Viêm xoang

Mẹo trị nghẹt mũi cho bé

Nghẹt mũi tuy không phải là một bệnh nặng, tuy nhiên, nếu như không điều trị kịp thời, nghẹt mũi có thể gây ra những phiền toái cho người mắc, thậm chí có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh mãn tính. Do đó, điều trị nghẹt mũi kịp thời luôn là điều cần thiết, nhất là trị nghẹt mũi ở trẻ em. Mẹo trị nghẹt mũi cho bé Hỏi: Cháu nhà tôi 3 tuổi, cháu rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng rất hay bị nghẹt mũi, điều đó khiến cháu trở nên dễ cáu và bực bội. Tôi cũng được biết rằng không nên lạm dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh, do vậy tôi rất lo lắng, không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng này của cháu. Mong bác sỹ cho tôi lời khuyên. Xin cảm ơn! (Chị Trần Thị Kim, Từ Liêm, Hà Nội). Trả lời: Chào chị! Trường hợp cháu nhà chị cũng giống rất nhiều em bé khác ở lứa tuổi này, thường xuyên bị ngạt tắc mũi, viêm mũi dị ứng khiến cha mẹ lo lắng. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, chị nên đưa bé đến các cơ sở y tế để tìm xem bé có nguyên nhân đặc biệt nào khiến cho bệnh tái diễn nhiều lần như vậy không, ví dụ như đó có thể là biểu hiện của bệnh viêm xoang hay viêm mũi mạn tính,... khi đó cần phải điều trị bệnh gốc. Trong trường hợp bé chỉ ngạt mũi đơn thuần do cảm lạnh, nhiễm virus thông thường hoặc hít phải khói bụi gây kích ứng mũi thì chị có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt sự khó chịu cho bé. >>> Mời chị Kim và độc giả tham khảo thêm: Mẹo trị viêm mũi dị ứng cho bé Xông hơi Hơi nước nóng có thể làm loãng các chất dịch tiết hình thành trong mũi trẻ, giúp đường thở thông thoáng và trẻ dễ thở hơn. Chị xả nước nóng ra một chiếc chậu (xô), bế bé hoặc cho bé tự ngồi cạnh chậu nước để bé hít được hơi nước nóng bốc lên, mẹ chú ý tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với nước nóng có thể gây bỏng. Chị có thể bỏ thêm một chút muối trắng vào chậu nước hoặc đun nước nóng với một số loại thảo dược như kinh giới, bạc hà, lá bưởi,... cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, cần chú ý nhiệt độ nước và nồng độ, tránh để nước quá nóng hoặc quá đậm đặc có thể khiến cháu khó chịu hơn. Nước muối Đây là phương pháp phổ biến và khá an toàn để chữa ngạt mũi cho bé. Chị có thể mua nước muối sinh lý, nước muối biển tại các hiệu thuốc hoặc tự pha tại nhà. Nếu tự pha, chị hòa tan nửa thìa cà phê muối với khoảng ¼ lít nước để nước muối có nồng độ tương đương nước muối sinh lý bình thường. Sau đó, chị rửa mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối vào từng bên mũi, dặn bé hít nhẹ rồi xì ra, cũng từng bên một. Trước khi nhỏ mũi vào bên còn lại, chị nhớ lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn. Cho trẻ uống nhiều nước Nước giúp làm loãng chất nhầy trọng mũi bé, đồng thời cuốn trôi dịch mũi đã chảy xuống vùng hầu họng của trẻ, khiến trẻ thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, uống nước giúp bé đỡ bị khô miệng họng do việc thở bằng miệng gây ra. Chị có thể cho bé uống thêm nước, sữa, nước canh, nước hoa quả, ăn thêm các loại trái cây nhiều nước như cam, quýt,... Những loại hoa quả này ngoài bổ sung nước còn tăng cường vitamin C, giúp nâng cao sức đề kháng cho bé. Kê gối cao và day cánh mũi khi bé ngủ Ban đêm, mũi thường tiết ra nhiều dịch hơn, cùng với việc bé nằm đầu thấp khiến dịch mũi không chảy được xuống phía dưới, bị ứ lại, gây ra ngạt mũi nặng nề hơn. Để làm giảm sự khó chịu này, chị có thể kê thêm một gối khi bé nằm, chú ý kê cả phần lưng và vai để thân mình tạo một góc so với mặt giường, tránh việc chỉ kê đầu cao khiến trẻ bị đau mỏi cổ, vai khi thức dậy. Cùng với đó, chị có thể dùng mu 2 bàn tay day day cánh mũi cho bé để bé dễ chịu hơn, đi vào giấc ngủ nhanh và ngủ ngon hơn. Những điều không nên làm Chị rất đúng khi hiểu rằng dùng không nên lạm dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh vì điều này thậm chí có thể gây hại cho bé. Kháng sinh thường không có tác dụng trong các trường hợp cảm lạnh do virus thông thường nên sử dụng kháng sinh không phải cách hay, trong khi việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc ở trẻ. Một điều nữa cũng nên tránh đó là dùng miệng hút mũi cho bé. Nhiều bà mẹ đã dùng cách này khi bé không tự xì mũi được mà không có dụng cụ hút mũi. Tuy nhiên điều này có thể mang thêm mầm bệnh cho bé. Mẹ có thể sẽ mang mầm bệnh từ mũi bên này sang mũi bên kia của trẻ, hoặc lây cho trẻ những vi khuẩn đang có trong miệng của mẹ, như vậy lại khiến cho tình trạng của bé nặng thêm lên. Bên cạnh việc điều trị cho bé, chị nên áp dụng đồng thời các biện pháp phòng bệnh như mặc đủ ấm cho cháu, vệ sinh mũi miệng hàng ngày, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng,... nhằm giúp cháu sớm khỏi bệnh. Khi thấy cháu có các biểu hiện nặng lên như sốt, khó thở thì chị cần cho cháu tới bệnh viện để kiểm tra. >>> Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ Chúc cháu nhà chị khỏe mạnh!

Các nguyên nhân gây nghẹt mũi bạn cần biết

Nghẹt mũi tưởng chừng như là một bệnh lý phổ thông và đơn giản. Tuy nhiên, chứng bệnh này không những gây phiền toái cho bạn, mà nếu không điều trị dứt điểm còn có khả năng gây ra một số bệnh mãn tính khác như viêm mũi dị ứng... Để có được phương pháp điều trị nghẹt mũi tốt nhất, Xoang Bách Phục xin giới thiệu tới bạn thông tin về nguyên nhân gây nghẹt mũi để chúng ta cùng phòng tránh và điều trị bệnh có hiệu quả nhất! Tại sao bạn bị nghẹt mũi? Hốc mũi của bạn được cấu tạo gồm hai khoang trong khối xương mặt, được ngăn cách nhau bằng vách ngăn mũi. Đây là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, nơi mà không khí sẽ được lọc sạch phần lớn bụi bẩn, làm ấm và làm ẩm trước khi đi xuống phía dưới. Để đảm nhiệm chức năng này, mũi được lót bởi một lớp niêm mạc có các lông chuyển ở trên bề mặt, các tuyến tiết nhầy nằm ở bên dưới cũng như có các cuốn mũi (hình thành do xương nổi gồ lên) nằm ở hai bên đối diện với vách ngăn mũi. Hệ thống lông chuyển giúp giữ lại những hạt bụi có kích thước tương đối lớn trở lên (những hạt bụi nhỏ sẽ được lọc ở các vị trí thấp hơn của đường hô hấp), sau đó chúng được tống ra ngoài nhờ phản xạ ho, hắt hơi hay động tác rửa mũi. Các tuyến tiết nhầy như tên gọi của chúng có tác dụng tiết dịch nhầy vừa nhằm làm ẩm không khí, vừa hỗ trợ các lông chuyển hoạt động nhịp nhàng. Các cuốn mũi hình thành làm tăng diện tích tiếp xúc của mũi với không khí, đảm bảo thực hiện các chức năng được tốt hơn. Ngoài ra, trong lớp niêm mạc mũi chứa nhiều mạch máu, xoang mạch giúp làm ấm không khí, nhất là khi gặp không khí lạnh. Khi có các yếu tố bất lợi tác động vào mũi, các trường hợp sau có thể xảy ra dẫn tới nghẹt mũi: Sưng nề niêm mạc mũi, nhất là vùng các cuốn mũi, có thể do vi khuẩn, virus gây viêm hay do tác dụng của thuốc, hóa chất,... Niêm mạc mũi sưng nề làm bít tắc, gây cản trở dịch mũi được tiết ra thoát xuống họng, dẫn tới nghẹt mũi. Các tuyến tiết nhầy tiết ra quá nhiều dịch: khi bị dị ứng, viêm nhiễm,... khiến cho dịch không thể thoát đi hết, ứ đọng lại cũng gây nghẹt mũi. Trường hợp này thường đi kèm với sổ mũi. Hẹp đường đi của không khí, dịch mũi: khối u, polyp có thể gặp ở người lớn hay có vật lạ trong mũi như hạt lạc, hạt đỗ, đồ chơi,... gặp ở trẻ nhỏ do trẻ tự cho vào. Do cấu trúc mũi bất thường: vẹo vách ngăn mũi,... trẻ sơ sinh có thể có màng nhầy hay mảnh xương bít tắc cửa mũi phía sau. >>> Có thể bạn quan tâm: Mẹo chữa chứng viêm mũi ở trẻ em Nguyên nhân nghẹt mũi Những nguyên nhân dưới đây có thể gây ra nghẹt mũi cho bạn: Viêm nhiễm đường hô hấp như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo, cúm, cảm lạnh thông thường,.... Với cúm, cảm lạnh hay những nhiễm khuẩn cấp tính khác thường chỉ gây nghẹt mũi trong khoảng thời gian ngắn, nếu nghẹt mũi kéo dài (trên 3 tuần) bạn nên đề phòng viêm xoang mạn tính hay viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo. Cảm lạnh cũng là một nguyên nhân gây nghẹt mũi Dị vật trong mũi: hạt đỗ, hạt lạc, nút áo,... ở trẻ em. Bất thường cấu trúc mũi: lệch vách ngăn, khối u,... những nguyên nhân này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nghẹt mũi kéo dài, có thể dẫn tới những bệnh khác do ứ đọng dịch mũi lâu ngày như viêm họng mạn tính, viêm xoang, viêm thanh quản,... Chấn thương vùng mặt, mũi có thể gây tụ máu trong mũi, sưng nề niêm mạc mũi dẫn tới nghẹt mũi. Thậm chí cục máu đông trong mũi nếu không được loại bỏ cũng có thể cản trở gây nghẹt mũi. Những yếu tố thuận lợi dễ gây nghẹt mũi Những yếu tố này khiến cho niêm mạc mũi của bạn dễ bị tổn thương hơn, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập và gây nên bệnh. Môi trường sống ô nhiễm: nhiều khí thải, khói bụi trong không khí sẽ khiến mũi phải làm việc nhiều hơn để lọc sạch, khi chúng bị giữ lại trong mũi nhiều dễ làm tổn thương niêm mạc, đồng thời bản thân những chất độc hại này cũng trực tiếp gây bệnh cho mũi và đường hô hấp. Sống và làm việc trong phòng có điều hòa khiến mũi bị khô, các tuyến tiết nhầy giảm hoạt động nên sự bảo vệ niêm mạc mũi kém đi. Thời tiết thay đổi thất thường, nhất là vào mùa lạnh, khô làm gia tăng các bệnh đường hô hấp. Vệ sinh mũi không đúng cách, nhất là trẻ nhỏ thường xuyên ngoáy mũi vừa làm tổn thương mũi, vừa đưa thêm vi khuẩn từ bên ngoài vào, dẫn đến viêm mũi. Sức đề kháng suy giảm: khi bạn đang có bệnh khác trong người như đái tháo đường, nguy cơ bị nghẹt mũi cũng như các bệnh khác sẽ tăng lên do chức năng miễn dịch không được đảm bảo. Tình trạng nghẹt mũi ngày càng gia tăng do sự ô nhiễm ngày càng nặng nề của môi trường cũng như sự thay đổi về cách sống: sử dụng nhiều điều hòa,... Tuy nhiên, khi hiểu được những nguyên nhân cũng như yếu tố thuận lợi như trên, bạn có thể lựa chọn cho mình những cách phòng bệnh phù hợp, điều quan trọng là nâng cao sức đề kháng và hạn chế những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể xảy ra. >>> Tham khảo thêm bài viết: Cách chữa chứng nghẹt mũi hiệu quả

Dấu hiệu viêm xoang ở trẻ em

Bệnh viêm xoang ở trẻ em có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Không chỉ gặp phải ở người lớn, bản thân trẻ em cũng có thể mắc phải chứng bệnh viêm xoang. Điều đáng nói ở đây là các dấu hiệu của bệnh viêm xoang ở trẻ em thường khá giống với các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp. Do đó, rất nhiều bậc cha mẹ đã chủ quan, chữa bệnh không đúng cách. Điều này không chỉ khiến cho bệnh xoang ở trẻ nhỏ không khỏi được, mà còn có thể kéo dài, trở thành thể viêm xoang mãn tính. Viêm xoang ở trẻ em nếu không chữa dứt điểm có thể để lại nhiều biến chứng Bệnh viêm xoang ở trẻ Ở trẻ em, hệ thống xoang chưa phát triển đầy đủ nên bệnh có các đặc điểm khác với người lớn. Xoang sàng xuất hiện đầu tiên, khi bé mới ra đời đã có, vậy nên ngay từ khi còn rất nhỏ, bé đã có khả năng mắc bệnh viêm xoang . Sau đó, các xoang khác lần lượt hình thành và phát triển: xoang hàm (khi bé lên 3 – 4 tuổi), xoang trán và xoang bướm (lúc bé 7 – 8 tuổi). Hệ thống xoang chỉ hoàn thiện khi trẻ trưởng thành (khoảng 20 tuổi). Khi mới xuất hiện, các xoang chưa có cấu trúc rõ ràng như của người lớn, có khi chỉ là một rãnh hằn vào xương nên rất dễ bị viêm tắc, và khi đã bị bệnh thì việc chẩn đoán gặp rất nhiều khó khăn. >>> Có thể bạn quan tâm: Những biến chứng viêm xoang ở trẻ em Dấu hiệu nhận biết viêm xoang Khi bé nhà bạn có các dấu hiệu dưới đây, bạn nên lưu ý cho bé đi khám vì rất có thể bé đã mắc bệnh. Các triệu chứng viêm đường hô hấp trên thông thường: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc,... thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày, nhưng hiện tại các biểu hiện trên vẫn còn kéo dài hay diễn biến nặng hơn, dù mẹ đã dùng thuốc cho bé. Tình trạng “cảm lạnh” kéo dài trên 10 – 14 ngày, có thể kèm theo sốt hoặc không. Bé có dấu hiệu của viêm đường hô hấp kèm theo sốt liên tục trong 4 ngày, có thể sốt cao hoặc không. Sổ mũi có dịch đục, màu xanh hoặc vàng, có thể có mùi hôi. Bé hay cảm thấy ngứa họng, ho, khạc đờm, đau họng do dịch mũi chảy xuống phía thành sau họng, nhất là về đêm khiến bé quấy khóc, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không yên giấc. Nếu trẻ còn bú mẹ, bé không bú được hơi dài như trước kia do ngạt mũi, phải thở bằng miệng. Bé cũng có thể sưng đau quanh mắt. Trường hợp bé có các biểu hiện ho, sốt, nhức đầu, sổ mũi kéo dài trên 2 tuần mà không được điều trị hay điều trị không dứt điểm, mẹ cũng cần lưu ý vì nếu đó chỉ là dấu hiệu của viêm đường hô hấp thông thường thì cũng rất có khả năng bệnh sẽ tiến triển dẫn tới viêm xoang . Nếu bé thường xuyên có các đợt viêm họng, viêm mũi,... tái đi tái lại nhiều lần trong năm thì bé có nguy cơ cao đã mắc viêm xoang mạn tính. Khi đó mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để có lời khuyên của bác sỹ chuyên khoa. Dấu hiệu của viêm đường hô hấp kèm sốt cao liên tục trong 4 ngày có thể là dấu hiệu của viêm xoang ở trẻ em Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm xoang Viêm xoang tuy không phải bệnh khó chữa, song nếu mẹ chăm sóc bé không đúng cách sẽ kéo dài thời gian điều trị, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống không chỉ của bé mà còn của cả gia đình. Cho bé uống nhiều nước: điều này giúp làm loãng dịch trong mũi xoang, khiến việc loại bỏ chúng trở nên dễ dàng hơn. Bổ sung vitamin A, C vào bữa ăn của trẻ: làm tăng sức đề kháng và bảo vệ niêm mạc trẻ. Mẹ có thể tăng cường rau xanh, hoa quả tươi: cam, quýt, cà rốt, cà chua, trứng, sữa, tôm cá, gan động vật,... Loại bỏ dịch mũi đúng cách: nếu bé còn nhỏ, mẹ có thể giúp bé hút mũi bằng các công cụ phù hợp, tránh làm tổn thương thêm niêm mạc mũi của bé. Nếu trẻ đã lớn, mẹ tập cho bé cách xì mũi từng bên một bằng cách bịt lỗ mũi bên kia trong khi xì rồi làm ngược lại. Mẹ nhớ nhắc bé rửa tay sạch sẽ sau khi xì mũi để tránh vi khuẩn và các chất bẩn bám vào tay, gây bệnh trở lại. Rửa mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý: giúp loại bỏ các chất bẩn, bụi bặm bám trong mũi trẻ, đồng thới làm loãng dịch mũi. Mẹ không để bé ngoáy mũi, điều đó khiến cho vi khuẩn từ tay bé có thể xâm nhập vào mũi, đồng thời có thể làm tổn thương niêm mạc. Mẹ không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ, điều này có thể khiến bệnh của bé nặng thêm, việc điều trị trở nên khó khăn hơn do bé đã “nhờn thuốc” và kháng kháng sinh. Khi mẹ thấy bé có các biểu hiện như trên của bệnh viêm xoang , mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để có lời khuyên của bác sỹ, hạn chế việc tự điều trị tại nhà có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. >>> Xem thêm: Cách phòng ngừa viêm xoang ở trẻ em Theo Sưckhoe24

Nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ

Tìm được nguyên nhân gây bệnh viêm xoang ở trẻ sẽ giúp cho quá trình điều trị nhanh chóng hơn. Bệnh viêm xoang không chỉ xảy ra ở người lớn, trẻ em cũng có thể mắc bệnh, thậm chí trẻ có thể có các biến chứng nặng hơn của người lớn. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh? Viêm xoang ở trẻ Xoang là những khoang rỗng trong khối xương mặt, xung quanh mũi. Trẻ em chưa hoàn thiện hệ thống xoang, song đã có các đôi xoang nhất định, tùy theo độ tuổi của trẻ. Lúc mới sinh, trẻ đã có xoang sàng, lớn dần lên sẽ xuất hiện thêm các xoang: xoang hàm (3 – 4 tuổi), xoang trán, xoang bướm (7 – 8 tuổi) và hoàn thiện dần cho đến khi trẻ 20 tuổi. Ban đầu khi mới hình thành, các xoang còn nhỏ, thậm chí chỉ là những rãnh hằn vào xương nên rất dễ bị tắc nghẽn, gây ra viêm. Đặc biệt, do trẻ còn nhỏ nên triệu chứng thường không rõ ràng, khó đánh giá, khó chẩn đoán, nếu không dược chú ý rất dễ bỏ qua, dẫn tới những biến chứng tai hại. >>>>> Xem chi tiết: Dấu hiệu bệnh viêm xoang ở trẻ em Nguyên nhân gây bệnh Các mẹ có thể lưu ý những nguyên nhân gây nên bệnh viêm xoang ở trẻ để có các biện pháp phòng tránh, cũng như để sớm nhận biết bệnh của trẻ. Nhiễm trùng đường hô hấp trên: viêm xoang được coi như một biến chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh phát triển do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus ở các bộ phận khác của đường hô hấp vào xoang, đồng thời dịch, mủ ở mũi, họng làm cản trở dịch từ xoang thoát xuống, gây tình trạng tác nghẽn tại xoang càng làm nặng thêm bệnh. Nhiễm trùng răng miệng: trẻ nhỏ thường hay bị sâu răng, viêm lợi. Các mẹ thường không để ý đến trường hợp này do chủ quan mà không biết rằng chúng hoàn toàn có thể dẫn tới viêm xoang cho bé yêu. Dị ứng: khi bị dị ứng, nhất là với các tác nhân tiếp xúc trực tiếp với đường hô hấp như bụi nhà, phấn hoa, lông chó mèo,..., niêm mạc mũi xoang phù nề, tăng xuất tiết khiến cho dịch bị ứ đọng lại trong xoang, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Vệ sinh kém: các bé nhỏ tuổi thường không có thói quen rửa tay, rửa mặt, lại hay ngoáy mũi nên đã đưa vi khuẩn, virus từ bên ngoài vào mũi, xoang. Ngoáy mũi còn làm tổn thương niêm mạc mũi, tăng nguy cơ viêm mũi, xoang. Môi trường ô nhiễm: tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất hàng ngày khiến trẻ dễ bị tổn thương niêm mạc đường hô hấp, tăng nguy cơ nhiễm các mầm bệnh ngoài môi trường. Đi tắm, bơi ở các hồ bơi không đảm bảo vệ sinh cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung, trong đó có viêm xoang . Sức đề kháng yếu: khi trời lạnh, thời tiết thay đổi hay trẻ mắc kèm các bệnh khác, sức đề kháng của trẻ yếu đi là lúc các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh. Các nguyên nhân khác có thể gặp: bất thường trong cấu trúc mũi, xoang: vẹo vách ngăn, bướu thịt nhỏ trong mũi,...: chấn thương vùng mặt,... Triệu chứng viêm xoang ở trẻ Khi mẹ thấy trẻ có các yếu tố nguyên nhân trển, cần quan tâm trẻ để sớm phát hiện các triệu chứng của trẻ nhằm điều trị kịp thời, tránh để lâu dài dẫn tới biến chứng. Bé có các biểu hiện viêm đường hô hấp trên kéo dài quá 10 – 14 ngày. Có các dấu hiệu viêm đường hô hấp kèm theo sốt liên tục 4 ngày. Sổ mũi đục, vàng xanh, có thể hôi. Ho, ngứa họng, thở khò khè, buồn nôn, nôn. Trẻ quấy khóc, mệt mỏi. Nếu còn bú mẹ, trẻ không bú được dài hơi như bình thường. Trẻ có các đợt viêm họng, cảm lạnh,... tái đi tái lại nhiều lần hoặc dai dẳng không dứt. Đó cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm xoang . Hiểu biết các nguyên nhân gây viêm xoang giúp mẹ có các biện pháp phù hợp để phòng tránh bệnh cho bé. Trong trường hợp trẻ đã mắc bệnh, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị, loại trừ nguyên nhân gây bệnh giúp điều trị nhanh chóng đạt hiều quả và tránh tái phát. >>>>> Có thể bạn quan tâm: Chữa viêm xoang cho trẻ theo mẹo dân gian

Chữa viêm xoang cho trẻ theo dân gian

Từ xa xưa, dân gian đã có những bài thuốc hay để chữa bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ một cách hiệu quả. Bệnh viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của trẻ. Bên cạnh việc dùng thuốc tây y, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc hay, đơn giản, dễ tìm có tác dụng chấm dứt căn bệnh này, các mẹ có thể tham khảo. Các bài thuốc dân gian chữa viêm xoang cho bé Dùng gừng với củ hành: Gừng với củ hành không chỉ giúp bé chữa ho, chúng còn được nhiều người tin dùng để chữa bệnh viêm xoang . Mẹ cạo gừng, bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi giã cả hai loại thảo dược này, lấy nước, trộn đều với nhau, dùng nước đó nhỏ mũi cho bé, mỗi ngày khoảng 3 – 5 lần trong 2 tuần. Nếu bé bị viêm xoang do viêm đường hô hấp trên, bé bị ho nhiều, mẹ có thể tham khảo cách sau để giúp bé đỡ ho: lấy củ gừng tươi rửa sạch, nướng trên bếp tới khi cháy sém, sau đó để nguội, lột vỏ rồi đem giã nhỏ cho ra nước, đổ thêm chút nước sôi vào chỗ gừng vừa giã (để nước gừng loãng bớt cho trẻ dễ uống), đợt một lát cho gừng tan vào nước rồi chắt bỏ bã gừng, hòa thêm chút mật ong rồi cho bé uống. Nếu bé ho nhiều, có thể cho bé uống hai lần ban ngày, hai lần ban đêm. Nếu bé bị viêm họng, cảm lạnh,... mẹ có thể nầu cháo fwngf cho bé ăn sẽ chóng khỏi. Mật ong và tỏi: Lấy tỏi bóc vỏ, rửa sạch, giã nhỏ lấy nước, đem hòa với mật ong (lượng mật ong bằng hai lần lượng nước tỏi). Hàng ngày, mẹ rửa sạch mũi cho bé bằng nước muối sinh lý rồi lau khô, sau đó lấy tăm bông nhúng vào dung dịch trên, cho vào từng bên mũi của bé cho bé ngửi. Mỗi ngày làm từ 3 – 4 lần, trong khoảng 7 - 8 ngày. Mật ong cũng có tác dụng rất tốt khi điều trị bệnh xoang ở trẻ Mộc nhĩ và đường phèn: Các bé thích ăn đồ ngọt chắc sẽ thích cách làm này. Mẹ lấy mộc nhĩ, ngâm nước một lát rồi cạo sạch, cắt nhỏ, cho vào bát cùng với một lượng đường phèn, đem chưng cách thủy khoảng 15 phút (có thể hấp trong nồi cơm), sau đó lấy ra, để nguội bớt rồi cho bé ăn. Mẹ cho bé ăn kiên trì khoảng 1 tháng bé sẽ đỡ. Mộc nhĩ - Ảnh minh họa Hoa ngũ sắc: Hoa ngũ sắc là loại hoa mọc hoang dại, tuy nhiên lại chứa trong mình lượng tinh dầu cao, có tác dụng chống phù nề, chống viêm, dị ứng, tốt cho người bị bệnh viêm xoang . Để dùng hoa ngũ sắc chữa bệnh cho bé, trước tiên, mẹ lấy khoảng 10 bông hoa ngũ sắc tươi, rửa thật sạch cho hết các bụi bẩn bám xung quanh, để ráo nước. Sau đó đem giã nhỏ, ngâm với 10ml cồn 70 độ rồi lọc sạch, chắt lấy nước được dung dịch màu xanh. Mỗi ngày, mẹ lấy bông (với trẻ nhỏ dùng tăm bông) nhúng vào dung dịch trên, cho vào lỗ mũi từng bên để trẻ ngửi khoảng 10 phút. Mẹ lưu ý khi lấy hoa về phải rửa thật sạch, đồng thời cần bảo quản dung dịch cẩn thận, tránh để bị bụi bẩn, vi khuẩn rơi vào, có thể khiến trẻ bị nặng thêm. Cây hoa ngũ sắc >>>>> Tham khảo thêm: Những nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ Chăm sóc bé bị viêm xoang Bên cạnh việc dùng thuốc đông y hay tây y, mẹ có thể giúp bé chóng khỏi cũng như giảm bớt các triệu chứng của bệnh bằng các cách dưới đây. Rửa mũi cho trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi bé tiếp xúc với lạnh, đi đường bụi bặm, hít phải khói, bụi,... Cho bé xông hơi: mẹ có thể đun nước lá cho bé tắm hoặc xông hơi. Các loại lá được dùng là những loại lá chứa nhiều tinh dầu: bạc hà, chanh, bưởi, sả,... Nếu để xông hơi, sau khi đun nước, mẹ múc nước ra bát to rồi cho bé cúi mặt xuống bát nước nóng, trên đầu có thể phủ một khăn tắm lớn, với trẻ nhỏ có thể cho trẻ vào phòng tắm kín, mẹ bế bé trên tay hoặc cho bé ngồi dưới sàn có trải khăn, khoác khăn tắm quanh người bé. Xông hơi giúp làm giảm các triệu chứng do tắc nghẽn dịch mũi gây ra, khiến bé thông mũi, dễ chịu. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý, trông chừng để trẻ tránh bị bỏng. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với bụi bặm, hơi, khí độc,... Tránh cho bé yêu hít phải khói thuốc lá. Mỗi khi ra đường, đến những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm, mẹ nên cho bé đeo khẩu trang. Luôn đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài đường Bổ sung chế độ ăn của trẻ: mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C giúp trẻ tăng sức đề kháng cũng như bảo vệ niêm mạc của trẻ: hoa quả tươi, rau xanh, gan động vật, trứng, sữa, cá,... Mẹ cũng có thể thêm các loại thực phẩm có chứa kháng sinh tự nhiên: gừng, tỏi, hành,... trong bữa ăn, điều này không chỉ giúp hương vị món ăn thêm đậm đà, ngon miệng khiến bé ăn ngon hơn mà còn giúp tăng sức đề kháng cho bé yêu. Không nên cho bé uống các loại nước ngọt chứa soda, sinh tố, nước ép trái cây chứa nhiều đường. Chúng khiến cho mũi nhầy đặc lại, việc loại bỏ trở nên khó khăn. Bệnh viêm xoang , nhất là ở trẻ nhỏ, nếu điều trị không đúng cách dễ để lại biến chứng không tốt cho sức khỏe. Do vậy, khi phát hiện bé nhà mình bị viêm xoang , các mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để có lời khuyên của bác sỹ. Trước khi mẹ muốn áp dụng bất kỳ phương pháp nào để điều trị bệnh cho bé cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ, tránh dùng thuốc bừa bãi gây nên những hậu quả đáng tiếc. >>>> Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu, triệu chứng viêm xoang ở trẻ nhỏ Nguồn: Vnexpress

Viêm xoang ở bà bầu

Cùng Xoang Bách Phục tìm hiểu bệnh viêm xoang ở bà bầu để giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé! Khi mang thai, phụ nữ dễ mắc các bệnh như cảm cúm, bệnh viêm xoang … Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có hại cho thai nhi. Hiểu biết về các bệnh này giúp mẹ bầu có thể phòng tránh, bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con. Viêm xoang ở mẹ bầu – nguyên nhân gây bệnh Xoang là các khoang rỗng trong khối xương mặt, có tác dụng làm nhẹ đầu, làm ấm, ẩm không khí khi đi vào đường hô hấp. Để đảm bảo chức năng đó, lớp niêm mạc xoang thường xuyên tiết dịch, lượng dịch này sẽ chảy xuống mũi qua các lỗ thông. Khi các lỗ thông này bị bít tắc, dịch bị ứ lại trong xoang, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm phát triển, gây ra viêm xoang. Ở phụ nữ mang thai, sức đề kháng kém nên dễ bị các mầm bệnh tấn công. Tình trạng viêm đường hô hấp: cảm cúm, viêm họng, viêm mũi,… dễ dẫn đến viêm xoang do vi khuẩn, virus,… xâm nhập ngược lên, đồng thời hiện tượng viêm ở mũi, họng gây cản trở dịch xoang thoát xuống. Sự thay đổi về nội tiết: progesteron và một số hormone khác khiến mạch máu và màn nhầy phình ra, giãn nở hơn bình thường, khoảng trống trong lòng xoang hẹp lại, dễ tắc hơn. Những người có cơ địa dị ứng có nguy cơ mắc viêm xoang cao. Các bà bầu khi bị bệnh trong giai đoạn nhạy cảm này thường có tâm lý ngại dùng thuốc, tự chịu đựng cho tới khi không thể thì mới đến gặp bác sỹ. Khi đó, bệnh thường đã kéo dài, nặng hoặc có biến chứng, không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai dễ bị các virus gây bệnh tấn công - Ảnh minh họa Biểu hiện của bệnh Viêm xoang ở phụ nữ mang thai cũng có các triệu chứng giống như các bệnh nhân khác, nhưng thường ở mức độ nặng nề hơn. Đau đầu: người bệnh có cảm giác nhức đầu, nặng đầu, nhiều hơn về sáng, nhất là mỗi khi thay đổi thời tiết hay khi bị cảm lạnh. Vị trí đau đầu tùy thuộc vào xoang nào bị viêm, có thể ở trước trán, lan lên phía đỉnh đầu, xuống phía hàm trên hay ra sau ở vùng chẩm. Chảy mũi: dịch mũi có thể chảy xuống mũi hay phía sau họng, thường đặc, màu vàng hoặc xanh, có thể có mùi hôi. Ngạt mũi: thưởng ở cả hai bên, khiến người bệnh không thở được, phải thở bằng miệng. Triệu chứng này hay đi kèm với giảm khả năng ngửi. Sốt: có thể sốt nhẹ hay sốt cao. Khi có dấu hiệu này đi kèm các triệu chứng trên, tốt hơn hết là bạn nên tới gặp bác sỹ ngay. Điều trị bệnh viêm xoang phụ nữ mang thai Việc điều trị bệnh nhằm mục đích tái lập sự thông thoáng cho hệ thống lỗ thông của mũi xoang. Bệnh thường được điều trị nội khoa bằng thuốc. Thuốc toàn thân (thường là thuốc uống): Kháng sinh: thuốc kháng sinh cần được lựa chọn cẩn thận để tránh hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn cũng như tránh ảnh hưởng tới em bé. Thuốc chống viêm, giảm phù nề giúp giải phóng lỗ thông mũi xoang. Nhóm thuốc chống viêm dạng steroid...Do có nhiều tác dụng phụ: loét dạ dày, loãng xương, tăng huyết áp, tiểu đường,… nên chỉ sử dụng trong thời gian ngắn (dưới 1 tuần) và cần sự chỉ định cũng như kiểm soát nghiêm ngặt của thầy thuốc. Nhóm thuốc chống viêm do các men: alphachymotrypsin có thể uống hoặc ngậm. Thuốc giảm đau không steroid Thuốc long đờm Thuốc chống dị ứng Thuốc dùng tại chỗ Là phương pháp điều trị hữu hiệu và tương đối an toàn với phụ nữ có thai. Kháng sinh: dùng nhỏ mũi. Thuốc co mạch dạng xịt, nhỏ mũi. Thuốc nên chỉ sử dụng trong 7 – 10 ngày và cần sự theo dõi, chỉ định của bác sỹ. Thuốc chống viêm dạng xịt hoặc nhỏ mũi: thuốc dùng đường này ít gây tác dụng phụ hơn so với dùng đường uống nên được dùng nhiều hơn, song vẫn cần sự theo dõi sát của bác sỹ. Các nhóm thuốc trên dù dùng theo đường toàn thân hay tại chỗ cũng đều có những nguy cơ nhất định đối với mẹ và bé. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, mẹ bầu cần có chỉ định của bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào và cần được theo dõi chặt chẽ, tránh tự ý dùng thuốc. Nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ khi bạn bị viêm xoang lúc mang bầu - Ảnh minh họa Phòng bệnh viêm xoang cho bà bầu Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhất là trong giai đoạn rất nhạy cảm của cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con: Có chế độ ăn uống hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng: bổ sung vitamin C có trong rau xanh, hoa quả tươi,…: dầu cá, vitamin nhóm B, các khoáng chất thiết yếu, trong đó kẽm có tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Kẽm có nhiều trong thịt, cá, các loại hạt, đậu lăng, bánh mỳ làm từ bột mỳ nguyên cám, sữa, trứng, khoai tây,… Men vi sinh trong sữa chua giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm. Bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất qua thực phẩm hàng ngày tốt hơn so với việc dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bạn không thể bổ sung đủ chất qua chế độ ăn, bạn có thể dùng thuốc với lời khuyên của bác sỹ. Dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý giúp phòng tránh viêm xoang ở bà bầu - Ảnh minh họa Bảo vệ cơ thể nhất là trong mùa lạnh, khi thay đổi thời tiết. Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường hay phải tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất. Kiểm soát tình trạng dị ứng: nếu bạn đã có tiền sử dị ứng từ trước, cần cẩn thận tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng. Trong trường hợp bạn chưa từng bị lần nào trước đây, bạn cũng nên thận trọng trong việc thử các món ăn mới hay dùng các loại thuốc mới. Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm vệ sinh mũi để tránh mắc các bệnh đường hô hấp: viêm mũi, viêm xoang , sổ mũi,… Không tự ý dùng thuốc hay bất kỳ phương pháp điều trị nào nến bạn nghi ngờ mình mắc bệnh viêm xoang . Khi đó, bạn nên tới gặp bác sỹ ngay để có chỉ định phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại. Thai kỳ là một trong những giai đoạn hết sức quan trọng và nhạy cảm. Một sơ suất nhỏ trong thời gian này cũng có thể để lại những hậu quả nặng nề về sau. Do vậy, khi có bất kỳ điều gì bất thường về sức khỏe, dù đó là cảm lạnh thông thường, viêm xoang hay môt bệnh nào khác, mẹ bầu cũng nên tới cơ sở y tế đề được tư vấn.  

Loading...