuốc kháng sinh. Cùng tìm hiểu các phương pháp dân gian chữa chứng chảy nước mũi ở trẻ. Nguyên nhân gây sổ mũi ở bé Do viêm mũi Khi bé bị chảy nước mũi không kèm theo dấu hiệu sốt, cảm hoặc không phải là thời điểm bé khóc cha mẹ nên đưa bé đi khám. Trường hợp bé bị viêm mũi: Viêm mũi nhẹ: Khi tình trạng viêm mũi của bé nhẹ bạn có thể không cần cho bé uống thuốc, nên giữ sức khỏe và đề phòng các dấu hiệu dị ứng của bé. Vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nhỏ mũi dành cho bé khoảng 1 - 2 lần/ngày Viêm mũi nặng: Bé cần uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, khi bé bị viêm mũi nặng có thể kèm theo các dấu hiệu như ho, viêm phổi... Do thời tiết thay đổi Đặc biệt là khi trời trở lạnh, mũi của bé có phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước nguồn không khí này xâm nhập vào phổi. Các mạch máu trong lỗ mũi bị kích thích nên sẽ giãn nở để sưởi ấm cho luồng không khí lạnh bên ngoài. Sự giãn nở của những mạch máu trong khoang mũi khiến mũi sản xuất nhiều dịch hơn khiến bé bị sổ mũi. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm vùng chân tay, đầu cho bé nhưng không nên quấn quá chặt khiến bé bị đổ mồ hôi. Tránh rửa mặt mũi, chân tay cho bé bằng nước lạnh. Do dị ứng Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật...cơ thể bé phản ứng lại với những thứ nguy hiểm như vi khuẩn. Nếu tình trạng dị ứng nghiêm trọng cần đưa bé đi khám, bác sĩ có thể chỉ định cho bé một số thuốc chống dị ứng hiệu quả. Bé khóc Khi khóc nước mắt từ tuyến lệ dẫn tới khoang mũi, nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây và khiến bé bị chảy nước mũi. Nên xem: Chảy nước mũi, nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả Phương pháp dân gian chữa sổ mũi cho bé Chúng tôi tổng hợp một số cách chữa dân gian giúp bé trị chứng sổ mũi, các bạn cùng tham khảo: Cháo hành, tía tô: Đây là bài thuốc dân gian chữa cảm cúm khá quen thuộc đối với người lớn. Bài thuốc này cũng tốt đối với trẻ em, các mẹ cần lưu ý khi chế biến thái nhuyễn rau giúp cho bé dễ nuốt. Cho bé uống nhiều nước Phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, soup hoặc thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch. Mẹ cần tránh ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo. Dùng gừng và mật ong Lấy 1 miếng gừng nhỏ, rửa sạch, bỏ vỏ và giã nát. Cho vào đun với một chút nước và 1 thìa mật ong, khuấy đều rồi cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng café. Cách này có thể dùng khi bé bị sổ mũi, nhiễm lạnh cũng như ngạt mũi; tuy nhiên không dùng được cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Tắm nước gừng ấm Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũi, bé sẽ dễ xì ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút, xoa dầu vào lưng và ngực. Ngoài ra, trước khi đi ngủ bé cũng cần được mang tất. Ngâm chân nước gừng Theo bài thuốc này khi trẻ bị ho, sổ mũi, người lớn có thể dùng nước gừng ấm đã đun với muối để ngâm chân cho trẻ, vừa ngâm vừa mát xa 2 lòng bàn bàn chân trước khi đi ngủ. Nếu kiên trì làm trong 3 ngày trẻ sẽ khỏi ho và sổ mũi. Nằm cao đầu khi ngủ Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn. Uống tinh dầu tỏi: Để tỏi bớt hăng mẹ có thể nướng tỏi lên rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc thêm tỏi vào trong các bữa cháo của bé. Chữa viêm mũi xoang của cây hoa cứt lợn (còn có tên là hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị, cây cỏ hôi; tên khoa học là Ageratum conyzoides). Cách dùng: Chọn lấy cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp. Xông hơi Xông hơi là một trong những biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé, giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm. Ngoài ra, cha mẹ có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt. Thoa dầu lòng bàn chân Khi trẻ có hiện tượng hắt hơi và sổ mũi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp và xoa ngay vào lòng bàn chân bé để giữ ấm. Mẹ xoa mỗi bên chân khoảng chừng 1 phút và sau đó đeo tất vào. Biện pháp này rất hiệu quả nhất là đối với trẻ sơ sinh. Lưu ý khi xử lý ngạt mũi, sổ mũi ở bé: Tăng cường cho bé uống nhiều nước, bú mẹ Trẻ lớn bị sổ mũi, mũi đặc cha mẹ hướng dẫn bé tập hỉ mũi, hỗ trợ dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt giúp nước mũi loãng ra Sử dụng thuốc phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý dùng thuốc và các biện pháp xử trí theo dân gian. Để trẻ không bị sổ mũi, viêm mũi nên giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài trời lạnh, giữ vệ sinh cho trẻ vì hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, nhất là trẻ dưới 6 tuổi. Đọc thêm: Làm gì khi bé bị sổ mũi? Sai lầm khi chăm sóc bé sổ mũi Khi chăm sóc bé bị sổ mũi, nhiều cha mẹ thường mắc sai lầm khiến tình trạng của bé càng trở nên nặng hơn. Cùng điểm danh những sai lầm cha mẹ thường mắc phải để có kinh nghiệm hơn khi chăm sóc các bé nhà bạn khi gặp phải tình trạng này: Nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé Đây là cách mà nhiều bà mẹ thường truyền tai nhau để trị chứng hắt hơi, sổ mũi ở bé. Trong tỏi có chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Nhưng nhỏ nước ép tỏi vào mũi dễ gây nóng rát, phù nề và có thể làm bỏng niêm mạc mũi của bé. Đối với trẻ dưới 3 tuổi càng có nguy cơ nhiều hơn do niêm mạc mũi của trẻ rất mỏng mà tỏi lại cay nóng nhất là nước tỏi đậm đặc. Khi mũi bị bỏng rộp nếu không phát hiện sớm có thể dẫn tới hoại tử. Khi đó trẻ khó thở bằng đường mũi mà phải thở bằng miệng, không khí không được làm ấm dễ gây viêm họng, viêm phổi. Vì vậy, tốt nhất không nên sử dụng nước tỏi ép để trị viêm mũi, sổ mũi cho bé. Rửa mũi quá nhiều Mũi của trẻ con và người lớn đều như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch. Rửa mũi quá nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên có trong khoang mũi. Chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này khiến trẻ dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi gây tổn thương niêm mạc mũi và dễ viêm hơn. Dùng quá thường xuyên có thể làm teo niêm mạc mũi gây ảnh hưởng tới chức năng thở và khứu giác. Chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, nước mũi trong, đặc... Dùng miệng hút mũi cho trẻ Khi trẻ bị sổ mũi thường dễ bị ngạt mũi hay nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu như vậy nhiều cha mẹ tự xử lý bằng cách đưa miệng hút mũi cho bé. Khi dùng miệng hút mũi cho em bé nhưng khi cha mẹ dùng miệng hút mũi bé thì mầm bệnh trong miệng sẽ lây cho em bé. Do đó, cách làm này sẽ lợi bất cập hại vì khiến bệnh của trẻ nặng thêm. Hút mũi bằng xilanh đưa nước vào khoang mũi cần lưu ý vì nếu làm không đúng sẽ rất nguy hiểm có thể làm bé sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi Tự điều trị sổ mũi cho bé bằng cách lạm dụng các thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ khi chưa tìm ra nguyên nhân điều trị. Theo các bác sĩ, những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… Cùng tham khảo: Cách điều trị bệnh viêm xoang hiệu quả Khi nào cần hỏi ý kiến bác sĩ Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ như: Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày Có những triệu chứng cúm kèm theo đau ê ẩm người, nôn ói,... Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi Có triệu chứng sổ mũi do dị ứng Bài thuốc dân gian chữa chảy nước mũi kéo dài Nếu nước mũi chảy nhiều, kéo dài không dứt thì có thể là dấu hiệu bạn bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang, bệnh do cơ địa dễ mẫn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để có thể ổn định bệnh một cách lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp dân giản giúp giải mẫn cảm bằng thảo dược. Nụ hoa kinh giới – giúp giảm mẫn cảm cho người viêm mũi dị ứng Gần đây, y học Việt Nam có biết đến phương pháp giải mẫn cảm bằng nụ hoa kinh giới, được sản xuất thành công trong sản phẩm Xoang Bách Phục – đã được hàng ngàn bệnh nhân áp dụng và cho kết quả rất khả quan. Nhiều người đã dứt được bệnh kéo dài hàng mấy chục năm trời. Điều thành công hơn nữa đó là nếu sử dụng theo đúng lộ trình khuyến cáo, người bệnh có thể phòng tránh tái phát trở lại rất tốt. Để tìm mua sản phẩm giải mẫn ở các nhà thuốc gần nhà hãy xem TẠI ĐÂY Để tìm mua Xoang Bách Phục ở nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY

Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ và cách điều trị

Thời tiết thay đổi, chăm sóc bé không đúng cách hoặc do bệnh lý nào đó...là những nguyên nhân khiến các bé bị sổ mũi. Nếu không được xử trí đúng cách tình trạng sổ mũi kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó khăn cho quá trình điều trị về sau. Cùng tìm hiểu thủ phạm gây nên tình trạng này cũng như cách điều trị cho các bé. Nguyên nhân dẫn tới sổ mũi ở trẻ Có nhiều nguyên nhân khiến các bé bị chảy nước mũi, do bệnh lý, do môi trường, thời tiết... Dưới đây xin đề cập chi tiết những thủ phạm dẫn tới tình trạng này: Do bệnh lý Chảy nước mũi (sổ mũi) ở trẻ là dấu hiệu của các bệnh lý như sau: Trẻ bị ho kèm sổ mũi có thể là bị cảm cúm, các triệu chứng của cảm cúm thường đến rất nhanh Sổ mũi kéo dài kèm theo dịch mũi màu vàng, xanh là dấu hiệu của bệnh viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Bệnh này khá nguy hiểm với trẻ do xoang ở trẻ em dễ bị nhiễm trùng lan tỏa dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa... Viêm tai, viêm mắt dẫn tới tình trạng sổ mũi ở trẻ Do môi trường, thời tiết Trẻ em thường bị dị ứng với mùi và bụi trong không khí, các biểu hiện thường gặp là sổ mũi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa. Nếu tình trạng dị ứng của bé nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé một số thuốc chống dị ứng hiệu quả. Sổ mũi, nghẹt mũi khi thời tiết khá lạnh mà dịch mũi trong có thể là trẻ bị cảm lạnh không có gì đáng lo ngại. Cha mẹ chỉ cần mặc ấm, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ mau khỏi bệnh Bạn nên giữ ấm vùng chân, tay, đầu cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, dễ làm gia tăng tình trạng đổ mồ hôi. Bạn cũng tránh rửa mặt mũi, chân tay hoặc tắm cho bé bằng nước lạnh. Cha mẹ nên lưu ý tới trường hợp bé bị sổ mũi do mắc dị vật mắc ở trong mũi, có thể khiến chảy máu và gây ra đau đớn cho trẻ. Khi bé khóc Khi khóc nước mắt chảy ra từ tuyến lệ dẫn tới khoang mũi. Nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây khiến cho các bé thường bị chảy nước mũi. Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sổ mũi Trong quá trình chăm sóc bé bị sổ mũi, không ít cha mẹ mắc phải những lỗi như sau: Chưa tích cực điều trị khi mới mắc sổ mũi Tâm lý của nhiều cha mẹ nghĩ sổ mũi của bé không đáng lo ngại và mau khỏi nên không điều trị tích cực cho bé, tới khi có các dấu hiệu nặng mới đưa trẻ đi khám. Trong nhiều trường hợp chữa trị cho trẻ muộn gây ra nhiều biến chứng và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Rửa mũi nhiều, dùng tăm bông ngoáy mũi cho trẻ Cha mẹ thường có suy nghĩ rửa mũi cho bé hàng ngày để làm sạch những gỉ mũi và bụi bẩn. Tuy nhiên, việc rửa mũi quá nhiều lần và sử dụng tăm bông ngoáy mũi khiến trẻ mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi gây tổn thương niêm mạc mũi khiến cho các vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công hệ hô hấp của trẻ. Nhỏ nước tỏi vào mũi khi bé hắt hơi, sổ mũi Chất allicin trong tỏi có thể diệt vi khuẩn, vi nấm giúp phòng và điều trị bệnh cúm. Thế nhưng việc nhỏ nước tỏi vào mũi trẻ rất nguy hiểm vì chúng gây nóng rát, phù nề niêm mạc mũi ở trẻ và có thể làm tình trạng sổ mũi trở nên nặng hơn. Hút mũi cho trẻ không đúng cách Cha mẹ thường tự xử lý sổ mũi, ngạt mũi cho trẻ bằng cách hút mũi cho trẻ. Dùng miệng để hút mũi cho trẻ mà không biết có thể truyền cho trẻ mầm bệnh từ vi khuẩn trong khoang miệng. Khi trẻ bị sổ mũi nhiều, nhầy và đặc thường làm bé khó thở, khi đó cha mẹ nên nhỏ giọt nước muối sinh lý vào mũi cho chất nhầy lỏng hơn và dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng vệ sinh sạch sẽ để hút mũi cho bé một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. Lạm dụng thuốc nhỏ mũi quá lâu Một trong những sai lầm phổ biến khi điều trị sỏ mũi cho trẻ là cha mẹ tự ý mua thuốc nhỏ mũi về điều trị cho bé mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc không những không khỏi bệnh mà gây ra các biến chứng khó lường. Thuốc nhỏ mũi chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn kèm theo thuốc uống và vệ sinh hút mũi cho bé mới hiệu quả. Trường hợp quá 5 ngày mà không khỏi mẹ nên đưa bé đến khám lại bác sĩ điều trị đúng hơn. Xử trí khi bé bị sổ mũi tại nhà Khi bé bắt đầu bị sổ mũi, cha mẹ nên thực hiện theo cách sau để cải thiện tình trạng của bé: Nếu nước mũi có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4 - 5 lần, mỗi bên mũi 3 - 4 giọt. Nhỏ mũi thực hiện theo các bước như sau: Để bé nằm ngửa, đầu ngửa nhẹ ra sau. Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt. Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi. Làm sạch hốc mũi: Đối với trẻ lớn biết xì mũi thì cho bé ngồi dậy và xì ra khăn sạch. Trường hợp trẻ không xì được mũi thì dùng bóng hút hút đàm nhớt trong hốc mũi Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi mỗi ngày 4 lần cho đến khi bé không còn dấu hiệu của nghẹt mũi. Cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày khi bé có dấu hiệu nghẹt mũi và tình trạng tiết nước mũi nhiều. Khi nước mũi của bé chuyển sang màu vàng xanh, lúc này người bệnh cần được thăm khám thầy thuốc tai mũi họng để xác định mức độ, nguyên nhân gây bệnh giúp việc điều trị hiệu quả hơn. >>>> Điều trị viêm xoang như thế nào?

Bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh. Việc khám chữa có thể rất tốn kém và mất thời gian nhưng không khỏi bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thường nản lòng trong quá trình điều trị, đặc biệt là những người ở thể viêm mũi dị ứng mạn tính. Vậy có cách nào để chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà, giúp tiết kiệm thời gian? Có thể bạn quan tâm: Viêm mũi dị ứng và cách điều trị Viêm mũi dị ứng nói riêng là do rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng dị ứng xảy ra để chống lại các chất lạ trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được. Viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, ho, đau họng… Những triệu chứng này rất khó chịu nếu không được chữa trị kịp thời, làm ảnh hưởng tới học tập, công việc của người bệnh. Để chẩn đoán bệnh này một cách chính xác, cần có xét nghiệm máu, xét nghiệm qua da để tìm kiếm tác nhân gây dị ứng, và phải có thăm khám của bác sỹ. Điều trị viêm mũi dị ứng cấp tính thường không khó khăn nhưng khi bệnh đã chuyển sang mạn tính thì rất phức tạp, mặc dù cho đến nay y học hiện đại đã có khá nhiều thuốc và kỹ thuật xử lý. Kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các cách dưới đây 1. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng bài thuốc dân gian Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút. Bài 2: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hòa đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày. Bài 3: Sáp ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần. Bài 4: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình. Bài 5 : Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g. Sắc trong 300ml nước còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày. Bài 6 : Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột, cho thêm một chút bột thạch cao, băng phiến, lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong. Bài 7 : Tân di 15g, trứng gà 2 quả, cho tân di vào nấu với 2 bát nước còn 1 bát, trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi đun với nước sắc tân di 1 bát, uống nước ăn trứng. Bài 8 : Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả. Đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm, hấp ăn. 2. Điều trị không dùng thuốc tại nhà Cách 1 : Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên đẩy xuống 2 huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi), làm cho 2 lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra, đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít bên đó, thở ra đường miệng. Nếu 2 lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón cái cùng bên cầm đầu chóp mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi (tî chẩn) phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm từ 3-7 lần. Cách 2 : Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt: lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa gốc ngón chân 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Huyệt dũng tuyền Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể kết hợp dùng các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ, đắp tại chỗ với một phương pháp không dùng thuốc. Ngoài những cách điều trị này bạn cũng nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, tập thể dục, có chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức khỏe và giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Bạn cũng có thể vệ sinh mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang mũi, loại bỏ khói bụi, vi khuẩn gây hại.

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là chứng bệnh khá phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng nhiều tới công việc cũng như cuộc sống. Nếu bệnh để lâu còn gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu một số mẹo chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhé. Viêm mũi dị ứng kéo dài gây phiền toái cho người mắc Bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng Bài 1 Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái Lá khế tươi 2 cái Lá bạc hà tươi 2 cái Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút. Bài 2 Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái  10ml cồn 70o Rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với  cồn rồi lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút. Bài 3 Lá cóc mẳn (nga bất thực thảo) lượng vừa đủ, rửa thật sạch, giã nát rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút. Bài 4 Lá cóc mẳn 65g Tân di 15g Sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ vào lỗ mũi, mỗi ngày ba lần. Bài 5 Kim ngân hoa 20g Ké đầu ngựa 10g Bèo cái tía 30g Ké đầu ngựa Sắc với 300 ml nước lấy 150 ml chia 2 lần uống trong ngày. Bài 6 Tân di 60g Ké đầu ngựa 12g Bạch chỉ 6g Hành 90g Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột rồi trộn thêm với một chút bột thạch cao, bột băng phiến và bột lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi đi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi. Bài 7 Dịch ép tỏi 1 phần Mật ong 2 phần Hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày. Bài 8 Tổ ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 - 3 lần. Bài 9 Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm Thịt lợn nạc 60g Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình. Bài 10 Tân di 15g Trứng gà 2 quả Cho tân di vào nấu với 2 bát nước lấy 1 bát, trứng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi cho vào đun với nước sắc tân di, uống nước ăn cái. Bài 11 Óc lợn 1 đôi Trứng gà 2 quả Hai thứ đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm rồi hấp ăn. Bài viết liên quan: Làm sao để hết viêm mũi dị ứng Phương pháp không dùng thuốc Ấn huyệt Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi ấn đẩy lên xuống hai huyệt Nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra đường miệng. Nếu hai lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón tay cái cùng bên cầm đầu chót mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh cho đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5 - 7 lần.Ngày làm 3 - 7 lần. Dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng Tỏi có khả năng chữa viêm mũi dị ứng rất tốt Cách 1: Ép tỏi lấy dịch, 1 chút mật ong , pha theo tỷ lệ 1 phần dịch tỏi, 2 phần mật ong. Hòa đều vào nhau rồi thấm vào bông gòn (đừng nên thấm quá ướt) và nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần. Cách 2: Rượu tỏi Tỏi đã bóc vỏ đem thái nhỏ hoặc giã nát, cho vào chai ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng, để chỗ thoáng mát trong 10 ngày và thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu sẽ chuyển từ màu trắng sang màu nghệ và uống được. Ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối với liều lượng khoảng 40 giọt (1 muỗm cafe). Lưu ý: bạn không nên ăn quả nhiều tỏi hoặc uống rượu tỏi nếu đang mắc bệnh về máu vì tỏi thể làm loãng máu. Không nên lạm dụng tỏi khi đang dùng thuốc điều trị tiểu đường... Có thể bạn quan tâm: Phải làm gì khi mắc viêm mũi dị ứng Phòng tránh viêm mũi dị ứng Bạn nên có một số kiến thức để phòng tránh hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng để có một sức khỏe tốt: Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ (để loại hết bụi trên tóc, trên da) sau khi ra ngoài trời. Vệ sinh thường xuyên nhà cửa, chăn màn... Không nên nuôi chó hoặc các thú cưng khác có lông trong nhà đặc biệt là khi bạn có nguy cơ bị dị ứng cao Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông. Hạn chế đến những nơi môi trường ô nhiễm, khói xe, khói thuốc... Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế. Nguồn: SKDS

Phải làm gì khi mắc Viêm xoang, Viêm mũi?

Một số bệnh như viêm xoang hay viêm xoang dị ứng nếu không chữa kịp thời sẽ để lại nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn. Bệnh mãn tính, khó chữa khỏi Cứ thay đổi thời tiết, đi từ phòng máy lạnh ra ngoài trời nắng hay đi đường hít phải khói bụi là y như rằng bắt đầu “nháy mũi”, nước mũi theo đó giàn dụa chảy. Bệnh nhân viêm xoang dị ứng mãn tính dường như sống không thể thiếu gói khăn giấy và mấy viên chống dị ứng lúc nào cũng có sẵn trong người… Viêm xoang mãn tính có hai loại, một là viêm xoang mủ do vi khuẩn gây ra, và hai là viêm xoang dị ứng do cơ thể mẫn cảm với một trong các tác nhân gây dị ứng. Các tác nhân này có thể là thay đổi nhiệt độ, thời tiết, môi trường ô nhiễm hay thậm chí là lông thú, hải sản, phấn hoa… Chính vì gây ra do cơ địa dễ mẫn cảm nên bệnh rất khó chữa khỏi. Có triệu chứng, bệnh nhân uống các thuốc chống dị ứng, bệnh sẽ lùi nhưng một thời gian sau lại tái phát. Giải pháp nào cho Viêm xoang dị ứng? Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện cơ địa dị ứng của người bệnh như Giải mẫn cảm đặc hiệu, sử dụng thảo dược... Giải mẫn cảm đặc hiệu: Phương pháp này là định kì (2-4 tuần) tiêm kháng nguyên gây dị ứng vào cơ thể bệnh nhân với các liều tăng dần, giúp bệnh nhân thích nghi với kháng nguyên. Từ đó, cơ thể bệnh nhân sẽ sinh ra các kháng thể, làm giảm khả năng bị dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Xác suất thành công khoảng 70-80%. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém và thường phải kéo dài từ 6 tháng đến 5 năm. Ở Việt Nam cũng có rất ít cơ sở thực hiện được phương pháp này. Vì vậy người bệnh thường tìm tới những phương pháp giải dị ứng đơn giản và ít tốn kém hơn. Sử dụng thảo dược có tác dụng giải mẫn cảm: Đây có lẽ là một lựa chọn an toàn đối với nhiều người bệnh. Với nguồn thảo dược Việt Nam phong phú, rất nhiều loại dược liệu có thể làm tốt vai trò này như Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa... Kinh giới tuệ: Là nụ hoa của cây kinh giới được thu hái khi mới có 1/3 bông mới nở, còn lại là nụ. Kinh giới tuệ nổi tiếng trong các bài thuốc trị phong ngứa mề đay, viêm xoang, viêm mũi dị ứng… do có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng, giảm ngứa. Dược liệu này cũng được các nhà khoa học Hàn Quốc chứng minh có tác dụng chống dị ứng, giải mẫn cảm rất tốt. Sử dụng lâu dài (từ 3 tháng) sẽ giúp cơ thể người bệnh tăng khả năng chịu đựng với các dị nguyên, giảm nguy cơ dị ứng xuống tối thiểu. Ảnh: Kinh giới tuệ Kim ngân hoa: Là hoa của cây Kim ngân. Trong Đông y, Kim ngân được dùng để chữa dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác). Một số nghiên cứu cho thấy, nước sắc từ hoa Kim ngân có tác dụng chống choáng phản vệ, kháng Histamin (tương tự các thuốc chống dị ứng). Nếu kết hợp Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa với những dược liệu như Hoắc hương, mật lợn (bài thuốc Hoắc đởm hoàn), Tạo giác thích (gai bồ kết) sẽ tạo thành bài thuốc vừa có tác dụng giảm triệu chứng, vừa ngăn ngừa Viêm xoang dị ứng mãn tính tái phát một cách có hiệu quả. Và điều quan trọng nhất khi chữa Viêm xoang dị ứng là người bệnh cần kiên trì. Thay vì những viên thuốc chống dị ứng “uống là đỡ, đỡ xong rồi tái phát”, lần này bạn hãy thử dành ra 3 tháng để thay đổi cơ địa mẫn cảm với dị ứng của mình xem sao! Cái gì bồi bổ từ gốc cũng tốt hơn là chữa trên ngọn, đúng không? Tổng đài tư vấn bệnh xoang miễn cước (trong giờ hành chính): 1800.1258 Để tìm mua sản phẩm có chứa các thành phần trên, bạn hãy click VÀO ĐÂY  Xoang Bách Phục với các thành phần: Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa, Hoắc hương, Mật lợn, Tạo giác thích, ImmuneGama®, đặc biệt phù hợp với bệnh nhân Viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng. Tác dụng nổi bật: -Giảm triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi…hiệu quả. -Giúp ngăn ngừa tái phát, giảm dị ứng và giảm mẫn cảm cho người bệnh. Bạn có thể tìm mua Xoang Bách Phục TẠI ĐÂY

Bệnh viêm mũi dị ứng - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh viêm mũi dị ứng được coi là phản ứng của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào trong hệ hô hấp. Các biểu hiện thường thấy như nghẹt mũi, chảy nước mũi, có cảm giác như bị "cảm", rối loạn giấc ngủ. Khi bệnh trở thành mãn tính thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, vì vậy cần có những kiến thức cơ bản để phòng và điều trị bệnh kịp thời. Bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những chất lạ xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể khi đó sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Và phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi luôn gây ra những phiền toái cho người bệnh Viêm mũi dị ứng là bênh khá phổ biến hiện nay đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng làm số lượng người bị viêm mũi dị ứng ngày một nhiều hơn. Viêm mũi dị ứng được phân chia thành: Viêm mũi dị ứng mùa xuân: khí hậu nóng ẩm, ấm áp, cây cối đâm chồi nẩy lộc, ra hoa, các phấn hoa, lông của cánh hoa, đài hoa... lẫn vào môi trường không khí, con người hít phải, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra các histamin, gây ra các triệu chứng nói trên. Viêm mũi dị ứng quanh năm, không theo mùa: các kháng nguyên rất đa dạng, như bụi nhà, hơi, khí cống rãnh, nước thải, sống trong môi trường bị ô nhiễm... Viêm mũi dị ứng theo nghề nghiệp: tác nhân là các sợi bông, lông, len, dạ, khí SO2, FeO, khí gas... Nguyên nhân gây bệnh Hiện tượng viêm mũi dị ứng biểu hiện khi có các dị nguyên xung đột với kháng thể. Các dị nguyên thường gặp trong cuộc sống được liệt kê dưới đây: Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, ve… Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua... Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh… Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, mưa bão... là yếu tố gây viêm mũi dị ứng Thời tiết thay đổi có thể gây ra viêm mũi dị ứng Các nhân tố khác như độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính (lò viêm) ở xoang mũi, amiđan, răng, lợi miệng… Ngoài ra, yếu tố để bệnh phát triển thuận lợi đó chính là  sự dị hình của mũi, vách ngăn như vẹo, gai, mào vách ngắn. Một số yếu tố tiền sử của gia đình cũng là nguyên nhân gây bệnh: Trong gia đình có người bị hen, nổi mề đay, những cá nhân bị dị ứng dễ nhạy cảm kích thích với các yếu tố ngoại lai, dị nguyên. Tiểu sử gia đình có người hay bị dị ứng, nếu các bà mẹ bị dị ứng thì còn cái có thể bị dị ứng theo (tới 65%) Một nghiên cứu của nước ngoài đã đề cập đến vấn đề: dị ứng thường xuất hiện trên các cơ thể có rối loạn chuyển hóa, các rối loạn của gan, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm lý, tâm thần hoặc một số sản phẩm công nghiệp (sợi tổng hợp, khí ga, mỹ phẩm). Triệu chứng, biểu hiện viêm mũi dị ứng Ngạt mũi kéo dài là dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng có các biểu hiện chính như sau: Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (thông thường là chảy mũi loãng trong) Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai Đau họng và khạc đàm kéo dài Ho khan Cảm giác giống người bị "cảm" kéo dài Bị rối loạn giấc ngủ, có thể có hiện tượng ngáy Mất mùi và mất vị giác, khó tập trung Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thảo dược 1. Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích thích Đeo khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ sau khi ra bên ngoài trời Vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng trong nhà sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải. Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà Hạn chế chơi thú bông nếu trẻ bị dị ứng Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa hoặc các chất nặng mùi khác. Nếu bị dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, người bệnh nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế. 2. Sử dụng thuốc điều trị Người bệnh nên chú ý không nên sử dụng các thuốc nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày vì việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị. 3.Miễn dịch liệu pháp Sau khi biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào người bệnh sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh  với liều lượng tăng dần và làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Nhưng thời gian điều trị khá dài từ 4 - 5 năm mới đạt hiệu quả mong muốn và triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng. >>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo chữa viêm mũi dị ứng 5 bài thuốc phòng, trị viêm mũi dị ứng Bài 1: Kim ngân hoa: mỗi ngày dùng 6g hoa, hoặc 12g kim ngân cuộng. Sắc uống, ngày 2-3 lần trước bữa ăn. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chống viêm mũi dị ứng rất tốt. Bài 2:  Kim ngân hoa 6g, ké đầu ngựa 3g. Sắc uống, ngày một thang chia 2-3 lần trước bữa ăn, sẽ tăng thêm tác dụng chống dị ứng. Bài 3:  Kim ngân hoa, liên kiều (bỏ hạt), mỗi vị 6g; ké đầu ngựa 3g. Sắc uống như trên. Bài 4: Bạc hà 12g, cúc hoa vàng 6g. Sắc 15-20 phút; xông hơi vào mũi khoảng 3-5 phút. Sau đó gạn lấy dịch thuốc uống ấm. Ngày 2 lần sáng và tối. Bài 5:  Ngũ sắc (cây hoa cứt lợn) 12g, cóc mẳn 10g. Sắc uống ngày một thang, chia hai lần trước bữa ăn. Hoặc có thể lấy từng loại cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi, nhiều lần trong ngày. Cách phòng trị viêm mũi dị ứng theo y học cổ truyền Để cắt các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi tức thì, cần: Day bấm mạnh vào một số huyệt quanh vùng mũi: Hai huyệt nghinh hương: nằm ngang với phía dưới cánh mũi, ngang ra 2 bên khoảng 5mm. Hai huyệt tứ bạch: nằm cách chỗ lượn của góc sống mũi và cánh mũi, ngang ra hai bên, khoảng 5mm. Huyệt tố liêu: chỗ nhô cao của đầu mũi. Dùng đầu ngón tay trỏ ấn mạnh nhiều lần vào huyệt. Các huyệt này có tác dụng tức thì và lâu dài. Hằng ngày có thể tác động nhiều lần. Nguồn: SKDS --------------------------------------------------------------------- Xoang Bách Phục – Lối thoát diệu kỳ cho bệnh viêm mũi xoang dị ứng Xoang Bách Phục – đứng đầu về tác dụng với bệnh viêm mũi xoang dị ứng Bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng vốn khởi phát bệnh là do yếu tố cơ địa của người bệnh quá mẩn cảm với các yếu tố dị nguyên như: khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo, thời tiết lạnh,…..Nắm được điểm này, các chuyên gia của Xoang Bách Phục đã linh hoạt trong việc sử dụng thành phần chính là NỤ HOA KINH GIỚI (có tác dụng chống nguy cơ dị ứng mạnh hơn cả cây kinh giới) giúp làm giảm mẫn cảm nhanh chóng và bền vững, không tác dụng phụ Muốn bệnh ổn định, không tái phát thì người bệnh cần phải đảm bảo: Làm GIẢM MẪN CẢM cho cơ địa + TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH của cơ thể để hạn chế sự ảnh hưởng của dị nguyên đối với người bệnh. Điều mà Xoang Bách Phục luôn khác biệt so với sản phẩm khác về xoang mũi, đó là hết hợp hoạt chất ImmuneGamma (được sản xuất độc quyền theo công nghệ Mỹ) giúp tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, nên sẽ cải thiện rõ rệt sức đề kháng cho người bệnh Ngoài các tác dụng lâu dài, các thảo dược khác như Gai bồ kết, hoắc hương, kim ngân hoa sẽ giúp tăng cường đào thải các dịch mũi ứ đọng ở tận cùng bên trong các hốc mũi xoang, mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người bệnh chỉ sau ít ngày sử dụng. Có thể nói, với ba tác động: GIẢM MẪN CẢM – TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH – TĂNG ĐÀO THẢI DỊCH NHẦY, Xoang Bách Phục tự hào mang đến lối thoát diệu kì cho người bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng Để mua đúng Xoang Bách Phục tại nhà thuốc hãy xem TẠI ĐÂY Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng – vui lòng gọi về tổng đài 18001014 (miễn phí cước gọi) để được giải đáp thắc mắc

Loading...