Viêm xoang

Chữa viêm xoang tại nhà cho trẻ

Bệnh viêm xoang kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bé và mẹ, khiến mẹ rất buồn phiền và lo lắng. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, mẹ mong muốn có thế chữa bệnh cho bé ngay tại nhà. Vậy đâu là cách giúp mẹ thực hiện điều đó? Cần điều trị dứt điểm viêm xoang ở trẻ em để tránh gây ra bệnh xoang mãn tính - Ảnh minh họa Viêm xoang và những nguyên nhân Trước tiên, mẹ cần có những thông tin cơ bản về căn bệnh này, “biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng” mà. Xoang là những cấu trúc rỗng trong khối xương sọ, nằm cạnh mũi và thông với mũi. Chúng có tác dụng làm cho đầu đỡ nặng, đồng thời dịch xoang tiết ra giúp làm ấm, làm ẩm không khí khi đi vào đường hô hấp. Khi có bất kỳ nguyên nhân nào tác động khiến dịch bị ứ lại trong xoang sẽ gây viêm. Ở trẻ em, hệ thống này chưa phát triển hoàn thiện nhưng cũng đã xuất hiện ngay từ khi bé mới chào đời, do vậy bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Đặc biệt, các xoang ban đầu còn nhỏ, có khi chỉ là những rãnh hằn vào xương khiến cho dịch rất dễ tắc lại, gây viêm xoang , trong khi trẻ còn nhỏ tuổi, các triệu chứng thường mờ nhạt và việc diễn tả triệu chứng của trẻ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc sớm phát hiện bệnh ở trẻ không hề dễ dàng, cần mẹ lưu tâm đến từng thay đổi nhỏ của bé. Nguyên nhân viêm xoang ở trẻ thường do các bệnh khác của đường hô hấp gây ra: viêm họng, cảm lạnh, viêm mũi,... Trẻ có cơ địa dị ứng hay các bất thường về cấu trúc mũi xoang: vẹo vách ngăn mũi, u bướu nhỏ trong mũi,... có khả năng mắc bệnh nhiều hơn. Sâu răng, viêm lợi, nhất là ở hàm trên cũng có thể dẫn tới viêm xoang . Việc bé phải tiếp xúc nhiều với khói bụi, môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bé. >> Xem chi tiết: Bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ Trẻ bị viêm xoang sẽ thường hay quấy khóc - Ảnh minh họa Dấu hiệu của bệnh Quan tâm, phát hiện sớm các dấu hiệu bị bệnh ở trẻ giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả hơn. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp: Tình trạng viêm đường hô hấp trên kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Dấu hiệu “cảm lạnh”: ho, sốt, sổ mũi,... kéo dài 10 – 14 ngày mà chưa có dấu hiệu chấm dứt ở trẻ. Bé có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên kèm theo sốt 4 ngày liên tục. Sổ mũi đục, màu xanh hoặc vàng. Ngứa họng, ho, khạc đờm, khò khè, buồn nôn, nôn,... do mũi chảy xuồng thành sau họng khiến bé khó chịu. Quấy khóc, mệt mỏi, đêm bé hay mất ngủ. Nếu bé đang còn bú, bé sẽ không bú được hơi dài như khi còn khỏe. Đồi với trẻ lớn hơn, bé có thể kêu ca rằng hay bị nhức đầu, nặng mặt, buồn ngủ. >>> Xem đầy đủ hơn: Dấu hiệu viêm xoang ở trẻ em Chữa viêm xoang tại nhà Khi thấy bé có các biều hiện trên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ. Các biện pháp chữa bệnh cho bé có thể thực hiện tại nhà: Cho bé xông hơi: sử dụng các loại là chứa nhiều tinh dầu như: bạc hà, lá bưởi, sả,... đun cùng với nước nóng. Cho bé vào phòng tắm đóng kín, vừa để hơi không thoát ra ngoài, vừa tránh không khí bên ngoài vào làm lạnh bé. Để cả nồi nước lá nóng hoặc múc nước ra chậu to rồi mang vào phòng tắm. Sau đó, mẹ bế bé trên tay hoặc đặt bé ngồi trên sàn có trải khăn (với trẻ lớn), khoác khăn tắm quanh người bé (bé đã cởi bỏ quần áo), để bé hít tinh dầu bốc lên từ nước lá, giúp làm thông mũi, giảm các triệu chứng khó chịu. Khi cho trẻ xông, mẹ chú ý cẩn thận, tránh để trẻ bị bỏng. Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% thường xuyên, nhất là sau khi bé tiếp xúc với lạnh, khói bụi, hóa chất. Mẹ cho bé ngồi ngửa đầu ra sau (với trẻ lớn) hoặc nằm ngửa trên tay (với trẻ nhỏ), nhỏ nước muối vào từng bên một rồi cho bé ngồi dậy, xì ra (cũng làm từng bên) hoặc mẹ tự hút mũi cho bé nếu bé chưa tự xì được. Điều này giúp làm loãng dịch trong mũi nên dễ loại bỏ chúng, đồng thời giúp làm sạch bụi bẩn bám trong xoang mũi. Xì mũi đúng cách: trẻ bị ứ dịch trong xoang mũi, sẽ rất khó chịu, nên nếu xì ra được sẽ làm giảm nghẹt mũi, đồng thời loại bỏ vi khuẩn, dịch mủ trong mũi. Tuy nhiên, để tránh dịch có thể quay ngược trở lại lên tai hay làm bé khó chịu hơn, mẹ nên hướng dẫn bé xì mũi từng bên một, bằng cách lấy ngón tay bị lỗ mũi bên kia trong lúc xì ra rồi đổi ngược lại. Không để bé ngoáy mũi: dịch trong xoang mũi bị ứ đọng khiến trẻ thấy ngứa nên thường có thói quen ngoáy mũi. Song điều này không tốt chút nào vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi, đồng thời đưa vi khuẩn từ bên ngoài môi trường vào trong xoang mũi vốn đã bị viêm, làm nặng thêm tình trạng bệnh của trẻ. Mẹ có thể giúp bé bớt ngứa bằng cách dùng tăm bông hoặc khăn sạch để lấy những cặn bẩn trong mũi, bé sẽ đỡ ngoáy mũi. Tập cho bé thói quen vệ sinh mặt mũi, tay chân sạch sẽ, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đùa xong. Cùng bảo vệ sức khỏe bé yêu với những mẹo chữa viêm xoang ở trẻ em - Ảnh minh họa Khi ngủ, việc nằm đầu bằng khiến cho dịch không khó thoát xuống phía dưới được, khiến các triệu chứng nặng thêm làm bé khó chịu. Để cải thiện điều này, mẹ có thể để bé nằm đầu cao hơn bằng cách nâng phía đầu của nôi cao hơn, lót chăn phía dưới lưng và đầu để trẻ nằm hơi dốc một chút, trẻ lớn có thể kê gối hơi cao hơn,... Điều trị các bệnh có thể là nguyên nhân gây viêm xoang như: cảm lạnh, viêm họng, sâu răng,... Nâng cao sức đề kháng cho trẻ thông qua việc cải thiện bữa ăn, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin A, C có trong rau quả tươi, gan động vật, cá,... Các chất kháng sinh tự nhiên có trong gừng, hành, tỏi,... rất có lợi cho trẻ, giúp bé đẩy lùi vi khuẩn mà không gây nhiều tác dụng phụ như thuốc kháng sinh. Tập thể dục nâng cao sức khỏe cũng góp phần giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Mẹ có thể cùng bé chạy bộ, tham gia các trò chơi: đá bóng, nhảy dây,... vừa tốt cho sức khỏe, vừa gắn kết tình cảm mẹ con. Điều trị bệnh viêm xoang tại nhà thuận tiện hơn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo lời khuyên của bác sỹ trước khi áp dụng các biện pháp điều trị cho trẻ. Nếu điều trị một thời gian mà bệnh không tiến triển tốt lên, mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế. Nguồn: SKDS

Cách chữa viêm xoang ở bà bầu

Khi mang thai, sức đề kháng của phụ nữ thường suy giảm, cũng với việc thay đổi về nội tiết khiến bà bầu thường dễ bị viêm xoang . Hơn nữa, đây là giai đoạn rất nhạy cảm của hai mẹ con nên việc điều trị càng trở nên quan trọng. Nguyên nhân viêm xoang ở phụ nữ mang thai Việc các xoang bị phù nề, ứ dịch là cơ chế chính khiến các bà bầu bị viêm xoang , cũng như ở các bệnh nhân khác. Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân thường gặp như: do dị ứng, viêm đường hô hấp trên, cấu trúc xoang mũi bất thường, chấn thương,..., phụ nữ mang thai còn có các đặc điểm khiến bệnh dễ phát sinh: sức đề kháng giảm sút, nội tiết có sự thay đổi: progesteron và một số hormon khác khiến cho màn nhầy phình ra, giãn nở, mạch máu cũng giãn hơn, chiếm chỗ trong lòng xoang khiến lòng xoang bị hẹp lại, dễ tắc. Đồng thời, phụ nữ mang thai khi bị bệnh thường có tâm lý ngại uống thuốc nên thường tự chịu đựng, chỉ đến khi bệnh nặng lên và kéo dài mới điều trị. Khi đó, bệnh thường đã nặng, dễ có biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong bụng. Các triệu chứng viêm xoang khi mang bầu Các triệu chứng khi mang thai bị viêm xoang gồm có: Nghẹt mũi, khó thở, dịch mũi có màu xanh. Ho nhiều, kèm theo cảm giác đau và tức quanh vùng mũi do các xoang bị tắc nghẽn Ngoài ra, bà bầu bị viêm xoang sẽ gặp thêm các triệu chứng như: đau đầu, mệt mỏi, đau tai, thậm chí bị mất cảm giác ở mức độ nào đó. Khi bị viêm xoang, việc uống thuốc là điều đầu tiên ai cũng sẽ nghĩ đến, thế nhưng viêm xoang ở bà bầu thì liệu có nên sử dụng thuốc hay không? Khi hiện tại trên thị trường có những loại thuốc an toàn và cũng có một số loại thuốc không an toàn cho thai phụ. Tốt nhất khi tình trạng quá nặng không thể cải theienj bằng ăn uống, sinh hoạt và các mẹo đơn giản, bạn nên đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn và có những biện pháp phù hợp để có một thai kì mạnh khỏe. Khi nào nên đến gặp bác sĩ? Nếu bạn ho ra đờm xanh hoặc vàng Nếu bạn bị sốt trên 38°C Không ăn hoặc ngủ được Nếu bệnh không có tiến triển tốt, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho bạn và bé. Khi bị bệnh, bạn nên chăm sóc bản thân tốt. Bên cạnh dùng thuốc, bạn cũng áp dụng một số biện pháp điều trị tự nhiên để giảm bớt các triệu chứng và hồi phục tốt hơn. Xem tham khảo: Viêm xoang ở phụ nữ khi mang thai Điều trị viêm xoang cho bà bầu Đây là khoảng thời gian rất quan trọng với sự phát triển của bé, đặc biệt khi mẹ mang thai 3 tháng đầu nên mẹ bầu cần hết sức thận trọng trong việc dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi có chẩn đoán và chỉ định của bác sỹ, đồng thời tuân thủ tuyệt đối chỉ định đó. Các loại thuốc bác sỹ có thể kê cho mẹ bầu: Kháng sinh: nhất là trong trường hợp bạn bị viêm xoang do viêm đường hô hấp trên. Bác sỹ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc ít ảnh hưởng tới thai nhi nhất mà vẫn đảm bảo không kháng thuốc.  Thuốc chống viêm, giảm phù nề, nhằm làm thông thoáng mũi xoang: nhóm thuốc chứa steroid thưởng chỉ được dùng tại chỗ để nhỏ mũi hoặc phun xịt do lo ngại các tác dụng phụ của đường uống. Trường hợp dùng corticoid đường uống chỉ được kê dùng ngắn ngày, dạng nhỏ mũi có thể dùng lâu hơn, song vẫn cần sự theo dõi của bác sỹ. Thuốc chống viêm uống hoặc ngậm. Thuốc giảm đau Thuốc long đờm Thuốc kháng histamin: nhất là khi viêm xoang do dị ứng Thuốc co mạch dạng nhỏ mũi. Ban đầu mới dùng thuốc có tác dụng tốt, nhưng khi dùng lâu dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, thậm chí các triệu chứng còn nặng thêm. Do vậy, thuốc thường chỉ dùng trong khoảng 7 – 10 ngày và có theo dõi. Lưu ý: Khi sử dụng bất cứ một loại thuốc nào bà bầu đều phải theo ý kiến của bác sĩ, không được tự tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm. Chăm sóc và sinh hoạt Để việc điều trị nhanh đạt kết quả cũng như sớm giảm các triệu chứng của bệnh, bà bầu có thể tham khảo một số lời khuyên sau: Uống nhiều nước: giúp làm dịch nhầy trong xoang mũi trở nên loãng hơn, việc thải chúng cũng dễ dàng hơn. Tăng cường bổ sung vitamin A, C có trong thức ăn hàng ngày. Vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc trong khi vitamin C làm tăng sức đề kháng cho bạn. Nên bổ sung vitamin từ nguồn thực phẩm: rau xanh, hoa quả tươi, gan động vật,... để cung cấp đồng thời các chất bổ dưỡng khác cho cơ thể. Bạn chỉ nên uống viên vitamin khi đã tham khảo ý kiến của bác sỹ sản khoa. Hoa quả chứa vitamin A, C tốt cho sức khỏe bà bầu Kẽm cũng là một vũ khí chống viêm hiệu quả. Kẽm có nhiều trong thịt, cá, các loại hạt, đậu lăng, bánh mỳ làm từ bột mỳ nguyên cám, trứng, sữa, khoai tây. Kê cao gối khi nằm ngủ giúp dịch xoang có thể chảy xuôi xuống dưới họng, giúp bạn giảm cảm giác ngạt mũi về ban đêm. Giữ độ ẩm trong phòng bằng cách dùng máy tạo độ ẩm hay đặt một chậu nước trong phòng. Nếu dùng máy, bạn nên chú ý vệ sinh máy thường xuyên để tránh vi khuẩn sinh sôi, phát triển trong đó, gây ra hậu quả ngược lại. Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Bạn có thể tự pha dung dịch này bằng cách cho 1/8 muỗng cà phê muối và 1 ít bột nở vào 1 chén nước ấm, khuấy đều, bơm vào một bên mũi rồi hỉ ra, đổi bên. Sử dụng máy tạo độ ẩm vào ban đêm để làm sạch đường mũi. Bạn cũng có thể đun 1 ít nước sôi, sau đó lấy khăn trùm lên đầu và xông. Điều này cũng giúp loại bỏ chất nhầy trong mũi khá nhanh. Kê cao đầu khi ngủ để thở dễ dàng hơn. Nếu bạn bị đau họng, hãy súc miệng bằng nước muối ấm (1/4 muỗng cà phê muối với 250ml nước). Mật ong và chanh cũng giúp giảm đau họng. Ngủ đủ giấc để giúp hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Trong thời gian mang thai, bạn thường cảm thấy thèm ăn nhưng khi đau ốm, bạn có thể không còn cảm giác này. Tuy nhiên, ngay cả khi không thèm ăn, bạn vẫn nên ăn uống đầy đủ. Nếu không cảm thấy ngon miệng, bạn hãy chia nhỏ bữa ăn. Trong chế độ ăn của bạn, có những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây và rau củ. Bạn nên tránh những yếu tố kích thích có thể làm bạn khó chịu hơn: khói thuốc lá, mùi sơn, nước hoa, rượu,... Những loại mỹ phẩm, đồ trang điểm có mùi cũng nên hạn chế, có thể bình thường chúng không ảnh hưởng đến bạn, nhưng khi niêm mạc mũi xoang đang bị tổn thương thì chúng có thể làm bạn thêm khó chịu. Trong thời gian bạn mang thai mà mắc bệnh, không nên thử các loại thảo dược như hoa ngũ sắc, cây khuynh diệp,... Chúng có thể chứa những chất có hại cho thai nhi, hay đơn giản nếu chúng chứa vi khuẩn, mầm bệnh có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hai mẹ con. Quãng thời gian mang thai rất quan trọng, song có rất nhiều nguy cơ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của hai mẹ con. Do vậy, để có sức khỏe thật tốt, đảm bảo bé yêu có thể ra đời khỏe mạnh, mẹ bầu nên chú trọng thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tránh để khi mắc bệnh rồi, việc điều trị ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới hai mẹ con. Nên xem: Mẹo chữa viêm xoang ở phụ nữ mang thai Phòng bệnh viêm xoang khi mang thai Viêm mũi xoang là loại bệnh có thể phòng tránh được nếu chúng ta có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Ở những người có cơ địa dị ứng, cần tìm hiểu xem mình có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào để phòng tránh. Nên đeo khẩu trang khi đi đến những nơi nhiều bụi bẩn. Nếu thấy tình trạng nghẹt mũi tăng lên thì cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị để tránh việc lỗ thông mũi xoang bị tắc. Tuy nhiên khi dùng thuốc phải có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa Trên đây là những thông tin tin cậy về bệnh viêm mũi dị ứng và mẹo chữa viêm mũi dị ứng ở bà bầu. Mong rằng những thông tin sẽ giúp bà bầu giảm thiểu được viêm mũi và viêm mũi dị ứng trong thai kì. Và giúp bà bầu có một thai kì khỏe mạnh. Viêm xoang khi mang thai hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng những chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, và dùng những mẹo chữa ngạt mũi, tắc mũi bằng phương pháp dân gian . Khi kết thúc giai đoạn cho mang thai và con bú, các mẹ có thể sử dụng sản phẩm xoang bách phục để điều trị. Bởi sản phẩm giúp điều trị: Giúp giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng Giúp giảm các triệu chứng của bệnh: Tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng Để tìm nơi mua sản phẩm chữa Hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 18001014 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Phòng tránh và chăm sóc bà bầu bị viêm xoang

Sức đề kháng của phụ nữ khi mang thai rất kém, khiến cho nguy cơ mắc bệnh viêm xoang tăng cao. Thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng, do vậy, việc bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, thời gian này, cơ thể người mẹ rất nhạy cảm, rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm xoang . Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh cũng như chăm sóc bà bầu ra sao khi bị viêm xoang ? Bài viết dưới đây xin chia sẻ những mẹo nhỏ giúp mẹ bầu xua tan nỗi lo đó. Phụ nữ khi mang thai thường có sức đề kháng kém - Ảnh minh họa Yếu tố thuận lợi dẫn tới viêm xoang ở bà bầu Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi về nội tiết: hàm lượng progesteron cũng như một số hormon khác thay đổi khiến cho các màn nhầy bên trong mũi xoang phình ra, nở rộng hơn bình thường, mạch máu xung quanh cũng giãn chiếm mất không gian bên trong xoang, khiến thể tích xoang nhỏ lại, dịch lưu thông trong xoang vì thế mà dễ bị ứ lại, gây nên viêm xoang ở bà bầu. Sức đề kháng của người mẹ thường giảm sút nên cơ thể dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus tồn tại trong môi trường, nhất là vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi. Chúng có thể gây viêm xoang trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc gây các bệnh khác của đường hô hấp như: viêm họng, cảm cúm,... Mẹ bầu có tiền sử dị ứng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Khi có các tác nhân dị ứng kích thích, niêm mạc xoang mũi phù nề, tăng tiết, làm lượng dịch trong xoang nhiều lên trong khi thể tích của xoang bị nhỏ lại khiến dịch không thể lưu thông bình thường, sinh ra bệnh. Tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, khói thuốc lá,... khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh đường hô hấp nói chung, viêm xoang nói riêng. Môi trường ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Các mẹ bầu thường có tâm lý ngại dùng thuốc mỗi khi có các biểu hiện của bệnh mà thường tự chịu đựng, chờ bệnh từ hết. Do vậy, tới khi mẹ bầu đi khám thì bệnh thường đã lâu, việc điều trị kéo dài và bất lợi hơn. Phòng ngừa viêm xoang Điều quan trọng nhất trong việc phòng bệnh đó là nâng cao sức đề kháng và tránh các tác nhân gây bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Khi mang thai, mẹ bầu ăn để nuôi 2 người nên lượng thức ăn cần cung cấp nhiều hơn bình thường. Nhiều mẹ bầu ốm nghén, không ăn uống được nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng, khi đó có thể thay đổi cách nấu ăn cho hợp khẩu vị, cân nhắc bổ sung các chất bằng việc uống sữa, uống bổ sung vitamin và các khoáng chất khác theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C giúp bảo vệ niêm mạc, nâng cao sức đề kháng.Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày cũng là cách tốt giúp nâng cao sức khỏe hai mẹ con. Mẹ lưu ý nên tập những bài tập nhẹ nhàng, tránh các động tác khó, mạnh, có thể ảnh hưởng đến em bé. Ăn nhiều hoa quả giúp cung cấp vitamin cho phụ nữ mang thai - Ảnh minh họa Vệ sinh mũi hàng ngày với nước muối sinh lý, nhất là sau khi đi đường, tiếp xúc với lạnh, khói bụi, hóa chất,... Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm,... Tránh các tác nhân gây dị ứng đã biết, đồng thời mẹ bầu cũng nên thận trọng khi tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng khác như: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc, lông vật nuôi,..., thậm chí cả với những món ăn mới. Giữ độ ẩm trong phòng bằng cách dùng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng. Lưu ý vệ sinh máy thường xuyên, tránh để bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào khiến mẹ bầu nghi ngờ mình mắc bệnh, bạn nên đi khám ngay, tránh để bệnh kéo dài khó chữa. Chăm sóc bà bầu bị viêm xoang Khi bị viêm xoang , mẹ bầu không nên quá lo lắng. Bạn tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh như trên để tránh bệnh nặng hơn, đồng thời áp dụng những cách sau nhằm làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh: Kê cao gối khi đi ngủ: như vậy, dịch có thể chảy xuống họng theo hướng của trọng lực, giảm sự ứ tắc dịch trong xoang nên sẽ giảm ngạt mũi. Uống nhiều nước: nhằm làm loãng dịch nhầy, việc tống chứng ra ngoài sẽ dễ dàng hơn. Hít hơi nước nóng: tắm nước ấm với vòi hoa sen và hít hơi nước trong phòng tắm hoặc nhứng một chiếc khăn mặt vào nước nóng, đặt trước mặt và hít thở. Hơi nước nóng giúp làm giảm ngạt mũi và bạn dễ thở hơn. Không thử dùng các loại thảo dược vốn được biết rất hiệu quả để chữa bệnh xoang như hoa ngũ sắc,... Các độc tố trong cây cũng như bụi bẩn, mầm bệnh bám xung quanh có thể gây hại cho sức khỏe hai mẹ con. Không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ. Việc dùng thuốc bừa bãi rất nguy hiểm vì các tác dụng phụ của thuốc cũng như gây kháng thuốc, nhờn thuốc khiến việc điều trị sau đó có thể gặp thất bại. Phòng bệnh là cách tốt nhất để có thể bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con, không chỉ riêng với bệnh viêm xoang mà còn tất cả các căn bệnh khác. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng là vấn đề then chốt giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. >>> Bài viết tham khảo: Cách chữa viêm xoang ở bà bầu

Viêm xoang có lây không?

Bệnh Viêm xoang làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề lâu ngày dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Vậy tình trạng viêm xoang có lây không? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây. Viêm xoang có lây cho người khác không? Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang nhưng chung quy có 2 nguyên nhân chính là do vi khuẩn hoặc do bị dị ứng. Hai yếu tố này có thể riêng rẽ. Viêm xoang kéo dài nhiều năm có thể làm cho việc điều trị trở nên phức tạp hơn nhiều. Với thắc mắc của rất nhiều người: Bệnh viêm xoang có lây không? Chứng bệnh này có lây và lây nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tố vi khuẩn. Đồng thời cần lưu ý không nên dùng chung khăn mặt, khăn tay, chậu để hạn chế cũng như một cách phòng ngừa chứng bệnh này nhé. Phòng ngừa viêm xoang hiệu quả Viêm xoang nếu không điều trị tận gốc có thể gây ra những biến chứng khá nguy hiể mnhư viêm xương trán, viêm hàm trên, suy giảm sức khỏe... Vì vậy, đối với người bệnh cần điều trị tận gốc, và có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Nên kiêng các chất kích thích như chua, cay và các thức ăn hay gây dị ứng như tôm, cua, cá, nhộng… Nên tránh xa các con vật có lông như chó, mèo… Tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe Tránh môi trường ô nhiễm và độc hại Bỏ thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc lá, ngoáy mũi... để duy trì miễn dịch cơ thể trong trạng thái tốt Việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền, tập Yoga cũng là những cách điều trị bệnh viêm xoang mãn tính hiệu quả. Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc điều trị viêm xoang Nguồn: Vnexpress

Điều trị viêm xoang cấp tính

Viêm xoang cấp tính phần lớn do cảm lạnh gây ra. Do vậy, hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp không cần điều trị, người bệnh tự chăm sóc tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sỹ. Có thể bạn quan tâm: Thông tin về bệnh viêm xoang Biểu hiện chính của bệnh Bên cạnh việc viêm xoang cấp tính là đợt viêm xoang đầu tiên, trước đó bạn chưa khi nào mắc viêm xoang và các triệu chứng chỉ kéo dài không quá 8 tuần, các triệu chứng của nó còn hơi khác so với viêm xoang mạn, giúp bạn có thể tự định hướng tính chất bệnh. Đau nhức vùng mặt: đau thành cơn, nặng hơn về sáng, ở các vị trí: quanh ổ mắt, thái dương hai bên, có thể lan lên đỉnh đầu, sau gáy, xuống phía răng. Chảy mũi. Ngạt tắc mũi. Giảm khả năng ngửi. Dấu hiệu khác như: sốt (thường sốt nhẹ, song ở trẻ em có thể sốt cao dữ dội), ho, hắt hơi,... – những biểu hiện của cảm lạnh thông thường hay những dấu hiệu gợi ý một nguyên nhân gây bệnh: đau nhức răng,... Điều trị chứng xoang cấp tính Bệnh thường chỉ điều trị nội khoa, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sỹ để tăng tốc độ phục hồi và nhằm cải thiện triệu chứng. Bác sỹ có thể kê các loại thuốc sau làm giảm bớt triệu chứng cho bệnh nhân:  Nước rửa mũi: có thể là nước muối sinh lý (NaCl 1,9%) hay một loại nước rửa nào khác, Bạn nên rửa mũi thường xuyên nhằm làm loãng chất nhầy giúp dễ loại bỏ chúng cũng như làm sạch mũi khỏi những hạt bụi, hóa chất bám vào.  Thuốc co mạch dưới dạng xịt: chứa phenylephrin, oxymetazolin. Chúng có tác dụng chống viêm, giảm phù nề song thường được chỉ định dùng ngắn ngày do có khả năng gây ngạt mũi trở lại và nghiêm trọng hơn.  Thuốc chống viêm chứa corticoid dưới dạng xịt: do các thuốc này khi dùng đường uống gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể nên thường chỉ sử dụng tại chỗ. Chúng có thể là: beclomethason, fluticason, mometason,... Thuốc giảm đau, hạ sốt trong những trường hợp đau nặng hay người bệnh sốt cao: paracetamol, ibuprofen,... Không dùng aspirin cho trẻ em cũng như những người mẫn cảm với nhóm này.  Kháng sinh: các tình trạng viêm xoang cấp ít khi gây ra bởi vi khuẩn nên thường kháng sinh ít được sử dụng. Chúng được dùng khi có một nhiễm trùng nặng, tái phát và dai dẳng gây ra bởi vi khuẩn. Bác sỹ sẽ lựa chọn kháng sinh cho bạn tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh và mức độ kháng thuốc của chủng vi khuẩn đó. Các loại kháng sinh thường dùng là Amoxicillin, doxycyclin hay thuốc kết hợp trimethoprim – sulfamethoxazol. Thời gian điều trị khoảng 10 – 14 ngày, nhưng nếu người bệnh không đáp ứng sau 48 đến 72 giờ hoặc các triệu chứng không cải thiện sau 10 - 14 ngày thì bác sỹ sẽ kê loại thuốc khác. Mặc dù vậy, bạn cần theo hết một liệu trình dùng thuốc, không tự ý ngưng thuốc khi các triệu chứng đã giảm, điều đó có thể làm tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn.  Hiếm khi viêm xoang cấp do nhiễm nấm gây nên. Khi đó, bác sỹ có thể kê thuốc chống nấm amphotericin B hay voriconazol dưới dạng tiêm tĩnh mạch.  Nếu có kèm theo dị ứng, các thuốc chống dị ứng có thể được khuyên dùng.  Trong trường hợp bạn bị viêm xoang cấp do bệnh răng miệng, cần điều trị tốt các bệnh đó: nhổ răng nếu có răng sâu, chữa viêm lợi,... Biện pháp hỗ trợ điều trị Bên cạnh việc tuân thủ chế độ điều trị, bạn có thể áp dụng một vài cách sau để giảm bớt cảm giác khó chịu:  Uống nhiều nước: hòa loãng chất nhầy giúp “tạm biệt” chúng dễ dàng hơn.  Ngủ với tư thế đầu cao: việc này sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng ứ dịch, chất nhầy, mủ trong xoang vào ban đêm, làm giảm triệu chứng ngạt tắc mũi cũng như chảy mũi vào buổi sáng.  Xông hơi: với các loại lá chứa nhiều tinh dầu: bạc hà, chanh, bưởi,... rất tốt cho những người bị bệnh xoang. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn sau khi hít hơi nóng từ bát nước lá đó.  Xì mũi đúng cách: bạn cảm thấy tệ hơn sau khi xì mũi? Điều đó chứng tỏ bạn chưa thực sự biết cách làm. Thay vì xì hai bên cùng một lúc, bạn nên bịt từng bên mũi và xì ra bằng mũi phía bên kia, như vậy vừa hiệu quả hơn lại vừa đỡ bị cảm giác khó chịu.  Dùng kháng sinh tự nhiên: có trong hành, gừng, tỏi,... Bằng cách thêm chúng vào các món ăn, không những bữa cơm của bạn càng thêm đậm đà hương vị mà bạn còn tận dụng được lượng kháng sinh tự nhiên để chống lại các tác nhân gây bệnh.  Nghỉ ngơi: bạn nên cho phép mình có thể nhàn rỗi hơn một chút trong những ngày mắc bệnh và đang điều trị. Khi đó, cơ thể bạn có thể tập trung sức lực để đẩy lùi căn bệnh này, đồng thời cũng tránh cho bạn những khó chịu, phiền toái xảy ra do các triệu chứng làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại. Điều trị viêm xoang cấp tính không khó, điều quan trọng là bạn cần tuân thủ chế độ điều trị và tránh tái phát. Rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe và phòng tránh các bệnh đường hô hấp, tránh các tác nhân gây dị ứng là các biện pháp đơn giản giúp bạn có thể phòng ngừa căn bệnh này. Để biết thêm về các bài thuốc chữa viêm xoang, mời bạn xem thêm nội dung sau: Bài thuốc chữa viêm xoang mũi

Chữa viêm xoang bằng kim ngân hoa

Kim ngân hoa là vị thuốc bài chế từ hoa của cây Kim Ngân. Đây là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng như chống nhiễm khuẩn, chữa lở ngứa, mụn nhọt, ban sởi, viêm mũi, viêm xoang. Cùng tìm hiểu về đặc điểm cũng như những công dụng mang lại của kim ngân hoa. Tìm hiểu về Kim Ngân Hoa Trước khi Fleming phát minh kháng sinh Penicillin, từ nhiều thế kỷ trước các danh y cũng đã biết sử dụng nhiều loài thảo dược có tính kháng sinh để trị bệnh như Kim ngân hoa, một kháng sinh thực vật tác dụng chống nhiễm khuẩn, chữa mụn nhọt, lở ngứa, ban sởi, viêm mũi, viêm xoang. Ảnh Kim ngân hoa Kim ngân hoa là vị thuốc được bào chế từ hoa của cây Kim ngân. Cây Kim ngân có các đặc điểm như sau: Là loại dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10m Có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá hình trứng, mọc đối, phiến lá rộng 1,5-5cm dài 3-8cm Hoa thơm khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng Cây có đặc điểm nổi bật đó chính là lá cây xanh tốt quanh năm, mùa rét lá cây không rụng nên còn có tên gọi khác là "nhẫn đông" vì có thể chịu đựng được khí lạnh của mùa đông. Hoa, lá, cành đều được dùng làm thuốc nhưng người ta thường tách hoa để làm thuốc riêng vì hoa có công hiệu hơn lá, cành. Công dụng của Kim Ngân Hoa Kim ngân hoa có nhiều tác dụng, trong đó quan trọng là kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi rút. Nhiều nghiên cứu đã được chứng minh Kim ngân hoa có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, cùng một số loại nấm, vi rút cúm. Ngoài ra Kim ngân hoa còn có tác dụng chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu. Với đặc điểm của bệnh viêm xoang là tình trạng viêm phù nề các niêm mạc trong xoang, gây ra tắc lỗ thông xoang, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, một số loại nấm phát triển. Đa số các trường hợp viêm xoang sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm trùng tại khu vực xoang và điều này thường dẫn tới phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Trong các vị thuốc Y học cổ truyền, kim ngân hoa được coi là một vị thuốc quý, được ví như là một kháng sinh thực vật, có tác dụng điều trị hiệu quả nhiều bệnh có liên quan tới nhiễm khuẩn. Kim ngân hoa với tính vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, và thường được dùng chữa viêm xoang. Tìm mua sản phẩm trị xoang có thành phần Kim ngân hoa TẠI ĐÂY Xem thêm Video Thảo được hàng đầu chữa viêm xoang phát trên VTV2: Xoang Bách Phục với các thành phần: Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa, Hoắc hương, Mật lợn, Tạo giác thích, ImmuneGama®, đặc biệt phù hợp với bệnh nhân Viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng. Tác dụng nổi bật: -Giảm triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi…hiệu quả. -Giúp ngăn ngừa tái phát, giảm dị ứng và giảm mẫn cảm cho người bệnh. Bạn có thể tìm mua Xoang Bách Phục TẠI ĐÂY

Loading...