Viêm xoang

Nghẹt mũi ở trẻ em - Dấu hiệu, cách khắc phục

Nghẹt mũi gây ra sự khó chịu cho bé, khiến bé mệt mỏi, quấy khóc, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và khiến bố mẹ lo lắng. Có thể bạn quan tâm: Bệnh viêm xoang ở trẻ em Nguyên nhân gây nghẹt mũi cho trẻ Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nghẹt mũi ở trẻ, trong đó phổ biến nhất là do virus gây cảm cúm. Khi đó, nghẹt mũi đi kèm các triệu chứng khác xuất hiện do bé yêu bị cảm cúm như: sổ mũi, ho, hắt hơi,... Ngoài ra các nguyên nhân khác cũng có thể gây nghẹt mũi cho trẻ: viêm xoang, trào ngược axit dạ dày – thực quản, dị ứng,... Thời gian bé bị nghẹt mũi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Thông thường, nghẹt mũi do virus cảm cúm có thể kéo dài 3 – 7 ngày. Nếu tình trạng nghẹt mũi của bé nặng nề, khiến bé không thở được, nghẹt mũi kéo dài nhiều tuần liên tục, kèm theo sốt hoặc xảy ra ở bé dưới 3 tháng tuổi thì mẹ cần cho bé đi khám sớm. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nghẹt mũi Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, khả năng ngôn ngữ và biểu lộ cảm xúc chưa phát triển hoàn thiện nên việc phát hiện các biểu hiện khác lạ về sức khỏe có phần khó khăn. Các dấu hiệu cho thấy có thể trẻ đang bị nghẹt mũi là: trẻ thở khó khăn, khò khè, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, có thể kèm chảy nước mũi, hắt hơi, ho, trẻ thấy dễ thở hơn khi được bế đứng,... Khó thở mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng, dẫn tới họng khô, rát. Đối với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ, việc thở bằng miệng như vậy còn cản trở bé bú mẹ, bé không thể bú được hơi dài mà thường bị ngắt quãng, điều này cũng khiến trẻ dễ bị sặc. Ngoài ra, chất nhầy của mũi chảy xuống họng gây tắc nghẽn, kích thích vùng hầu họng, làm cho bé bị ho và hay nôn trớ. Biện pháp khắc phục Để giúp bé yêu giảm bớt sự khó chịu mà nghẹt mũi đem lại, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp đơn giản sau: Vệ sinh, làm thông thoáng mũi: đây là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn. Nó giúp làm mêm vảy cứng, làm loãng dịch nhầy trong mũi khiến việc đào thải chúng ra ngoài trở nên dễ dàng hơn, mũi được thông thoáng giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và hoạt động của trẻ. Bố mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để nhỏ mũi cho trẻ vào từng bên, chờ một vài phút rồi làm sạch mũi. Đối với trẻ lớn, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ xì mũi từng bên một bằng cách bịt lỗ mũi bên còn lại trong khi xì, tránh làm cả hai bên cũng lúc sẽ khiến trẻ khó chịu hơn. Với trẻ nhỏ không tự xì mũi, bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh cũng như tránh tình trạng nhiễm trùng nặng thêm có thể xảy ra, bố mẹ cần lưu ý làm đúng theo hướng dẫn của bác sỹ và vệ sinh dụng cụ sạch sẽ trước và sau khi thực hiện. Nên vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày từ 3 – 5 lần, đặc biệt trước khi cho trẻ bú hoặc ăn. Giúp trẻ dễ chịu hơn: chỉ cần những động tác đơn giản của bố mẹ cũng có thể giúp bé dễ chịu hơn như: bế bé ở tư thế đứng thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm (mẹ nên kê thêm chăn, gối lót từ dưới lưng bé lên đến đầu để bé nằm ở tư thế hơi dốc, tránh trường hợp chỉ kê gối trên đầu khiến cổ bé bị gập, gây khó chịu và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của bé), tắm cho bé trong phòng tắm ấm, có thể dùng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng cũng là một gợi ý phù hợp. Chế độ ăn : bé bị nghẹt mũi khiến việc bú mẹ, ăn uống trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, để tăng sức đề kháng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, mẹ vẫn nên cho trẻ ăn và bú bình thường, có thể cho bé uống thêm nhiều nước, bổ sung thêm các loại rau quả chứa nhiều vitamin nếu trẻ đã ăn dặm trở đi, nhất là khi trẻ bị nghẹt mũi do cảm cúm thông thường. Xem đầy đủ hơn: Mẹo trị nghẹt mũi cho bé (https://xoangbachphuc.vn/meo-chua-nghet-mui-cho-be-1034/) Những điều nên tránh Khi trẻ bị nghẹt mũi, nhiều bà mẹ có những thói quen tưởng chừng có lợi mà thực chất lại không tốt, thậm chí có hại cho trẻ. Dùng miệng để hút mũi trẻ : nhiều bà mẹ vẫn thường hút mũi để cho bé dễ thở hơn, điều này là đúng, nhưng việc dùng miệng lại hoàn toàn sai lầm. Trong miệng họng của người lớn có rất nhiều vi khuẩn, chúng có thể không gây bệnh cho ta nhưng với những em bé sức đề kháng còn yếu, chúng lại là nguồn bệnh nguy hiểm. Mẹ dùng miệng để hút mũi cho bé vô hình trung đã truyền cho con rất nhiều mầm bệnh, có thể làm tình hình tệ thêm đi. Tự ý dùng thuốc để điều trị nghẹt mũi cho trẻ : thói quen dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mũi co mạch ngay khi bé có các dấu hiệu của bệnh cảm cúm không những không giúp bé nhanh khỏi mà còn gây nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc hoặc lệ thuộc thuốc của trẻ. Do vậy, khi phát hiện trẻ bị bệnh, đầu tiên bố mẹ nên thực hiện các biện pháp đơn giản như trên, sau khi tình trạng bé không thuyên giảm hoặc nặng thêm lên, bố mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị. Bài thuốc dân gian cho viêm mũi, viêm xoang dị ứng Nếu bé của bạn trên 5 tuổi mà thường xuyên bị viêm xoang viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi mà dùng nhiều phương thuốc không hết, hãy cho bé uống Xoang Bách Phục với liều 2 viên/ ngày chia làm hai lần. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Sau khi dùng Xoang Bách Phục có hiệu quả tốt với bản thân, nhiều bố mẹ đã tự áp dụng cho con của mình và cho kết quả rất tốt. Tuy nhiên, các bố mẹ chú ý nên giảm liều cho con bằng 1/2 liều người lớn nếu bé dưới 10 tuổi, hoặc tham khảo thêm ý kiến chuyên gia qua tổng đài 18001014 (miễn phí cước) Xoang Bách Phục – rất tốt cho bệnh viêm xoang, viêm mũi Để tìm mua Xoang Bách Phục ở nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY

Gai bồ kết-Dược liệu quý chữa Viêm xoang có tên “Tạo giác thích”

“Bồ kết sạch gàu, mần trầu tốt tóc” - Gội đầu bằng bồ kết vốn là thói quen có từ lâu của rất nhiều người dân Việt. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng gai của cây bồ kết lại là một dược liệu rất quý chữa viêm xoang có tên Tạo giác thích. Dược liệu quý chưa được nhiều người biết đến Từ cây bồ kết có thể tạo ra rất nhiều vị thuốc: Tạo giác: Là quả bồ kết chín khô. Tạo giác tử: Hạt lấy ở quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô. Tạo giác thích (tạo thích): Là gai của cây bồ kết. Trong các vị nêu trên, Tạo giác thích được biết đến ít nhất, thường chỉ được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm xoang. Gai Bồ kết dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo đồ kinh gọi là Tạo giác trâm ( Spina Gleditschae ) là gai hái ở thân cây Bồ kết, thái lúc còn tươi phơi khô dùng sống. Nên chọn loại gai còn tươi từng chùm ở thân hoặc cành. Sau khi thu hái đem về phơi hay sấy khô hoặc thái mỏng rồi phơi hay sấy khô. Sử dụng ngày 3-10g, sắc uống chia 2 lần sáng, tối. Tạo giác thích có chứa các hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm. Nước sắc gai bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, có vị cay, tính ôn không độc. Tạo giác thích chữa viêm mũi, viêm xoang hiệu quả Cơ chế đặc biệt với viêm xoang Bệnh viêm Xoang là do chất nhầy tích tụ. Các chất nhầy đọng lại gây bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do đó, để điều trị viêm xoang cần đẩy chất nhầy và dịch mủ ra ngoài, đồng thời làm thông thoáng hốc xoang, ngăn vi khuẩn phát triển. Theo Đông y, Tạo giác thích có vị cay nhẹ, không mùi, tính ấm, không độc, có khả năng thác độc, bài nùng, sát trùng và cải thiện các triệu chứng sưng tấy. Còn theo Tây y, đặc tính của vị dược liệu này là tính kháng viêm, sát khuẩn cao, có khả năng diệt khuẩn rất mạnh. Khi dùng để chữa bệnh xoang, Tạo giác thích giúp tiêu mủ, diệt khuẩn, giảm phù nề niêm mạc khiến xoang được thông thoáng, chống viêm nhiễm. Làm sao để dùng Tạo giác thích hiệu quả? Ngày nay, khoa học đã chứng minh phần lớn bệnh nhân viêm xoang mạn tính đều có cơ địa dị ứng- Nguyên nhân chính khiến bệnh Viêm xoang mũi khó chữa khỏi. Biểu hiện thường thấy đó là: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi, tắc mũi...khi thay đổi thời tiết, tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm, thậm chí kể cả khi ngồi điều hòa, máy lạnh nhiều. Do đó, muốn chữa bệnh hiệu quả, cần có biện pháp cải thiện cơ địa dị ứng. Cơ địa dị ứng khiến viêm xoang càng khó chữa Trên thực tế, Tạo giác thích cũng như vị thuốc Đông y trị xoang khác chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng: giảm viêm, chống phù nề, thông xoang… mà không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy bệnh nhân xoang rất hay tái phát và chuyển thành dạng viêm xoang mạn tính, làm tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Như vậy, nếu chỉ chữa khỏi các triệu chứng viêm xoang mà không giải quyết được nguyên nhân dị ứng, người bệnh rất dễ tái phát viêm xoang, viêm mũi khi tiếp tục tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng nêu trên. Để tăng cường tác dụng trên bệnh nhân viêm xoang, đặc biệt là xoang dị ứng, Tạo giác thích nên dùng kết hợp với dược liệu khác như: Kinh giới tuệ thảo dược có tác dụng giảm dị ứng, giảm mẫn cảm rất tốt; Kim ngân hoa, Hoắc hương, Mật lợn giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn, tiêu viêm nhanh chóng hơn. Các thảo dược trên kết hợp với Tạo giác thích vừa làm giảm nhanh hơn các triệu chứng của viêm xoang như xổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, vừa giúp tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với dị ứng, hạn chế bệnh tái phát hiệu quả. Bạn có thể tìm mua sản phẩm trị xoang có thành phần Tạo giác thích TẠI ĐÂY Xem thêm Video Thảo được hàng đầu chữa viêm xoang phát trên VTV2: Xoang Bách Phục với các thành phần: Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa, Hoắc hương, Mật lợn, Tạo giác thích, ImmuneGama®, đặc biệt phù hợp với bệnh nhân Viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng. Tác dụng nổi bật: -Giảm triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi…hiệu quả. -Giúp ngăn ngừa tái phát, giảm dị ứng và giảm mẫn cảm cho người bệnh. Bạn có thể tìm mua Xoang Bách Phục TẠI ĐÂY Sản phẩm được sản xuất tại: Công ty cổ phần đầu tư và Sản xuất Âu Cơ Phân phối bởi: Công ty CPDP Thái Minh Sản phẩm không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh

Bệnh viêm xoang mũi - Nguyên nhân, điều trị

Viêm xoang mũi làm cho người bệnh rất khó chịu cùng với các triệu chứng như sốt, đau vùng mặt theo chu kỳ, nhức đầu, nghẹt mũi... Cùng tìm hiểu về những triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm xoang để có thêm kiến thức phòng và trị bệnh hiệu quả. Triệu chứng của viêm xoang mũi Dưới đây là một số triệu chứng, dấu hiệu của viêm xoang mũi thường gặp: Sốt Đau ở vùng mặt theo chu kỳ Cảm thấy nhức đầu Triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi... Thông thường khi bị viêm xoang mũi người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ nhưng cũng có thể gặp trường hợp sốt cao (thường là trẻ em). Đau ở vùng mắt, đau thành từng cơn gây nhức đầu kèm theo là tắc mũi, nghẹt mũi. Tùy theo tình trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hoặc vừa, từng lúc hay tắc liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm. Ngày nay, xu hướng người bị viêm xoang, viêm mũi ngày một tăng hơn. Nguyên nhân do môi trường ô nhiễm, hơi khí hóa chất độc... Nguyên nhân gây bệnh Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, một số nguyên nhân thường gặp là: Một số kích thích lý hóa học, hơi khí độc, độ ẩm cao dễ dàng làm chúng ta bị viêm xoang cấp tính Nhiễm khuẩn do viêm mũi, viêm họng cấp hoặc sau các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp, nhiễm khuẩn do răng. Chấn thương do hỏa khí, cơ học hoặc áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc dẫn đến bị xoang. Suy nhược, đái đường... Nguyên nhân tại chỗ như lệch hình vách ngăn hay nhét bắc mũi làm ứ tắc xuất huyết xoang. Điều trị viêm xoang mũi Chúng tôi xin đề cập đến một số biện pháp trị bệnh viêm xoang mũi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một vài cách trị bệnh viêm xoang mũi đơn giản và hiệu quả. Massage, đắp nước nóng Cách làm như sau: Dùng khăn sạch thấm nước nóng sau đó đắp ngang lên mũi, lấy ngón tay ấn vào 2 bên sống mũi trong vòng từ 20 - 30 giâu, lặp lại khoảng 10 lần. Biện pháp này không những làm cho máu ở vùng xoang lưu thông tốt hơn và có công dụng giảm đau tức thời. Người bệnh cũng có thể dùng khăn nóng đắp lên các vị trí khác như trán, gò má nếu cảm thấy xoang vùng có dấu hiệu đau nhức, thực hiện trong vòng 10 phút sẽ có tác dụng một cách rõ rệt. Rửa mũi bằng nước muối Cách pha nước muối: Pha 1 muỗng cà phê muối với 2 cốc nước ấm tầm 60oC  và 1 ít chất bicarbonat. Sau đó, đổ dung dịch nước muối vừa pha đầy 1 cái chén nhỏ, dùng ngón tay bịt chặt 1 bên mũi ,tay còn lại cầm chén rồi úp mặt xuống hít 1 hơi cho dung dịch muối trôi vào trong mũi rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Thực hiện tương tự với mũi bên kia và lặp lại động tác này khoảng 5 lần , liên tục trong 2 tuần. Đây là một cách chữa trị đơn giản nhưng lại mang hiệu quả khá tốt. Chọn gối ngủ Khi bị viêm xoang có thể gây ho trong khi ngủ là do hệ gối nằm quá thấp. Vì vậy chất nhớt sẽ chảy ngược vào bên trong. Do vậy bạn nên chêm 2 gối để thuận tiện khi chất nhớt trong xoang và mũi chảy ra sẽ không trôi vào cổ họng gây khó chịu ở bên trong. Chạy bộ Chạy bộ sẽ giúp điều trị viêm xoang hiệu quả hơn. Khi chạy bộ các cơ bắp vận động, cơ thể khi đó sẽ giải phóng ra chất adrenalin làm các mạch co lại giúp cho các niêm mạc xoang giảm bớt phù nề, là nguyên nhân dẫn đến đau đầu hay nghẹt mũi. Hỉ mũi đúng cách. Chất nhớt tiết ra trong mũi sẽ làm người bệnh suốt ngày sụt sịt. Do đó khi bạn hỉ mũi cần đúng cách, hỉ từng bên lỗ mũi một giúp chúng ta tống khứ các vi khuẩn ra ngoài hiệu quả hơn khi chúng ta hỉ cùng lúc 2 bên mũi. Nếu hỉ mũi sai cách có thể làm tăng nguy cơ tăng áp suất ở 2 tai trong làm ảnh hưởng cho tai cũng như đưa ngược vi khuẩn vào sâu bên trong hơn. Tắm vòi sen nước nóng Tắm sạch cơ thể đồng thời hít hơi nóng trong phòng tắm có tác dụng thông xoang, thông mũi. Công dụng của việc hít hơi nước nóng này là giúp chất nhớt được lưu thông và các xoang được dẫn lưu. Lưu ý: Việc điều trị viêm xoang mũi đòi hỏi người bệnh cần kiên nhẫn và duy trì đều đặn trong một thời gian dài mới có thể có được kết quả như ý. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách chữa viêm xoang mũi Viêm xoang mũi có lây không? Đây là thắc mắc của khá nhiều người, đặc biệt là những người có người thân bên cạnh bị mắc xoang. Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Do đó khi bị cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dấn đến xoang, đặc biệt là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường Nguyên nhân gây viêm xoang có thể do vi khuẩn hoặc dị ứng. Bệnh nếu để kéo dài nhiều năm thì chúng sẽ đan xen nhau làm cho quá trình điều trị xoang trở nên phức tạp hơn. Bệnh lây nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tố vi khuẩn. Và lưu ý, không nên dùng chung khăn mặt, khăn tay, chậy để hạn chế lây bệnh và dự phòng. Phòng tránh viêm xoang mũi hiệu quả Tránh uống rượu bia quá nhiều vì chúng sẽ làm niêm mạc mũi xoang phù nề, dễ dẫn tới bệnh xoang Tránh căng thẳng, stress: Vì khi làm việc quá sức hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu nên vi khuẩn, vi rút dễ dàng tấn công gây xoang Tránh stress: Khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm trùng, trong đó mũi xoang dễ bị nhiễm nhất vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh Chích ngừa cúm hằng năm: Việc chích ngừa cúm làm giảm đáng kể số lần bị bệnh, do vậy được xem là biện pháp rất có hiệu quả trong phòng ngừa viêm mũi xoang. Rửa tay sạch nhiều lần trong ngày: Sẽ giúp tránh được một số vi khuẩn gây bệnh Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh: Nước giúp làm loãng niêm dịch nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh sự ứ đọng bụi bẩn và vi khuẩn. Trái cây và rau xanh cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, giúp hệ miễn dịch của cơ thể mạnh hơn trong phòng chống nhiễm trùng.

Cách chữa trị bệnh viêm xoang mũi

Bệnh Viêm xoang mũi làm cho người bệnh rất khó chịu và mệt mỏi. Vậy làm cách nào để chấm dứt tình trạng này? Cùng tìm hiểu một số cách chữa trị bệnh một cách hiệu quả. Bạn bị viêm xoang tại sao? Nguyên nhân chủ yếu bị viêm xoang chính là do niêm mạc lót xoang bị sưng làm cho lỗ thông của xoang vào trong mũi bị nghẹt. Khi những sợi nhung mao hoạt động không được tốt sẽ làm cho nước mũi đọng lại trong xoang gây chứng viêm xoang. Nước mũi đặc hơn bình thường khi đọng lại trong xoang dễ gây chứng bệnh xoang. Một số nguyên nhân khác gây bệnh như: Bị dị ứng thường xuyên Bướu lành tính trong xoang gây tắc nghẽn. Nếu xoang không thông sẽ dễ gây viêm xoang Do bẩm sinh miếng sụn trong mũi phân chia thành mũi phải và trái không nằm ngay chính giữa mà cong qua trái hoặc phải làm cho lỗ thông bị nghẽn gây ra viêm xoang. Điều trị viêm xoang mũi tại nhà hiệu quả Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng điều trị tại nhà, tuy đơn giản nhưng có hiệu quả tốt: Xông hơi Xông hơi với nước nóng có tác dụng duy trì nhu động cho nhung mao niêm mạc xoang làm chất nhớt lưu thông và các xoang được dẫn lưu. Dưới đây là các cách xông: Cách 1: Đứng dưới vòi hoa sen nước ấm tầm 5 - 10 phút, 2 lần/ngày. Vừa tắm sạch người vừa hít hơi nóng làm thông xoang mũi Cách 2: Lấy tô nước nóng tỏa hơi, đầu phủ một chiếc khăn tắm để hơi nước nóng không thoát ra ngoài mà tập trung vào một khu vực. Tăng độ ẩm không khí Không khí trong nhà có thể được duy trì bằng độ ẩm nhất định bằng máy tạo độ ẩm. Làm sạch máy 1 lần/tuần để khử nấm mốc ngăn vi khuản và phòng ngừa viêm xoang. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý Cách pha nước muối: Pha một muỗng cafe muối với 2 tách nước ấm + một ít bicarbonat . Rót nước muối pha vào một chén miệng đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước muối vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Ðổi bên lỗ mũi và lập lại động tác này. Hỉ mũi đúng cách Hỉ mũi đúng cách giúp việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Hỉ mỗi lần từng bên lỗ mũi, như vậy sẽ dễ dàng tống vi khuẩn ra ngoài hơn vì hỉ hai bên mũi cùng lúc có khả năng làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong xoang. Đi bộ Đi bộ tạo cảm giác thư thái, khi hoạt động cơ bắp có thể bớt nghẹt mũi và đau đầu. Nguyên do vì hoạt động thể chất phóng thích adrenalin có tác dụng làm co mạch khiến cho niêm mạc xoang đỡ phù nề. Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân và điều trị bệnh viêm xoang mũi Bài thuốc dân gian trị viêm xoang mũi Dưới đây là một số bài thuốc dân gian để điều trị bệnh lâu dài và an toàn. Tân di Tân di 9g Trứng gà 3 quả Hai thứ đem luộc chín và lấy nước uống. Hoặc Tân di 9g Ké đầu ngựa 15g Bạc hà 6g Sau đó sắc lấy nước uống. Bã thuốc lại sắc tiếp, đến khi nước cô lại, thật đặc rồi hòa với nước ép của hành củ rồi đem nhỏ mũi. Hoặc Tân di 9g Hồng đằng 30g Sắc uống ấm. Gừng tươi, củ hành khô Giã 2 thảo dược trên lấy nước, trộn đều 2 vị dùng để nhỏ mũi. liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày 3 - 5 lần. Củ tỏi, mật ong Mật ong có tác dụng tốt trong điều trị viêm xoang mũi Đem tỏi giã lấy nước, hòa với mật ong (lượng mật ong gấp đôi lượng nước tỏi). Bệnh nhân rửa mũi bằng nước muối, lau khô, sau đó, dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong và tỏi nhét vào trong mũi. Ngày làm 3 -4 lần, thực hiện trong vòng 7 -8 ngày.. Hạt lạc Lấy 7 - 9 hạt lạc bỏ vào hộp sắt, đậy kín miệng hộp bằng giấy, chừa một lỗ nhỏ. Đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ nhỏ để xông mũi. Ngày 1 lần kiên trì trong 1 tháng bệnh sẽ thuyên giảm. Vỏ quả vải Lấy vỏ quả vải, sấy khô nghiền bột, đựng trong bình. Ngày 2 lần, bệnh nhân lấy một ít bột hít vào trong mũi. Làm liên tục trong nhiều ngày, người bệnh sẽ thất tác dụng thông mũi trị viêm xoang. Hoàng bá Hoàng bá 10g 100ml nước Ngâm 24 tiếng. Sau đó, bạn lọc bỏ cặn, đun sôi thành dung dịch hoàng bá 10%, dùng để nhỏ mũi, ngày 3 - 4 lần. Râu ngô, đương quy vĩ Râu ngô tươi 120g Đương quy vĩ 30g Râu ngô phơi khô cắt thành đoạn một cm. Bỏ đương quy vĩ vào trong nồi rang sơ, sau đó cắt thành sợi nhỏ. Trộn 2 vị thuốc đó rồi để trong bình kín. Sau đó, bạn dùng một cái tẩu mới, bỏ thuốc vào hút như hút thuốc lá sợi. Mỗi ngày thực hiện 5 -7 lần trong vòng 2 tuần, bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả. Hoa ngũ sắc Lấy hoa ngũ sắc tím tươi 10 bông, rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70 độ. Sau đó, bạn lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày, người bệnh dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút. Để điều trị bệnh tốt hơn, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục với thành phần là cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma… Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Nguồn: SKDS

Phải làm gì khi mắc Viêm xoang, Viêm mũi?

Một số bệnh như viêm xoang hay viêm xoang dị ứng nếu không chữa kịp thời sẽ để lại nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn. Bệnh mãn tính, khó chữa khỏi Cứ thay đổi thời tiết, đi từ phòng máy lạnh ra ngoài trời nắng hay đi đường hít phải khói bụi là y như rằng bắt đầu “nháy mũi”, nước mũi theo đó giàn dụa chảy. Bệnh nhân viêm xoang dị ứng mãn tính dường như sống không thể thiếu gói khăn giấy và mấy viên chống dị ứng lúc nào cũng có sẵn trong người… Viêm xoang mãn tính có hai loại, một là viêm xoang mủ do vi khuẩn gây ra, và hai là viêm xoang dị ứng do cơ thể mẫn cảm với một trong các tác nhân gây dị ứng. Các tác nhân này có thể là thay đổi nhiệt độ, thời tiết, môi trường ô nhiễm hay thậm chí là lông thú, hải sản, phấn hoa… Chính vì gây ra do cơ địa dễ mẫn cảm nên bệnh rất khó chữa khỏi. Có triệu chứng, bệnh nhân uống các thuốc chống dị ứng, bệnh sẽ lùi nhưng một thời gian sau lại tái phát. Giải pháp nào cho Viêm xoang dị ứng? Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện cơ địa dị ứng của người bệnh như Giải mẫn cảm đặc hiệu, sử dụng thảo dược... Giải mẫn cảm đặc hiệu: Phương pháp này là định kì (2-4 tuần) tiêm kháng nguyên gây dị ứng vào cơ thể bệnh nhân với các liều tăng dần, giúp bệnh nhân thích nghi với kháng nguyên. Từ đó, cơ thể bệnh nhân sẽ sinh ra các kháng thể, làm giảm khả năng bị dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Xác suất thành công khoảng 70-80%. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém và thường phải kéo dài từ 6 tháng đến 5 năm. Ở Việt Nam cũng có rất ít cơ sở thực hiện được phương pháp này. Vì vậy người bệnh thường tìm tới những phương pháp giải dị ứng đơn giản và ít tốn kém hơn. Sử dụng thảo dược có tác dụng giải mẫn cảm: Đây có lẽ là một lựa chọn an toàn đối với nhiều người bệnh. Với nguồn thảo dược Việt Nam phong phú, rất nhiều loại dược liệu có thể làm tốt vai trò này như Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa... Kinh giới tuệ: Là nụ hoa của cây kinh giới được thu hái khi mới có 1/3 bông mới nở, còn lại là nụ. Kinh giới tuệ nổi tiếng trong các bài thuốc trị phong ngứa mề đay, viêm xoang, viêm mũi dị ứng… do có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng, giảm ngứa. Dược liệu này cũng được các nhà khoa học Hàn Quốc chứng minh có tác dụng chống dị ứng, giải mẫn cảm rất tốt. Sử dụng lâu dài (từ 3 tháng) sẽ giúp cơ thể người bệnh tăng khả năng chịu đựng với các dị nguyên, giảm nguy cơ dị ứng xuống tối thiểu. Ảnh: Kinh giới tuệ Kim ngân hoa: Là hoa của cây Kim ngân. Trong Đông y, Kim ngân được dùng để chữa dị ứng (viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác). Một số nghiên cứu cho thấy, nước sắc từ hoa Kim ngân có tác dụng chống choáng phản vệ, kháng Histamin (tương tự các thuốc chống dị ứng). Nếu kết hợp Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa với những dược liệu như Hoắc hương, mật lợn (bài thuốc Hoắc đởm hoàn), Tạo giác thích (gai bồ kết) sẽ tạo thành bài thuốc vừa có tác dụng giảm triệu chứng, vừa ngăn ngừa Viêm xoang dị ứng mãn tính tái phát một cách có hiệu quả. Và điều quan trọng nhất khi chữa Viêm xoang dị ứng là người bệnh cần kiên trì. Thay vì những viên thuốc chống dị ứng “uống là đỡ, đỡ xong rồi tái phát”, lần này bạn hãy thử dành ra 3 tháng để thay đổi cơ địa mẫn cảm với dị ứng của mình xem sao! Cái gì bồi bổ từ gốc cũng tốt hơn là chữa trên ngọn, đúng không? Tổng đài tư vấn bệnh xoang miễn cước (trong giờ hành chính): 1800.1258 Để tìm mua sản phẩm có chứa các thành phần trên, bạn hãy click VÀO ĐÂY  Xoang Bách Phục với các thành phần: Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa, Hoắc hương, Mật lợn, Tạo giác thích, ImmuneGama®, đặc biệt phù hợp với bệnh nhân Viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng. Tác dụng nổi bật: -Giảm triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi…hiệu quả. -Giúp ngăn ngừa tái phát, giảm dị ứng và giảm mẫn cảm cho người bệnh. Bạn có thể tìm mua Xoang Bách Phục TẠI ĐÂY

Viêm xoang ở người già

Bệnh Viêm xoang là căn bệnh của mọi lứa tuổi, kể cả người già. Mỗi lứa tuổi khác nhau, với các đặc điểm sinh lý, bệnh lý khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng của bệnh. Hiểu biết những điểm khác biệt này sẽ giúp bạn và người thân phòng tránh được viêm xoang. Vậy ở người cao tuổi, viêm xoang có những điều gì cần lưu ý? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây. Đặc điểm viêm xoang ở người cao tuổi Ở người cao tuổi, sự lão hóa diễn ra ở mọi cơ quan, bộ phận, bao gồm cả đường hô hấp. Đầu mũi thường bị gục xuống do các sụn vùng này yếu đi, làm hẹp đường không khí đi qua. Các tuyến tiết nhầy bị teo lại, lượng dịch tiết ra giảm đi làm mũi xoang bị khô. Cùng với việc hệ thống lông chuyển (có tác dụng đẩy các dị vật như bụi bẩn ra khỏi đường hô hấp) hoạt động kém đi, sự bảo vệ niêm mạc mũi xoang bị giảm đáng kể, niêm mạc trở nên mong manh, dễ bị tổn thương. Người già thường mắc các loại bệnh mạn tính khác, nhất là tiểu đường, viêm phế quản mạn tính,... nên sức đề kháng suy giảm nhiều, hệ thống miễn dịch yếu kém, dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Sự suy giảm hoạt động của các tế bào bảo vệ (các loại bạch cầu) cũng như các phản ứng miễn dịch khác còn khiến cho các triệu chứng viêm xoang ở người cao tuổi trở nên mờ nhạt, khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác của người già. Mặt khác, việc nằm viện điều trị các bệnh của người cao tuổi còn khiến họ dễ bị lây nhiễm các loại vi khuẩn bệnh viện, vốn kháng rất nhiều loại kháng sinh. Người già dễ mắc các bệnh về đường hô hấp - Ảnh minh họa Việc tuân thủ điều trị ở người cao tuổi cũng gặp nhiều khó khăn, có thể do trí nhớ giảm sút, chưa được quan tâm đầy đủ hoặc mắc phối hợp các bệnh khác. Các loại thuốc dùng để chữa viêm xoang cho người già cũng hạn chế hơn do các tác dụng phụ có thể gặp ảnh hưởng đến sức khỏe người già nhiều hơn, sự tương tác với các thuốc chữa các bệnh khác cũng nhiều hơn. Điều trị viêm xoang ở người già Tuy có nhiều điểm khác biệt nhưng phương pháp điều trị viêm xoang ở người lớn tuổi cơ bản vẫn tương tự như ở người trưởng thành. Điều trị nội khoa được chỉ định trong đa số các trường hợp với các nhóm thuốc thường dùng: Kháng sinh: dùng đường uống, nhằm loại trừ các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn, đồng thời tránh vi khuẩn nhân cơ hội xoang mũi bị bệnh mà tấn công. Thuốc thường được kê như: cefalosporin thế hệ 3 (cefuroxim,...), nhóm quinolon (ciprofloxacin,...),... Trong mọi trường hợp, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ, dùng đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian, chỉ dừng thuốc khi có các biểu hiện lạ, các tác dụng không mong muốn và điều này đã được thông báo với bác sỹ điều trị, tránh tự ý dùng thuốc, bỏ thuốc khiến vi khuẩn kháng thuốc gia tăng, việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Corticoid: do khi dùng đường uống, corticoid gây ra nhiều tác dụng phụ: tăng huyết áp, tiểu đường, loãng xương, phù,... nên nhóm thuốc này thường được dùng dưới dạng xịt tại chỗ. Các loại thuốc hay được chỉ định như: budesonid, fluticason, beclomethason,... do có hiệu quả và độ an toàn tương đối cao. Khi có biểu hiện chảy máu cam sau khi dùng thuốc xịt, người bệnh nên liên hệ với bác sỹ để chuyển sang loại thuốc khác. Để đảm bảo hiệu quả, trước khi xịt mũi, người bệnh nên rửa sạch mũi và lắc đều lọ thuốc trước khi xịt. Mặc dù dạng xịt đã hạn chế các tác dụng phụ, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc trong thời gian dài và nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và kiểm soát các tác dụng phụ có thể gặp. Kháng histamin: loratadin, fexofenadin, cetirizin,... có thể được kê phối hợp với corticoid để làm tăng hiều quả điều trị. Ở người lớn tuổi nên tránh dùng các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như promethazin, chlorpheniramin,... vì có thể gây buồn ngủ, lo lắng, lú lẫn, bí tiểu, tụt huyết áp,... Kháng viêm, giảm đau: có thể dùng đường tại chỗ hoặc đường uống. Sự lão hóa và các bệnh lý toàn thân đi kèm khiến cho việc phát hiện và điều trị bệnh nói chung, trong đó có viêm xoang trở nên khó khăn. Do vậy, ở lứa tuổi này, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh trở nên rất quan trọng và nên được hiện tối đa. Một cuộc sống nhàn nhã, vui vầy bên con cháu và được người thân quan tâm chăm sóc giúp người cao tuổi có tinh thần khỏe mạnh cũng là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu. Có thể bạn quan tâm: Phòng tránh viêm xoang ở người già Nguồn: SKDS

Loading...