Viêm xoang

Phương pháp điều trị viêm xoang bướm

Bệnh viêm xoang bướm nếu để phát triển giai đoạn nặng sẽ rất nguy hiểm. Các triệu chứng như đau vùng mặt, ngứa họng, đau rát họng, viêm họng...khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Cần phát hiện sớm và điều trị viêm xoang tích cực để giảm bớt triệu chứng do viêm xoang gây ra và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bệnh viêm xoang bướm có nguy hiểm không ? Xoang bướm có vị trí khá hiểm hóc nên nếu để nặng sẽ rất nguy hiểm. Các triệu chứng dễ gặp phải như đau vùng mặt, ngứa họng, viêm họng do tình trạng dịch mủ chảy ngược xuống, dịch cũng có thể chảy ngược ra ngoài có khi bị sưng mí mắt, mờ mắt. Viêm xoang bướm cũng như các loại viêm xoang khác đều rất khó khăn trong việc điều trị. Người bệnh để lâu ngày có thể gây hiện tượng bào mòn xương, viêm xương... Nếu không điều trị nhanh có thể gây những biến chứng khôn lường thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nếu bệnh xoang xuất hiện đột ngột, tới tấp có thể khiến người bệnh dẫn tới tình trạng sốc, sốt cao nhanh chóng, cơ thể run lẩy bẩy vì rét, tinh thần có lúc bị mơ hồ và liên tục kêu nhức đầu. Trường hợp này cần đưa người bệnh tới  cơ sở y tế ngày, chậm trễ trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Biện pháp điều trị viêm xoang bướm hiện nay Viêm xoang bướm thời gian phát bệnh thường sau 2 - 3 ngày, nếu người bệnh được chăm sóc sức khỏe đúng cạch bệnh có thể thuyên giảm hơn. Tùy từng trường hợp nặng nhẹ mà áp dụng các phương pháp điều trị cụ thể như sau: Dùng thuốc Một số thuốc sử dụng để điều trị như các thuốc giảm đau, kháng viêm: paracetamol, acetaminophen, ibuprofen…Người bệnh sử dụng kèm theo một số thuốc xịt và thuốc uống khác như thuốc co mạch, thuốc diệt khuẩn, chống dị ứng... Người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra. Thủ thuật Áp dụng một số thủ thật điều trị viêm xoang tại nhà như: Rửa mũi Xông mũi bằng các loại thảo dược... Nhưng các mẹo này chỉ dùng khi mắc bệnh viêm xoang dạng nhẹ, đối với trường hợp nặng thường không đáp ứng. Phẫu thuật Người bệnh bị viêm xoang mãn tính có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu những cơn nhức đầu kinh niên thì lúc này người bệnh sẽ được bác sĩ cân nhắc áp dụng phẫu thuật mổ loại bỏ viêm xoang. Sau khi mổ người bệnh được chăm sóc và đặc biệt là chế độ sinh hoạt hợp lý giúp phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. >>> Phương pháp điều trị viêm xoang Phòng ngừa viêm xoang bướm Ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị viêm xoang bướm hiện nay người bệnh nên chú ý tới một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe: Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch tiết Chế độ ăn uống hợp lý bao gồm nhiều rau xanh và trái cây, không được dùng các thực phẩm dễ gây kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá... Giữ ấm cơ thể, không nên ngồi máy lạnh hoặc điều hòa quá lâu Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh cần làm gì?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khi thở cảm thấy rất vướng víu, khó chịu nên thường xuyên quấy khóc. Kèm theo nghẹt mũi là các dấu hiệu như chảy nước mũi, hắt hơi, có thể ho... Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, cùng tìm hiểu các nguyên nhân cũng như cách xử trí khi bé nhà bạn gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh Nghẹt mũi là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý đặc biệt là bệnh liên quan tới đường hô hấp. Thường gặp nhất là bệnh cảm cúm. Tình trạng này do virus hoặc vi khuẩn tấn công, bé thường có dấu hiệu mệt mỏi hơn, lạnh run, đau ê các cơ, đau họng, chóng mặt, chán ăn, có thể khó thở Cảm lạnh: Nghẹt mũi khi cảm lạnh thường đi kèm với các triệu chứng khác như sốt nhẹ hoặc nóng trong người, ho, đau họng, hắt hơi, để lâu có thể sổ mũi... Trường hợp bé chỉ bị nghẹt mũi mà không kèm với các dấu hiệu khác có thể chỉ là phản ứng của trẻ khi gặp thời tiết lạnh hoặc do ăn phải đồ cay. Chất nhầy bào thai còn vướng lại đường hô hấp của trẻ cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi mà không có các dấu hiệu khác. Dị ứng: Ngạt mũi, sổ mũi, hát hơi, ngứa và có thể kèm theo cả đỏ mắt, đỏ đầu mũi là dấu hiệu của dị ứng. Dị vật mắc kẹt trong mũi: Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu bé vô tình làm vướng dị vật trong mũi có thể gây nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi thậm chí là chảy máu khiến bé đau rát do niêm mạc mũi bị tổn thương. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? Nghẹt mũi phần lớn là dấu hiệu liên quan tới các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, khi thấy bé nghẹt mũi việc đầu tiên của mẹ là cần làm sạch bầu không khí xung quanh của trẻ. Giữ cho không gian sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè ấm áp vào mùa đông. Hạn chế thú nuôi như chó mèo, chơi gần bé vì lông của những loài thú này có thể khiến chứng nghẹt mũi thêm nặng hơn. Làm sạch mũi cho bé thường xuyên để nhanh chóng chấm dứt tình trạng nghẹt mũi. Cha mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ cho bé, dùng tăm bông để làm sạch chất nhầy trong mũi. Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng mẹo như matxa hai bên cánh mũi để làm loãng dịch nhầy trong mũi của bé. Nên vệ sinh mũi cho bé 3 – 5 lần/ngày, nhất là trước khi cho bé ăn (hoặc cho bé bú). Đối với trẻ bị ngạt mũi nhẹ, ngoài việc massage mũi, các mẹ cũng có thể làm mũi trẻ thông thoáng hơn bằng cách bế đứng, thay đổi tư thế ngủ, nâng cao gối đầu v.v… Nếu kèm một số dấu hiệu khác như sốt cao, tắc nghẹt mũi kéo dài, sổ mũi kéo dài, dịch nhầy đóng đờm cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được khám và điều trị đúng cách. Cha mẹ cần chủ động giữ ấm cho trẻ đặc biệt là ở vùng ngực, cổ, lòng bàn tay, bàn chân. Khi bé ngủ mẹ nhớ giữ không gian thoáng đãng để giúp bé ngủ ngon hơn Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, nghẹt mũi khiến bé bú ngắt quãng nên các mẹ cần cho bé bú nhiều lần để cung cấp đủ lượng sữa cho bé. Làm sạch mũi cho bé trước khi bú để bé được bú nhiều và dễ dàng hơn. Sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh nghẹt mũi Khi chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi, nhiều bậc phụ huynh mắc phải những sai lầm dưới đây: Dùng miệng hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ: Hành động này làm bí hơi, tăng áp lực, ảnh hưởng tới cánh mũi, sụn khớp vốn yếu mềm của bé. Bên cạnh đó, miệng của mẹ có nhiều vi khuẩn dễ làm tăng thêm vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong môi trường của chất nhầy trong mũi bé sinh ra các bệnh khác. Không nên tự ý dùng kháng sinh chữa nghẹt mũi cho trẻ Tự tiện dùng kháng sinh cho bé gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu uống sai thuốc, sai liều và giảm sức đề kháng cho bé Dùng mẹo nước tỏi ép loãng trộn với nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé nhưng không được quá lạm dụng. Dùng nhiều lần hoặc dùng nước ép tỏi với nồng độ đặc có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị kích ứng, sưng đỏ Không nên giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc quá nhiều áo, đắp quá nhiều chăn khiến bé ngột ngạt, trao đổi chất qua da bị hạn chế tạo thêm môi trường để vi khuẩn hoạt động và ủ bệnh. Một số mẹ sợ trẻ lạnh nên kiêng tắm khi bé bị nghẹt mũi đặc biệt khi có dấu hiệu cảm. Nhưng đây là cách ủ bệnh cho trẻ vì nếu không được tắm và làm sạch cơ thể khiến các virus và vi khuẩn xung quanh bé vẫn tồn tại và phát triển. Các mẹ nên tắm nước ấm cho trẻ ở nơi kín gió, chú ý tắm càng nhanh càng tốt, mặc kín cho trẻ trước khi đưa ra ngoài. >>> Biện pháp điều trị chứng viêm xoang Cách nhỏ mũi cho trẻ đúng cách Dưới đây là chi tiết các bước nhỏ mũi cho bé đúng cách, đặc biệt là khi bé bị nghẹt mũi. Cha mẹ theo dõi để có kiến thức đúng khi nhỏ mũi cho bé: Đặt trẻ nằm ngửa nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối biển vào sát vách lỗ mũi, chú ý không được dí sâu vào trong mũi bé. Nhỏ nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối biển pha loãng vào mũi khoảng 2 giọt, khi nhỏ cha mẹ cần chú ý không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu mũi của bé. Lặp lại động tác trên với đầu trẻ nghiêng về bên còn lại Sau 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm và làm loãng dịch mũi trong hốc mũi, dùng bóng hút đờm nhớt dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút hút dịch mũi một bên thì bóp xẹp bóng hút, đưa đầu hút vào trong cửa mũi tuyệt đối không được đưa sâu vào mũi trẻ, lấy tay bít mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng phình ra. Rửa bóng hút mũi: Bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước. Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ ngáy 4 lần đến khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi nữa thì dừng. Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu của bệnh viêm xoang

4 mẹo chữa nghẹt mũi ở bà bầu an toàn, hiệu quả

Có không ít bà bầu thường mắc chứng nghẹt mũi trong quá trình thai kì của mình. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và các mẹo chữa hiệu quả giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi đều tốt. Cần làm gì khi bà bầu bị nghẹt mũi? Nguyên nhân nghẹt mũi khi mang thai Tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi khá phổ biến khi mang thai. Theo thống kê có tới 30% phụ nữ mang thai từng bị nghẹt mũi mà không phải dị ứng hoặc nhiễm trùng. Đây được gọi là viêm mũi thai kỳ. Chứng nghẹt mũi có thể khởi phát vào tháng thứ hai và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Chúng sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh. Nghẹt mũi có thể đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, sốt, chất nhầy màu vàng hoặc xanh, khứu giác giảm, hàm đau… Hàm lượng của estrogen trong thai kỳ tăng cao khiến màng mũi bị sưng và đóng dịch nhày. Chưa kể lượng máu tăng trên toàn cơ thể khiến sưng phù những mạch máu trong toàn mũi và khiến đường thở bị thu hẹp. Các triệu chứng thường gặp của dị ứng là nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa cổ họng, ngứa mũi hoặc tai… Dị ứng thường không thể phòng ngừa được khi mang thai vì những phụ nữ mang có thể trở nên nhạy cảm với các chất kích thích mà trước này chưa từng bị. Triệu chứng phổ biến khi bà bầu bị nghẹt mũi Nếu bà bầu chỉ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi mà không kèm các triệu chứng khác thì có thể mắc viêm mũi thai kỳ. Tình trạng nghẹt mũi kèm hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt có thể mắc cảm lạnh hoặc bệnh truyền nhiễm. Bà bầu cũng thường gặp chứng viêm xoang, bà bầu bị sổ mũi với các triệu chứng của xoang như sốt ( đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh, đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi) cần đi khám. Nếu bị tắc hoặc chảy nước mũi với dịch mũi trong kèm hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn dị ứng. Hiện tượng dị ứng thai kì thường khó dự đoán, có thể đỡ hoặc nặng thêm hoặc trở nên dị ứng khác mà trước đó bạn chưa bị. Nghẹt mũi là dấu hiệu bệnh lý? Nếu bà bầu chỉ bị nghẹt mũi mà không kèm các triệu chứng khác thì chỉ mắc viêm mũi thai kỳ. Tình trạng nghẹt mũi đi kèm với các dấu hiệu như hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt có thể bị cảm hoặc bệnh truyền nhiễm. Viêm xoang cũng thường gặp khi mang thai. Các triệu chứng của viêm xoang như sốt, đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh, đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi bạn nên đến các trung tâm để khám xét cụ thể. Nếu bị tắc mũi hoặc chảy nước mũi với dịch mũi trong kèm với các dấu hiệu như hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bị dị ứng. Dị ứng trong thai kỳ khó dự đoán, cũng có thể đỡ hoặc nặng thêm hoặc bạn trở nên nhạy cảm với những chất dị ứng khác mà trước đó chưa bị. Nếu bạn bị tắc (chảy mũi) với dịch mũi trong, kèm hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng trong thai kỳ thường khó dự đoán. Do đó bà bầu nên tránh xa các tác nhân gây dị ứng để có một thai kỳ khỏe mạnh. >>>Mẹo chữa sổ mũi khi mang thai Bà bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nghẹt mũi không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai nhi nhưng nó gây cảm giác khó chịu và làm suy nhược cơ thể người bệnh. Nếu để tình trạng nghẹt mũi kéo dài có thể khiến thai nhi thiếu chất, phát triển không hoàn thiện. Khi nghẹt mũi kèm theo cảm, sốt, hắt hơi, ho kéo dài thì đây có thể là bệnh cảm lạnh hoặc một nhiễm trùng nào khác, nếu không xử lý kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Vậy ta có thể giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi bằng những phương pháp dưới đây. >>>Hắt hơi sổ mũi ở bà bầu có nguy hiểm không Thuốc giúp bà bầu giảm nghẹt mũi Dùng thuốc khi đang mang thai là không nên, tuy nhiên đôi khi không thể không dùng nếu bạn rơi vào trường hợp bất khả kháng. Trước khi dùng, bạn hãy hỏi bác sẽ nhé. 1. Thuốc xịt mũi Loại thuốc này khá an toàn vì không phải là thuốc uống, do đó không thể đi vào cơ thể. Bạn có thể dùng thuốc này để điều trị nghẹt mũi, tuy nhiên đôi lúc nghẹt mũi sẽ quay lại và còn trầm trọng hơn. 2. Thuốc kháng histamine Bệnh viêm mũi thai kỳ thường là do nồng độ histamine tăng lên khi mang thai. Thuốc kháng histamine sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng. Ngoài ra, thuốc này cũng rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Ngạt mũi là một triệu chứng khá phổ biến. Nếu bạn gặp phải triệu chứng này, đừng quá lo lắng, hãy thư giãn và áp dụng một số biện pháp trên nhé. Mẹo hay cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi mang thai Bà bầu có thể thực hiện một số mẹo nhỏ dưới đây để giúp dễ thở hơn, cải thiện tình trạng nghẹt mũi: Tắm nước ấm bằng vòi hoa sen, hít hơi nước trong phòng tắm giúp mẹ bầu thông mũi khá hiệu quả. Cũng có thể sử dụng cách nhúng khăn mặt vào nước nóng rồi đặt trước mặt và hít thở hơi nóng từ khăn. Dùng nước nhỏ mũi dạng giọt hoặc phun sương, lưu ý theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu xịt vào mỗi bên mũi khoảng 5 - 10 phút sau sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Hoặc có thể sử dụng rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 2 - 3 lần/ngày để giảm bớt dịch nhầy trong mũi. Súc miệng bằng nước muối: Có công dụng giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công sang họng Kê gối cao khi ngủ khiến bà bầu cảm thấy dễ thở hơn Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng nhất là ban đêm khi ngủ. Cần lưu ý vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách, thay nước cho máy hàng ngày để tránh sinh sôi vi trùng... Luyện tập giúp làm dịu tình trạng nghẹt mũi: Cần lưu ý tránh luyện tập ngoài trời khi không khí ô nhiễm vì nó kích thích đường hô hấp và khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng thêm. Những chất kích thích như khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu...cần tránh vì chúng làm bạn cảm thấy khó chịu hơn. >>> Viêm xoang khi mang thai - Dấu hiệu và cách khắc phục Chữa ngạt mũi cho bà bầu theo cách dân gian Khi mang thai bị nghẹt mũi bà bầu hạn chế sử dụng thuốc mà thường dùng các mẹo dân gian để khắc phục tình trạng hiện tại. Dưới đây là một số mẹo dân gian giúp điều trị chứng nghẹt mũi hiệu quả cho bà bầu: Tỏi Có tác dụng chữa cúm khá hiệu quả, tỏi có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Bạn có thể giã tỏi và xông mũi bằng cách ngửi nhiều lần, nhưng tốt nhất là nên ăn trực tiếp. Nếu khó ăn có thể ngâm tỏi với dấm và ăn dần. Kinh giới, tía tô Lá kinh giới Hai loại lá này có tác dụng cực tốt trong việc chữa cảm cúm nhờ có tính ấm vị cay. Để đánh bay chứng nghẹt mũi cho bà bầu cách làm như sau: Cho một nắm kinh giới, một nắm lá tía tô sắc lấy nước uống. Sau khi uống, mẹ bầu có thể ăn thêm cháo và giữ ấm cho cơ thể Hành Hành là vị thuốc cải thiện hiệu quả tình trạng nghẹt mũi đồng thời cũng là nguyên liệu chống động thai. Bà bầu có thể nấu cháo gạo tẻ cho thêm nhiều hành, ăn nóng và giữ ấm cho cơ thể. Ngoài chế biến món cháo, có thể cho hành vào trứng gà kèm với lá kinh giới, tía tô hấp hoặc chiên. Mẹo khác Ngoài các mẹo dân gian trên, mẹ bầu có thể sử dụng một số cách dân gian khác như: Chanh muối, quất mật ong, trà gừng, cháo hành củ, cháo táo đỏ bí ngô đường phèn, cháo gà… Tìm hiểu thêm: Các triệu chứng của bệnh viêm xoang Phòng bệnh viêm xoang khi mang thai Viêm mũi xoang là loại bệnh có thể phòng tránh được nếu chúng ta có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh Phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng. Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi. Ở những người có cơ địa dị ứng, cần tìm hiểu xem mình có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào để phòng tránh Nên đeo khẩu trang khi đi đến những nơi nhiều bụi bẩn. Nếu thấy tình trạng nghẹt mũi tăng lên thì cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị để tránh việc lỗ thông mũi xoang bị tắc. Tuy nhiên khi dùng thuốc phải có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Trên đây là những thông tin tin cậy về chữa nghẹt mũi ở bà bầu an toàn, hiệu quả. Mong rằng những thông tin sẽ giúp bà bầu giảm thiểu được viêm mũi và viêm mũi dị ứng trong thai kì. Và giúp bà bầu có một thai kì khỏe mạnh. Khi kết thúc giai đoạn cho mang thai và con bú, các mẹ có thể sử dụng sản phẩm xoang bách phục để điều trị. Bởi sản phẩm giúp điều trị: Giúp giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng Giúp giảm các triệu chứng của bệnh: Tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng Để tìm nơi mua sản phẩm chữa viêm xoang, viêm mũi, bạn có thể xem TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 18001014 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.

Viêm xoang trán – triệu chứng và cách điều trị

Viêm xoang có nhiều loại, tùy thuộc vào các xoang bị viêm: viêm xoang trán, viêm xoang sàng trước, viêm xoang sàng sau, viêm xoang bướm,... Trong đó, viêm xoang trán hay gặp hơn cả, bệnh thường phối hợp với viêm xoang sàng trước và dễ trở thành bệnh mạn tính. Viêm xoang trán là gì? Viêm xoang trán là loại viêm xoang hay gặp hơn cả. đặc biệt là vào mùa khô hanh, mùa thu đông. Xoang trán gồm 2 khoang nhỏ chứa đầy không khí nằm ngay trên ổ mắt, tương ứng với vị trí vùng lông mày. Bình thường xoang trán tiết ra một ít chất nhầy chảy qua đường mũi. Khi bị viêm hoặc nhiễm trùng, chất nhầy không thoát ra được bít tắc lại trong xoang. Dẫn đến tăng áp lực quanh mắt và trán. Nguyên nhân gây viêm xoang trán Do yếu tố môi trường Ô nhiễm không khí: đây được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm xoang trán. Các chất độc, khói bụi trong không khí ô nhiễm đi vào mũi làm tổn thương niêm mạc mũi, gây dị ứng và dẫn tới viêm xoang. Tiếp xúc với nguồn nước bẩn: những bể bơi công cộng không được vệ sinh, lọc sạch thường xuyên chứa nhiều bụi bẩn và mầm bệnh, ngâm mình trong những bể bơi này khiến khoang mũi bạn tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh, việc bị bệnh là khó tránh khỏi. Nguyên nhân khác: Các nguyên nhân khác có thể gặp: sâu răng, do gặp chấn thương, Máu tụ ở vùng xoang hay viêm amidan ở trẻ em hoặc do cơ địa có bệnh lý liên quan đến polyp (khối u lành) Niêm mạc bị thoái hóa tạo ra khối polyp trong xoang gây ra viêm xoang. Triệu chứng viêm xoang trán Đau nhức quanh mắt hoặc trán là triệu chứng phổ biến nhất của viêm xoang trán cấp tính. Những cơn đau này đặc trưng được mô tả là đau phía trên ổ mắt, đau nhức dọc 2 bên cung mày. Có thể đau một bên hoặc 2 bên xoang và theo chu kỳ mỗi ngày. Cơn đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa thì đạt mức tối đa. Lúc đó mũi chảy ra nhiều dịch mủ, áp lực trong xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống. Đến chiều lại tái diễn cơn đau đó. Đôi khi đau kèm chảy nước mắt, vận động con ngươi mắt cũng đau. Thậm chí cảm giác đau lan ra ngoài bề mặt da. Tình trạng đau nhức này trở nên tồi tệ hơn khi nằm ngửa. Các dấu hiệu khác của viêm xoang trán bao gồm: Chảy nước mũi; Ho, đau họng; Nghẹt mũi; Giảm khứu giác; Hơi thở có mùi hôi khó chịu; Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38,5 độ C; Mệt mỏi, đau khắp người. Các triệu chứng viêm xoang trán có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu người bệnh mệt mỏi, sốt, đau nhức mình mẩy kèm đau họng có nhiều khả năng do nhiễm virus. Nghi ngờ viêm xoang do vi khuẩn khi các triệu chứng không cải thiện hoặc nặng hơn sau 10 ngày. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một vài tháng, viêm xoang trán có thể là hậu quả của một bất thường giải phẫu. Chẳng hạn như lệch vách ngăn mũi hoặc polyp mũi. Viêm xoang trán có nguy hiểm không? Viêm xoang trán dễ dẫn tới biến chứng nội sọ nhất. Các biến chứng nội sọ đó bao gồm: Viêm màng não, Áp xe não, Viêm ngoài màng cứng, Viêm não và huyết khối tĩnh mạch xoang hang. Khi gặp các biến chứng nội sọ này, người bệnh có thể biểu hiện rối loạn ý thức hoặc có các dấu hiệu thần kinh khu trú. Nếu không được điều trị kịp thời khả năng dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh. Điều trị viêm xoang trán Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh : Viêm xoang trán cấp tính :do nhiễm virus có thể tự khỏi trong vòng 7-10 ngày Nghỉ ngơi nâng cao thể trạng. Uống nhiều nước Sử dụng thuốc xịt mũi Thuốc thông mũi để cải thiện triệu chứng. Viêm xoang do vi khuẩn Ngoài các biện pháp điều trị triệu chứng của bệnh, có thể cần sử dụng kháng sinh. Ưu tiên dùng kháng sinh nhóm betalactam hoặc quilonone hô hấp. Nếu viêm xoang trán do dị ứng Nên tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Sử dụng thuốc kháng histamin, Liệu pháp miễn dịch hoặc giải mẫn cảm để điều trị. Phẫu thuật xoang trán Biện pháp này được thực hiện để ngăn ngừa các biến chứng đe dọa đến tính mạng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa tối đa. Hoặc do các nguyên nhân bất thường giải phẫu như polyp mũi, lệch vách ngăn mũi,… Một số trường hợp viêm xoang trán cấp tính tái phát (ít nhất 3-4 lần/năm) hay do nấm cũng được cân nhắc phẫu thuật để điều trị. Làm thông mũi Mục tiêu của điều trị viêm xoang trán là giảm phù nề hoặc giảm viêm ở mũi xoang, tăng dẫn lưu xoang và giữ cho các xoang được thông. Kết hợp với giới hạn tình trạng nhiễm trùng và điều trị nhiễm trùng nếu có. Người ta thường dùng các chất làm thông mũi như phenylephrine, alconefrin và corticoid dạng xịt như fluticasone, flonase,… Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời. Hơn nữa nếu dùng quá liều có thể có các triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, tăng nhịp tim, lo lắng bồn chồn, mất ngủ. Sử dụng thuốc thông mũi kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc. Để điều trị viêm xoang trán triệt để, bạn cần có được chẩn đoán chính xác mình bị viêm xoang trán và có hướng điều trị từ bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà. Một số vấn đề mấu chốt mà bạn cần giải quyết trong trường hợp này. Thường xuyên làm sạch dịch nhầy, mủ trong các hốc xoang. Bạn có thể dùng nước muối để rửa mũi hàng ngày. Lưu thông đường thở, khi đường thở bị tắc nghẽn có thể khiến các triệu chứng xảy ra khó chịu hơn. Cần làm lành và khôi phục chức năng vốn có của xoang. Viêm xoang cần điều trị lâu dài, cho nên người bệnh cần kiên trì, không nóng vội, không bỏ cuộc giữa chừng có thể khiến bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn. Tích cực uống nước giúp dịch tiết mũi xoang loãng và chảy ra ngoài được dễ dàng hơn. Một vài biện pháp dân gian như xông hơi mũi xoang có thể cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng và kéo dài cần được điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa một cách thích hợp >>> Cách chữa bệnh viêm xoang Lưu ý khi điều trị viêm xoang trán Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng niêm mạc mũi xoang như: mùi xăng, dầu thơm, khói bụi, lông súc vật: chó, mèo, chim,... Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường. Giữ môi trường xung quanh: nhà ở, phòng làm việc,... sạch sẽ, thoáng mát. Giữ ấm cơ thể, nhất là mỗi khi trời lạnh, thay đổi thời tiết, chú ý vùng cổ, ngực. Bạn nên lưu ý, mùa hè cũng có thể khiến bạn bị cảm nếu không biết cách bảo vệ sức khỏe: bạn không nên tắm nước lạnh ngay sau khi hoạt động thể lực mạnh, ra nhiều mồ hôi, không bật quạt quá mạnh,... Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn. Có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi thấy mình có các triệu chứng nghi ngờ do viêm xoang, bạn nên đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để có được chẩn đoán và chỉ định hợp lý, tránh tự ý điều trị tại nhà, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Hãy gọi 18001258 (Tổng đài miễn phí cước gọi) nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh Viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn. Tham khảo mẹo chữa bệnh tận gốc bằng thảo dược Để bệnh nhanh dứt và tránh tái phát trở lại, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm thảo dược với thành phần là cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma…  Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Sử dụng xoangbachphuc Xoang bách phục đượckhết hợp hoạt chất ImmuneGamma (được sản xuất độc quyền theo công nghệ Mỹ) giúp tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, nên sẽ cải thiện rõ rệt sức đề kháng cho người bệnh Ngoài các tác dụng lâu dài, các thảo dược khác như Gai bồ kết, hoắc hương, kim ngân hoa sẽ giúp tăng cường đào thải các dịch mũi ứ đọng ở tận cùng bên trong các hốc mũi xoang, mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người bệnh chỉ sau ít ngày sử dụng. Có thể nói, với ba tác động: GIẢM MẪN CẢM – TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH – TĂNG ĐÀO THẢI DỊCH NHẦY, Xoang Bách Phục tự hào mang đến lối thoát diệu kì cho người bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng Để mua đúng Xoang Bách Phục tại nhà thuốc hãy xem TẠI ĐÂY Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng – vui lòng gọi về tổng đài 18001014 (miễn phí cước gọi) để được giải đáp thắc mắc Xoangbachphuc.vn

Dấu hiệu của viêm xoang trán

Viêm xoang trán là một trong những loại viêm xoang phổ biến hiện nay gây ra chứng đau đầu khó chịu cho người bệnh. Làm thế nào để phát hiện mắc viêm xoang trán? Cùng tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh dưới đây để có biện pháp khắc phục hiệu quả. Nguyên nhân gây viêm xoang trán Các nguyên nhân dẫn tới viêm xoang nói chung, viêm xoang trán nói riêng thường do: Người bệnh mắc các bệnh lý về mũi, họng, người bị viêm họng, viêm mũi có thể mắc viêm xoang trán cùng lúc hoặc sau khi chữa khỏi tỷ lệ mắc bệnh cao hơn Môi trường ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại và hóa chất: Nguyên nhân chung dẫn tới các bệnh lý về đường hô hấp. Tiếp xúc với môi trường này mà không bảo vệ mũi, họng cẩn thận dễ bị viêm xoang trán tấn công Nước sinh hoạt bị ô nhiễm hoặc thường xuyên tắm ở sông hồ, bể bơi không được lọc nước kỹ nên dễ bị bệnh tấn công Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, thường xuyên tắm ở sông hồ, bể bơi không được lọc nước kỹ Yếu tố bẩm sinh chẳng hạn như polyp mũi, bị chấn thương, viêm amidan hoặc bị sâu răng là những nguyên nhân gây bệnh. Những dấu hiệu của viêm xoang trán Viêm xoang trán có thể bị viêm một hoặc hai xoang vùng trán, có hai dấu hiệu điển hình là đau nhức vùng trán và hiện tượng chảy mũi. Viêm xoang cấp tính Tình trạng đau nhức Viêm xoang ở vùng trán và các vị trí lân cận khác khiến người bệnh dễ dàng cảm thấy vùng trán, dọc hai bên lông mày, vùng thái dương bị đau nhức nhẹ tới nặng. Đau có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên nếu bị viêm 2 bên. Bệnh ở giai đoạn nặng có thể sẽ cảm thấy đau tức vùng hốc mắt trên chỉ cần ấn nhẹ vào đó là đau. Cơn đau xuất hiện 2 lần mỗi ngày, đau tăng dần từ sáng đến giữa trưa và dịu đi, chiều lại bắt đầu tái phát. Chảy mũi Đây là dấu hiệu phổ biến khi mắc viêm xoang. Dịch mũi thường dày đặc, nhầy, dính đôi khi có lẫn mũ vàng, xanh hoặc nâu. Đối với người bệnh đã mắc lâu năm thì rất ít khi chảy mũi do dịch nhày quá nhiều và dính hết đường dẫn từ xoang trán xuống khe mũi Triệu chứng khác như chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại có cảm giác đau hoặc đau mắt Nên đọc: Các dấu hiệu viêm xoang thường gặp Viêm xoang mạn tính Viêm xoang khi phát triển dạng dạng mạn tính có các dấu hiệu như cấp tính nhưng khác về biểu hiện: Tình trạng đau nhức:  Ở vùng trán đau âm ỉ, cảm giác sưng phồng vùng xoang trán, đau nhức vùng trên hốc mắt, góc trong lông mày 1 bên Chảy mũi hiếm khi gặp phải, nghẹt mũi hay mũi mủ xuất hiện không rõ rệt Tình trạng viêm xoang trán có thể dễ dàng khắc phục triệu chứng nhưng việc chữa khỏi không dễ dàng. Do đó, khi có dấu hiệu viêm xoang cần có biện pháp điều trị tích cực, hiệu quả. Phòng ngừa viêm xoang trán như thế nào? Làm thế nào để phòng ngừa viêm xoang hiệu quả đặc biệt là hiện nay chứng bệnh này đang ngày càng phổ biến? Dưới đây là một số điểm cần lưu ý giúp mọi người có thể phòng tránh được chứng bệnh khó chịu này: Đeo khẩu trang trước khi ra đường, khi làm việc ở nơi bụi bặm Tạo môi trường sống luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi và chất thải Chế độ dinh dưỡng đầy đủ Với những người mẫn cảm, cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi Đi bơi tránh bể bơi không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước để tránh nước vào dễ gây xoang Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang. >>> Điều trị viêm xoang mạn tính như thế nào?

Tin khuyến mại Xoang Bách Phục: Mua 6 hộp tặng 1 hộp

Kính chào quý khách hàng! Cảm ơn Quý khách đã ủng hộ và tin dùng sản phẩm Xoang Bách Phục trong thời gian vừa qua. Để đáp ứng mong muốn của nhiều khách hàng muốn được sử dụng Xoang Bách Phục đủ liệu trình để có được hiệu quả tốt, nhưng chưa có điều kiện về chi phí. Chúng tôi đã xây dựng chương trình tích điểm cho mỗi khách hàng bằng hình thức nhắn tin để được nhận quà. Tối đa 1 khách hàng sẽ được tặng 5 hộp Xoang Bách Phục cho 1 liệu trình 6 tháng. Chương trình: "Tích điểm nhận quà bằng hình thức nhắn tin" cụ thể như sau: Từ tháng 7/2017, trên mỗi sản phẩm Xoang Bách Phục bán ra thị trường đều có mã tem tích điểm dán trên vỏ hộp Cách 1: Hộp sản phẩm có dán tem tích điểm Quý khách khi mua sản phẩm, có thể cào phần tráng bạc trên tem lấy mã và nhắn tin theo cú pháp: TMP (Mã tem tích điểm) và gửi đến 8079 ( 1000đ/1 tin nhắn) Cách 2: Quý khách vui lòng cào phần tráng bạc trên tem lấy mã và truy cập website: https://duocthaiminh.vn/tich-diem nhập SĐT và mã tích điểm của quý khách, sau đó chọn tích điểm để hoàn thành. Cách này hoàn toàn miễn phí. Nhập SĐT và mã tích điểm của quý khách Với cách tích điểm khương thảo đan qua website này, quý khách hoàn toàn có thể tra cứu SĐT của mình đã tích được bao nhiêu điểm, bằng cách vào mục TRA CỨU nhập SĐT và nhập mật khẩu của quý khách để có được thông tin chính xác nhất. (Nếu chưa có tài khoản, quý khách vui lòng ấn ĐĂNG KÝ để tạo tài khoản riêng cho mình) Với mỗi tin nhắn hợp lệ, khách hàng sẽ tích lũy được 01 điểm, khi đủ 06 điểm thì Chúng tôi sẽ gửi tặng cho Quý khách 1 hộp Xoang Bách Phục. Mỗi Quý khách được nhận tối đa 05 hộp Xoang Bách Phục, trong vòng 06 tháng kể từ thời điểm tích lũy điểm đầu tiên. Quá 30 điểm thì mã tem tích điểm sẽ bị vô hiệu hóa. Quý khách nên chờ hết giai đoạn 06 tháng để tích lũy tiếp cho đợt sau. Lưu ý: Quý khách chỉ dùng 1 số điện thoại duy nhất để nhắn tin, điểm tích lũy sẽ tính theo số điện thoại của khách hàng. Mọi thắc mắc về chương trình, Quý khách vui lòng gọi: 1800.1167 (miễn phí gọi đến) Quý khách muốn tìm mua Xoang Bách Phục, hãy tìm nhà thuốc TẠI ĐÂY Chúng tôi chân thành cảm ơn Quý Khách đã tin dùng Xoang Bách Phục Chúc Quý khách hàng luôn mạnh khỏe!

Loading...