Dù là mùa đông lạnh giá hay vào tiết trời mát mẻ của mùa xuân, mùa thu, bạn đều có thể bị hành hạ bởi các triệu chứng viêm xoang mũi như: Đau nhức, tắc mũi, khó thở, chảy nước mũi.... 6 lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng phòng và chữa bệnh cho bản thân mình… 1, Cần hiểu rõ nguyên nhân gây viêm xoang Đây là điều đầu tiên bạn cần phải làm để ngăn chặn viêm xoang tái phát. Viêm xoang mạn tính có thể do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân như: do các bệnh tích ở răng, do yếu tố nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói bụi, do các dị hình ở mũi, u mũi, do môi trường lạnh, ẩm kéo dài … Đây là các nguyên nhân đơn giản, có thể dễ dàng giải quyết nhờ phẫu thuật hoặc thay đổi môi trường sống và làm việc. Hoa không còn đẹp với người cơ địa dị ứng Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân rất khó giải quyết, trong đó thường gặp nhất là do cơ địa dị ứng. Viêm xoang mũi do dị ứng xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, thực phẩm, thuốc, lông thú, sự thay đổi thời tiết, nấm mốc... Ban đầu, bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, buồn buồn trong mũi rồi hắt hơi hàng tràng, sau đó chảy nước mũi trong như nước mưa và bắt đầu ngạt tắc mũi, từ đó dẫn đến viêm mũi, viêm xoang. Để ngăn ngừa viêm xoang dị ứng, trước tiên, bạn cần phải xác định được dị nguyên và thay đổi thói quen, môi trường sống để tránh tiếp xúc với các dị nguyên này. Nếu muốn điều trị dứt điểm, bạn cần dùng đến phương pháp điều trị đặc hiệu là giải mẫn cảm. Tuy nhiên đây là một phương pháp tốn kém và thường kéo dài từ 6 tháng đến 5 năm. Có thể bạn quan tâm: Trị viêm xoang bằng mật ong và gừng 2, Luôn chú ý đến độ ẩm không khí trong nhà: Là một bệnh nhân xoang mạn tính, bạn cần luôn chú ý và điều chỉnh độ ẩm tại nơi làm việc và sinh sống của mình. Tiết trời hanh khô, màng mũi và niêm mạc xoang dễ bị khô và khiến chất nhầy niêm mạc dầy lên. Điều này làm tăng khả năng tắc nghẽn và dẫn đến đau nhức xoang. Vì vậy, bạn cần xem xét đặt máy phun sương, làm tăng độ ẩm trong phòng khi thời tiết hanh khô hoặc khi sử dụng máy điều hòa không khí. 3, Thường xuyên rửa sạch xoang mũi: Rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các chất gây dị ứng, kích thích và làm sạch chất nhầy xoang mũi. Nước muối sinh lý có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc bạn cũng có thể tự pha với tỷ lệ: một lít nước sôi để nguội với một thìa muối tinh sạch. Nước rửa mũi nên ở khoảng 30 độ – 40 độ C, không để nước quá lạnh hay quá nóng vì điều đó dễ gây kích thích và làm mất tác dụng. 4, Làm nở và giữ độ ẩm cho xoang: Đặt một chiếc khăn ấm và ẩm trên mặt vài lần trong ngày. Điều này sẽ giúp khoang xoang nở ra, làm tăng không gian lưu chuyển trong các hốc xoang của bạn, ngăn ngừa tắc nghẽn xoang. Giữ các hốc xoang luôn ẩm ướt bằng cách hít hơi nước hai đến bốn lần một ngày. Cách đơn giản nhất là ngồi trong phòng tắm và mở vòi hoa sen nước nóng. Uống nhiều nước cũng giúp làm loãng chất nhầy, tăng độ ẩm cho khoang mũi. 5, Sử dụng thuốc, thảo dược giảm các triệu chứng viêm xoang: Bạn nên kiểm soát tốt các triệu chứng khi bắt đầu có biểu hiện viêm xoang, tránh cho tình trạng viêm trở lên nặng hơn. Một số loại thuốc và thảo dược sau có thể giúp bạn giảm triệu chứng, ngăn ngừa viêm xoang: - Thuốc giúp thông mũi: làm giảm triệu chứng tắc mũi, giảm đau nhức, sưng mũi, ví dụ như các thuốc có chứa hoạt chất: Naphazolin, Oxymentazolin, Phenylephrine… Không tự ý dùng các thuốc này trong quá 3 ngày. Nếu triệu chứng không đỡ, bạn cần có sự tham vấn của bác sĩ. Để an toàn hơn, bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược giúp thông xoang như: Hoắc đởm hoàn, Thương nhĩ tán … - Một số thuốc giúp giảm đau, tiêu viêm, làm giảm tiết chất nhầy: nhiều thuốc thuộc nhóm này khá an toàn, bạn có thể tự mua và sử dụng như các thuốc có hoạt chất: Triamcinolone, Fluticasone… Tuy nhiên, không nên sử dụng các thuốc này trong quá 7 ngày mà không có sự tham vấn của bác sĩ. - Các thuốc giúp giảm dị ứng trong trường hợp bạn bị viêm xoang dị ứng: ví dụ như các thuốc thuộc nhóm kháng Histamin. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số thảo dược đã được chứng minh có tác dụng làm giảm dị ứng như Kinh giới tuệ, cây Tầm ma… 6, Giải mẫn cảm: Hiện nay Giải mẫn cảm đặc hiệu vẫn là biện pháp điều trị Viêm xoang, viêm mũi dị ứng hiệu quả cao nhất. Người bệnh sẽ được đưa dần dần vào cơ thể dị nguyên với nồng độ tăng dần, giúp cơ thể thích nghi với dị nguyên. Nhờ đó cơ thể được giải mẫn cảm. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí tốn kém và khá mất thời gian. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng biện pháp giảm mẫn cảm nhờ thảo dược. Những dược liệu ở Việt Nam như: Kinh giới tuệ (nụ hoa cây kinh giới), kim ngân hoa...có tác dụng giảm dị ứng và giảm mẫn cảm rất tốt. Khi sử dụng những dược liệu này, cơ thể người bệnh bớt phát sinh phản ứng dị ứng. Đồng thời người bệnh cũng được giảm mẫn cảm nên hạn chế tái phát bệnh hiệu quả. Xoang Bách Phục là sản phẩm dành riêng cho những bệnh nhân viêm xoang trên cơ địa dị ứng, với thành phần chính là Kinh giới tuệ, Kim ngân hoa, Hoắc đởm hoàn… Sản phẩm giúp giảm mẫn cảm, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị Viêm xoang, viêm mũi dị ứng hiệu quả. Người bệnh nên dùng đều đặn Xoang Bách Phục từ 3-6 tháng để ngăn ngừa các viêm xoang, viêm mũi tái phát, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể với các dị nguyên. Sản phẩm Xoang Bách Phục Bạn có thể tìm mua Xoang Bách Phục ở địa chỉ nhà thuốc gần nhất TẠI ĐÂY Điện thoại tư vấn ( trong giờ hành chính) miễn cước: 1800.1258 Theo xoangbachphuc.vn
Viêm xoang
Chữa sổ mũi ở trẻ em tại nhà hiệu quả
Mỗi khi trẻ bị sổ mũi đều cảm thấy rất khó chịu, cha mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi khi bé luôn quấy khóc và có thể lau mũi vào bất cứ chỗ nào. Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp các bé "đánh bay" sổ mũi hiệu quả. Nguyên nhân dẫn tới sổ mũi ở trẻ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé nhà bạn bị sổ mũi, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp: Dị ứng: Ngoài tình trạng sổ mũi trẻ còn kèm theo các dấu hiệu khác như hắt hơi, mắt đỏ và ngứa Nghẹt mũi trẻ sơ sinh: Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không kèm theo các dấu hiệu khác có thể do nước nhày trong bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ Nhiệt độ thấp, thời tiết lạnh: Đối với các bé ở độ tuổi bắt đầu tập đi hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc do ăn các thực phẩm cay nồng Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi. Bệnh cúm: Gây ra nhiều triệu chứng như sổ mũi, lạnh run, người đau ê ẩm, đau họng, chóng mặt và chán ăn khiến các bé cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn. Xử trí khi bé bị chảy nước mũi Nhiều cha mẹ cảm thấy lúng túng không biết xử lý thế nào khi các bé bị sổ mũi, dưới đây chúng tôi giới thiệu một số biện pháp giúp bé cải thiện tình trạng khó chịu này: Rửa mũi Đây là cách làm có hiệu quả khá cao cho những bé chưa biết cách hỉ mũi. Cha mẹ cần chuẩn bị nước muối sinh lý và dụng cụ để hút mũi, mẹ có thể xịt nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ để giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi. Cách làm cụ thể như sau: Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân Nhẹ nhàng bóp 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. Cần chú ý nhẹ nhàng khi đặt đầu ống hút vào mũi của trẻ, nếu dụng dụng cụ hút mũi dạng bóp thì nên bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi trẻ sau đó thả bóng từ từ Nếu trẻ tiếp tục chảy nước mũi, làm lại như trên Hỉ mũi cho trẻ Đây là cách đơn giản giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ có thể dạy bé cách hỉ mũi để chấm dứt tình trạng nước mũi chảy ra ngoài. Nên lưu ý cho trẻ rửa tay và vứt khăn giấy bẩn vào thùng rác sau mỗi lần hỉ mũi cho bé. Uống nhiều nước mỗi ngày Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây hoặc súp giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn. Dùng nước ấm tắm Khi tắm cho bé bằng nước ấm, hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi giúp trẻ dễ hỉ ra hoặc mẹ dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Nằm cao đầu khi ngủ Ngủ kê cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào gây nên tình trạng nghẹt mũi, đồng thời giúp nước mũi chảy ra ngoài giúp các bé dễ chịu hơn. Mẹ có thể cuộn khăn hoặc kê gối để nâng cao đầu của trẻ, chèn khăn chắc chắn để đảm bảo đầu trẻ không bị tuột xuống. Tìm hiểu: Mẹo chữa bệnh viêm xoang hiệu quả
Sổ mũi ở trẻ sơ sinh cần làm gì?
Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn kém nên thường bị sổ mũi, nghẹt mũi khiến trẻ dễ quấy khóc. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi và hướng dẫn cách xử trí khi cha mẹ gặp phải tình trạng này của trẻ. Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi khiến cho các bé thở khò khăn, cảm giác tắc mũi rất khó chịu khiến các bé thường xuyên quấy khóc. Các nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi thường gặp: Do dị ứng: Trẻ thường bị dị ứng do các tác nhân như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, mùi lạ...có thể gây ra sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng dị ứng thường đi kèm với các dấu hiệu khác như phát ban, hắt hơi, mẩn ngứa... Thời tiết chuyển lạnh: Thời tiết thay đổi đặc biệt là khi chuyển lạnh khiến trẻ chưa kịp thích nghi được nên gây sổ mũi, nghẹt mũi. Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi. Các dấu hiệu kèm theo như sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt. Cảm cúm: Gây sổ mũi, sốt run người, đau họng, chán ăn, chóng mặt... Có dị vật trong mũi: Với trẻ sơ sinh sinh ra thường có nước nhầy trong bào thai trong mũi, nếu hút không sạch cũng sẽ gây sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ. Bé bị sổ mũi thông thường các mẹ tự ý mua thuốc điều trị cho con để giảm ngay triệu chứng khó chịu. Nhưng hiện nay có nhiều loại thuốc không kê toa bày bán trên thị trường, khi chưa biết rõ nguyên nhân cha mẹ tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn. Vì vậy, cần đưa trẻ đi khám cụ thể. Tìm hiểu thêm: Nghẹt mũi ở trẻ em - Những thông tin hữu ích Một số cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh Phần lớn các bệnh liên quan tới nghẹt mũi, sổ mũi là các bệnh đường hô hấp do đó khi bé có các dấu hiệu sổ mũi, nghẹt mũi cha mẹ cần làm sạch bầu không khí xung quanh bé. Luôn giữ cho môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, kín gió vào mùa đông. Hạn chế thú nuôi như chó mèo chơi gần bé vì lông của những loài thú này có thể làm cho chứng nghẹt mũi, sổ mũi của bé nặng hơn thậm chí dẫn tới hen suyễn. Bên cạnh đó, các mẹ chú ý làm sạch mũi cho trẻ giúp mũi thông thoáng, dễ thở cũng như đào thải dịch nhầy giúp đào thải mầm bệnh. Dưới đây là một số phương pháp trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi Nước muối sinh lý thường được dùng để vệ sinh cho bé hàng ngày. Sau khi vệ sinh mũi xong hãy dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch còn lưu lại trong mũi của trẻ. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh như sau: Giữ trẻ năm nghiêng đầu sang 1 bên, đặt vòi phun chai nước muối sát vào vách lỗ mũi của bé Ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2 - 3 giây, mẹ có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại, lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra Nếu dịch mũi đặc sệt mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đơi khoảng 2 - 3 phút dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Cần rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh Lưu ý: Vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ăn để tránh nôn trớ, cố gắng rửa khi trẻ còn thức vì khi mở miệng nước mũi không bị chảy vào họng. Hạn chế rửa mũi cho trẻ quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu viêm mũi. Nằm cao đầu khi ngủ Cách này sẽ giúp trẻ ngủ thoải mái hơn và bớt quấy khóc trong đêm. Ngủ cao đầu giúp nước mũi không chảy ngược vào trong mũi khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Khi đó, nước mũi sẽ chảy ra bên ngoài khiến bé dễ thở hơn. Xoa tinh dầu cho bé Mẹ có thể dùng tinh dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân cho bé khi bé bị sổ mũi. Kết hợp với xoa là day huyệt dũng tuyền rồi đeo tất giữ ấm cho trẻ. Hãy dùng dầu xoa lên vùng ngực và lưng cho trẻ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Đây là một trong những cách trị sổ mũi cho bé khá hiệu quả. Xoangbachphuc tổng hợp Có thể bạn quan tâm : Các dấu hiệu của bệnh viêm xoang cần biết
Hắt hơi, sổ mũi khi mang thai có nguy hiểm không?
Khi mang bầu nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng khiến hệ miễn dịch bị giảm sút và dễ mắc nhiều bệnh lý. Khi thời tiết thay đổi thường dễ mắc hắt hơi, sổ mũi khiến bà bầu rất lo lắng không biết có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây. Hắt hơi, sổ mũi khi mang thai do đâu? Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng hắt hơi, sổ mũi khi mang thai do đường hô hấp bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường như: Bụi bẩn, thời tiết, phấn hoa.. hoặc do mắc phải các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính hoặc cảm cúm... Dị ứng thai kỳ: Tình trạng hắt hơi, sổ mũi do dị ứng thường hắt hơi dài từng cơn, xảy ra trong nhiều giờ, nước mũi có đặc điểm trong, nhiều, nhưng không hoen ố, tình trạng nghẹt mũi, cảm giác ngứa khó chịu, đầu nhức đôi khi có cảm giác căng ở vùng xoang mặt. Hiện tượng dị ứng thai kì thường khó dự đoán, sau khi xuất hiện, tình trạng bệnh có thể đỡ chút ít hoặc trở nặng, hoặc là một biểu hiện của một bệnh dị ứng nào đó mà trước khi mang thai chị em chưa từng mắc phải. Nếu bị ngứa, bạn cũng chỉ nên xoa nhẹ nhàng vùng da bị ngứa để giảm bớt khó chịu và nhanh chóng đi khám để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, còn có tình trạng hắt hơi khi mang thai theo chu kỳ. Tình trạng này xuất hiện mỗi khi ngủ dậy, giảm đi trong ngày và xuất hiện trở lại khi gặp luồng gió, tiếp xúc với bụi bẩn. Ban đầu nước mũi trong sau đó đặc thành mủ, nước mũi chảy thành từng đợt. Bà bầu bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh truyền nhiễm: Biểu hiện sổ mũi, ngạt mũi kèm theo ho, họng đau, hắt hơi liên tục, nước mũi có dịch vàng hoặc xanh, đau đầu nhẹ hoặc có dấu hiệu sốt cho thấy bà bầu đã bị mắc bệnh truyền nhiễm, dễ gặp phải là cảm cúm. Lúc này, mẹ bầu cần được thăm khám y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc phù hợp. Trong suốt thai kỳ, nhau thai còn sản sinh một lượng lớn estrogen, làm tăng sản xuất chất nhầy và có thể gây ra hiện tượng sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Estrogen xuất hiện có thể gây ra sưng, viêm ở trong mũi, cản trở quá trình thở bình thường khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu. Hắt hơi, sổ mũi ở bà bầu có ảnh hưởng tới thai nhi? Nếu tình trạng hắt hơi, sổ mũi khi mang thai mà không kèm theo các dấu hiệu khác như ho, đau họng hay sốt...sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng. Nhưng nếu tình trạng hắt hơi sổ mũi kéo dài mà trị không dứt điểm khiến hệ miễn dịch suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ. Sổ mũi kèm với các dấu hiệu khác như nghẹt mũi, đau đầu dẫn tới các biến chứng khá nguy hiểm như thai nhi dị tật, sinh ngon hoặc suy thai... khi nhiễm cúm. >>> Viêm xoang khi mang thai - Cách khắc phục Khắc phục tình trạng sổ mũi, hắt hơi khi mang thai Để tình trạng sổ mũi, hắt hơi khi mang thai được trị dứt điểm, chị em cần quan tâm hơn tới sức khỏe của mình để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục khá đơn giản chị em có thể thực hiện tại nhà: Nước muối sinh lý Nhỏ mũi bằng nước muối là biện pháp trị sổ mũi hắt hơi khá hiệu quả cho bà bầu. Phương pháp này giúp loại bỏ các chất nhầy từ đường mũi, giảm nhẹ cảm giác khó chịu và khó thở, giúp bôi trơn niêm mạc lỗ mũi, giúp mũi làm việc hiệu quả hơn. Vitamin C Khi bà bầu bị hắt hơi, sổ mũi việc bổ sung vitamin C là rất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe. Có thể pha nước nhanh với 1 cốc nước ấm mỗi ngày giúp phòng ngừa hiệu quả cảm cúm và tăng cường vitamin. Chanh giúp giảm dịch nhày trong cổ họng giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng nước ép cam, nước ép các loại rau quả để bổ sung chất đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật. Chăm sóc cơ thể toàn diện Khi trời lạnh, chị em cần giữ ấm cơ thể, tăng độ ẩm trong nhà để tránh tình trạng mũi bị khô Tránh tuyệt đối các chất kích thích trong môi trường ví dụ như khói thuốc lá, bụi, lông động vật, phấn hoa,... tránh gây tổn thương niêm mạc mũi Nếu bạn muốn sử dụng các loại thuốc để điều trị thì nên có ý kiến từ các bác sĩ, không nên tùy tiện mua thuốc vì rất có thể xảy ra tác dụng phụ ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Có thể bạn quan tâm: Các dấu hiệu của bệnh viêm xoang Một số mẹo trị sổ mũi ở bà bầu Tuy rằng hắt hơi sổ mũi ở bà bầu không gây nguy hiểm cho thai nhi cũng như người mẹ nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả không lường và nhất là việc sử dụng thuốc để điều trị cần hết sức cẩn thận và không được ưu tiên. Trong 1 số trường hợp thai phụ có thể dùng một số mẹo dưới đây để giảm những triệu chứng và hỗ trợ điều trị hắt hơi sổ mũi như sau: Sử dụng tỏi thường xuyên: Tỏi là một loại kháng sinh lành tính chống viêm nhiễm và tăng sức đề kháng rất được nhiều người ưa chuộng và sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh. Chị em có thể bổ sung tỏi vào bữa ăn hằng ngày để tăng gia vị và có tác dụng điều trị vfa phòng bệnh cúm: Ăn tỏi đen Tỏi nướng Tỏi ngâm mật ong... Tắm, xông mũi bằng rượu gừng: Biện pháp này giúp làm ấm cơ thể và thông mũi nhanh chòng. Bạn có thể nhỏ vài giọt rượu gừng vào nước chậu nước tắm hàng ngày, hoặc ca nước nóng rồi xông mũi. Cách làm này rất hiệu quả và phù hợp khi bà bầu bị sổ mũi vì thời tiết giao mùa, mưa lạnh. Sử dụng muối ăn Muối ăn là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang. Uống nước chanh: Một cốc nước chanh ấm cùng 1 thìa cà phê mật ong sẽ giúp giảm đau rát cổ họng và tình trạng mũi chảy dịch nhầy. Ăn canh gà: Canh gà rất tốt cho phụ nữ mang thai bị sổ mũi. Các nhà khoa học Mỹ cho biết các dưỡng chất trong thịt gà giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể nhanh chóng. Đặc biệt, nước canh gà có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng về đường hô hấp, cảm cúm. Xem chi tiết: Ngạt mũi khi mang thai, phải làm sao? Hắt hơi, sổ mũi khi mang thai cần lưu ý: Trong 3 tháng đầu thai kì, bà bầu cần đặc biệt lưu ý về vấn đề cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi. Tốt nhất là nên đi khám càng sớm càng tốt nếu bệnh tình làm cho trở nên mệt mỏi, khó thở và khó ngủ. Tùy theo mức độ sổ mũi bạn cần trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc sao cho hợp lý không ảnh hưởng tới thai nhi Bà bầu càn hạn chế tiếp xúc với người bệnh cảm cúm hoặc có dấu hiệu cảm cúm, gia cầm, chó mèo... Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường, đi ra ngoài bà bầu cần chuẩn bị áo khoác, khăn, khẩu trang, tránh bị nhiễm lạnh Tránh đi đến những nơi không khí ô nhiễm, đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc nơi công cộng trong những tháng đầu mang thai Tránh những nơi khó thuốc, mùi hóa chất.... Để giúp dễ thở, giảm bớt hiện tượng ngạt mũi, chảy nước mũi, hàng ngày chị em nên nhỏ nước mũi, tốt nhất là nước muối sinh lý dạng phun sương để vệ sinh sạch hốc mũi. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tập thể dục đều đặn giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức đề kháng trước nguy cơ nhiễm bệnh ngày càng gia tăng. Để phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng. Triệu chứng hắt hơi sổ mũi khi mang thai hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng những chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, và dùng những mẹo chữa ngạt mũi, tắc mũi bằng phương pháp dân gian . Khi kết thúc giai đoạn cho mang thai và con bú, các mẹ có thể sử dụng sản phẩm xoang bách phục để điều trị. Bởi sản phẩm giúp điều trị: Giúp giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng Giúp giảm các triệu chứng của bệnh: Tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng Để tìm nơi mua sản phẩm chữa Hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xem TẠI ĐÂY Ngoài ra, bạn có thể gọi điện đến số điện thoại tư vấn miễn cước 18001014 để các dược sĩ tư vấn kỹ hơn về tình trạng bệnh của bạn.
Bệnh viêm xoang - Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Bệnh viêm xoang làm người bệnh cảm thấy khó chịu do những triệu chứng bệnh gây ra. Nhức, nghẹt mũi, chảy dịch thậm chí là điếc mũi là những biểu hiện điển hình. Bệnh có những đặc điểm gì? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh thế nào? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích về chứng bệnh này dưới đây. Định nghĩa bệnh viêm xoang Bệnh Viêm xoang là bệnh xảy ra do hiện tượng viêm các xoang cạnh mũi, đa số các trường hợp là do nhiễm trùng. Viêm xoang được chia là 2 loại Viêm xoang cấp tính, loại này thường điều trị nội khoa Viêm xoang mạn tính, phải điều trị ngoại khoa Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là: Viêm xoang hàm Viêm xoang sàng Viêm xoang trán Viêm xoang bướm Viêm nhiều xoang một lúc Triệu chứng bệnh viêm xoang Viêm xoang thường có biểu hiện như đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi. Khi ở thể nhẹ khó phát hiện vì triệu chứng khá đơn độc. Nhưng khi bệnh đã trở nặng thì có ít nhất là 3 trong những triệu chứng trên. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể của bệnh: Cảm giác đau nhức vùng bị xoang Vùng bị xoang có cảm giác đau nhức, tùy thuộc bị xoang ở vùng nào mà sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng đó: Xoang hàm: Nhức ở vùng má Xoang trán: Vùng giữa 2 lông mày có cảm giác đau nhức, và đau giờ nhất định thường là vào 10 giờ sáng Xoang sàng trước: Nhức giữa 2 mắt. Xoang sàng sau, xoang bướm: Nhức trong sâu, nhức vùng gáy Hiện tượng chảy dịch Bị xoang thường có hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhày chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm xoang trước: Chảy ra mũi trước Viêm xoang sau: Dịch chảy vào họng Khi bị chảy dịch người bệnh luôn phải khụt khịt, ở mũi hoặc có cảm giác lờ đờ ở cổ họng và luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo tình hình phát triển của bệnh mà dịch sẽ có màu trắng, đục, vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn. Ngạt mũi Khi bị xoang, biểu hiện không thể thiếu được đó chính là hiện tượng nghẹt mũi. Có thể bị nghẹt một bên hoặc cả 2 bên. Khi bị nghẹt mũi sẽ có cảm giác khó thở, rất khó chịu và mệt mỏi. Ngạt mũi kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh xoang - Ảnh minh họa Điếc mũi Khi viêm xoang vào giai đoạn nặng thường gây phù nề nhiều, ngửi không biết mùi. Nguyên nhân là do mùi đó không len lỏi đến thần kinh khứu giác được. Ngoài một số biểu hiện chính trên, người bị viêm xoang còn bị một số triệu chứng sau: Đau đầu Sốt nhẹ hoặc sốt cao Có cảm giác chóng mặt, choáng váng khi nghiêng về phía trước Vùng quanh mắt đau nhức từng cơn và theo nhịp mạch đập của cơ thể Viêm xoang do răng số 5,6,7 hàm trên sẽ thấy bị áp xe quanh răng Khi bệnh nhân hắt xì hơi mạnh gây đau nhức, có khi có cả tia máu Ăn uống không ngon, ngủ không yên giấc, không tập trung làm việc được Một số bệnh nhân còn bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu Xem đầy đủ hơn: Các triệu chứng của viêm xoang mũi Nguyên nhân gây viêm xoang Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng viêm xoang, nhưng phổ biến là một số nguyên nhân dưới đây: Ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang. Hóa chất, thức ăn biến chất làm cho niêm mạc mũi phù nề gây hiện tượng bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng Sự đề kháng của cơ thể kém, hệ miễn dịch suy giảm, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, hệ thần kinh bị rối loạn không đủ sức chống lại vi khuẩn. Khi bị viêm xoang thường kèm theo viêm một số bộ phận khác. Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều. Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém. Hiện tượng viêm mũi sau nhiễm siêu vi, hiện tượng bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Một số trường hợp sâu răng là do hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang. Ô nhiễm không khí cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh xoang - Ảnh minh họa Điều trị bệnh viêm xoang Viêm xoang mũi được điều trị tùy theo giai đoạn, tổn thương của niêm mạc mũi cũng như nguyên nhân gây bệnh. Viêm xoang có thể được điều trị bằng phương pháp Đông tây y kết hợp hoặc là cả 2 phương pháp trên Điều trị bằng thuốc Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nhưng việc lựa chọn thuốc điều trị cần cẩn thận, nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị cách dân gian Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, hoặc tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự. Rửa mũi mỗi ngày giúp hạn chế những ảnh hưởng của bệnh xoang - Ảnh minh họa Đa số người bệnh gặp phải viêm xoang dị ứng, bệnh do cơ địa dễ mẩn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi...Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để bệnh có thể ổn định lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp mang tính chất ổn định như giải mẫn cảm bằng thảo dược. >>> Cách chữa bệnh viêm xoang Gần đây, y học Việt Nam đã thành công rực rỡ khi áp dụng phương pháp giải mẫn cảm bằng nụ hoa kinh giới, được sản xuất thành công trong sản phẩm Xoang Bách Phục - được hàng ngàn bệnh nhân áp dụng và cho kết quả rất khả quan. Nhiều người đã dứt được bệnh kéo dài hàng mấy chục năm trời. Điều thành công hơn nữa đó là nếu sử dụng theo đúng lộ trình khuyến cáo, người bệnh có thể phòng tránh tái phát trở lại rất tốt. Xoang Bách Phục - rất tốt cho bệnh viêm xoang Để tìm mua Xoang Bách Phục ở nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY Điều trị bằng phẫu thuật Việc điều trị bằng phương pháp này chỉ sử dụng khi có biến chứng lan vào mắt và nội so nhưng việc điều trị nội khoa gặp thất bại. Phòng ngừa bệnh viêm xoang Để phòng ngừa viêm xoang một cách hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điểm dưới đây: Khi ra ngoài đường bụi bặm nên đeo khẩu trang, nên sử dụng khẩu trang y tế. Môi trường xung quanh dọn cho sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải Khi bị tắc mũi, nghẹt mũi không nên dùng các loại tinh dầu quế, hồi để làm cao xoa cho trẻ vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ. Đối với những người mẫn cảm cần chú ý tránh xa các dị nguyên gây dị ứng. Không nên cho tay vào ngoáy mũi vì dễ dàng cho vi trùng vào bên trong khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng Khi đi tắm hoặc đi bơi nếu nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài Không dùng chung vật dụng đối với những người bị viêm xoang Khi có các triệu chứng ban đầu của viêm xoang cần đến các trung tâm y tế để thăm khám cũng như điều trị bệnh kịp thời. Khám bệnh xoang kịp thời - Ảnh minh họa Chế độ dinh dưỡng người bị viêm xoang Cần có một chế độ ăn uống khoa học và điều độ, môi trường sống lành mạnh để triệu chứng của bệnh thuyên giảm hơn. Dưới đây là một số thực phẩm nên dùng và không nên sử dụng cho người bệnh viêm xoang: Thực phẩm nên dùng Uống nước đun sôi để nguội, nên uống nhiều nước vì nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài. Uống nước đun sôi để nguội làm loãng chất nhầy Tăng cường ăn các thực phẩm chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp như: cá hồi, cá nục, cá mòi… Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, một số thực phẩm chứa nhiều vitamin loại này như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri... Một số thực phẩm có tính ấm như gừng, tỏi... có chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống bệnh viêm xoang Tỏi có tính ấm phòng chống viêm xoang Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành giúp cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng. Những món ăn có tác dụng ấm bổ phế âm như: gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua...nên được tăng cường hấp thu Thực phẩm nên tránh Không nên uống nước để trong tủ lạnh hoặc nước đá, do sự chênh lệch nhiệt độ sẽ tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu, họng và đường hô hấp Sử dụng sinh tố trái cây, nước ép trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm hiện tượng nhày mũi càng đặc lại Nên tránh những món ăn mà cơ thể bị dị ứng như hải sản, thịt bò... Các sản phẩm từ bơ sữa nên hạn chế sử dụng Cà phê, bia rượu không nên uống vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại đồng thời chúng là chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước làm cơ thể thiếu nước ảnh hưởng xấu tới việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang. Không sử dụng nước soda vì loại nước này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm xoang. Món ăn tốt cho người bệnh viêm xoang Canh gừng Gừng sấy khô 10g Cam thảo nước 20g Lấy hai vị thuốc trên sắc nước uống, mỗi ngày một thang, buổi sáng, buổi tối mỗi buổi một nửa. Món ăn có tác dụng tính ấm trợ dương, tăng cường khả năng miễn dịch Canh táo đỏ Táo đỏ 10 quả đem nấu nước uống, mỗi ngày 3 lần, có tác dụng bổ dưỡng phế âm, thông mũi. Đậu đao xào Lấy đậu đao già, dùng lửa nhỏ sấy khô, sau đó tiếp tục thái nhỏ, cuối cùng cho vào trong nồi, cho một chút rượu (không cho muối) xào một lúc là được. Món ăn có tác dụng phòng trị bệnh viêm xoang mũi, viêm mũi dị ứng. Nước bạc hà và hoa kim ngân, hoa cúc Lá bạc hà tươi 10g Hoa kim ngân, hoa cúc (mỗi loại 10g) Cho cả 3 nguyên liệu vào nồi, cho nước vừa đủ nấu lấy nước dùng. Canh mướp nấu thịt Một lượng mướp và thịt nạc vừa đủ. Mướp rửa sạch, cắt đoạn; thịt thái miếng mỏng đem nấu canh để dùng lúc nóng khi mắc bệnh. Lưu ý: Để phòng tránh bệnh tái phát, người bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng chú ý sử dụng những sản phẩm chuyên biệt có tác dụng giảm mẫn cảm, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để phòng bệnh tái phát hiệu quả hơn Bệnh viêm xoang nguy hiểm thế nào? Viêm xoang nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng, gây biến chứng nguy hiểm tới các bộ phận khác của cơ thể. Ảnh hưởng biến chứng tới đường hô hấp Khi mũi bị viêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hô hấp ở phía sau. Do chảy mũi, dịch mủ trực tiếp xuống họng (trong viêm xoang sau, đa viêm xoang) hoặc do không biết xì mũi (ở trẻ em) dẫn tới khịt mũi, hít mủ mũi xuống họng nên bệnh dễ dẫn đến viêm họng. Khi có các triệu chứng như giọng nói khàn, chóng bị mệt, mất tiếng, ho có đờm… người bệnh có thể bị viêm thanh quản mãn tính. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây các bệnh ở phía dưới đường hô hấp. Ảnh hướng tới mắt Do vị trí, cấu trúc của mắt nằm ở gần các xoang nên những viêm nhiễm từ mũi xoang gây hại đến mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Khi có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, bệnh nhân dễ bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt… Khi dùng kháng sinh, các hiện tượng này sẽ hết nhưng bệnh tình của xoang vẫn tiếp diễn và dẫn đến các biến chứng khác như áp xe mí mắt làm mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau, viêm túi lệ gây sốt và đau nhức nhiều, viêm tấy ổ mắt làm đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu, mắt sưng húp, lồi và không di động được. Ảnh hưởng biến chứng ở tai Viêm xoang mãn tính, mủ chảy từ lỗ mũi sau xuống vòm họng luôn đọng lại ở lỗ vòi tai, khi khịt khạc mủ qua lỗ vời tai lên hòm tia nền gây viêm tai giữa. Viêm tai giữa có thể ở hai dạng, viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa ứ dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, điếc… Ảnh hưởng đau nhức về xương Biến chứng thường gặp nhất là viêm cốt thùy xương trán hay xương hàm trên do viêm tắc mạch máu ở xương. Bệnh bắt nguồn từ xương trán, rồi lan dần ra xương thái dương và xương đỉnh. U lành thanh quản Viêm xoang gây nên việc hình thành u lành trong thanh quản, tuy là u lành nhưng nếu để bệnh kéo dài thì sẽ bị khàn giọng hoặc mất tiếng. Xoangbachphuc.vn
Bệnh viêm xoang mũi - Nguyên nhân, điều trị
Viêm xoang mũi làm cho người bệnh rất khó chịu cùng với các triệu chứng như sốt, đau vùng mặt theo chu kỳ, nhức đầu, nghẹt mũi... Cùng tìm hiểu về những triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm xoang để có thêm kiến thức phòng và trị bệnh hiệu quả. Triệu chứng của viêm xoang mũi Dưới đây là một số triệu chứng, dấu hiệu của viêm xoang mũi thường gặp: Sốt Đau ở vùng mặt theo chu kỳ Cảm thấy nhức đầu Triệu chứng ngạt mũi, tắc mũi... Thông thường khi bị viêm xoang mũi người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ nhưng cũng có thể gặp trường hợp sốt cao (thường là trẻ em). Đau ở vùng mắt, đau thành từng cơn gây nhức đầu kèm theo là tắc mũi, nghẹt mũi. Tùy theo tình trạng viêm mà tắc một hay cả hai bên, mức độ nhẹ hoặc vừa, từng lúc hay tắc liên tục gây mất ngửi, ngạt nhiều bên đau, ngạt tăng về ban đêm. Ngày nay, xu hướng người bị viêm xoang, viêm mũi ngày một tăng hơn. Nguyên nhân do môi trường ô nhiễm, hơi khí hóa chất độc... Nguyên nhân gây bệnh Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, một số nguyên nhân thường gặp là: Một số kích thích lý hóa học, hơi khí độc, độ ẩm cao dễ dàng làm chúng ta bị viêm xoang cấp tính Nhiễm khuẩn do viêm mũi, viêm họng cấp hoặc sau các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp, nhiễm khuẩn do răng. Chấn thương do hỏa khí, cơ học hoặc áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc dẫn đến bị xoang. Suy nhược, đái đường... Nguyên nhân tại chỗ như lệch hình vách ngăn hay nhét bắc mũi làm ứ tắc xuất huyết xoang. Điều trị viêm xoang mũi Chúng tôi xin đề cập đến một số biện pháp trị bệnh viêm xoang mũi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến một vài cách trị bệnh viêm xoang mũi đơn giản và hiệu quả. Massage, đắp nước nóng Cách làm như sau: Dùng khăn sạch thấm nước nóng sau đó đắp ngang lên mũi, lấy ngón tay ấn vào 2 bên sống mũi trong vòng từ 20 - 30 giâu, lặp lại khoảng 10 lần. Biện pháp này không những làm cho máu ở vùng xoang lưu thông tốt hơn và có công dụng giảm đau tức thời. Người bệnh cũng có thể dùng khăn nóng đắp lên các vị trí khác như trán, gò má nếu cảm thấy xoang vùng có dấu hiệu đau nhức, thực hiện trong vòng 10 phút sẽ có tác dụng một cách rõ rệt. Rửa mũi bằng nước muối Cách pha nước muối: Pha 1 muỗng cà phê muối với 2 cốc nước ấm tầm 60oC và 1 ít chất bicarbonat. Sau đó, đổ dung dịch nước muối vừa pha đầy 1 cái chén nhỏ, dùng ngón tay bịt chặt 1 bên mũi ,tay còn lại cầm chén rồi úp mặt xuống hít 1 hơi cho dung dịch muối trôi vào trong mũi rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Thực hiện tương tự với mũi bên kia và lặp lại động tác này khoảng 5 lần , liên tục trong 2 tuần. Đây là một cách chữa trị đơn giản nhưng lại mang hiệu quả khá tốt. Chọn gối ngủ Khi bị viêm xoang có thể gây ho trong khi ngủ là do hệ gối nằm quá thấp. Vì vậy chất nhớt sẽ chảy ngược vào bên trong. Do vậy bạn nên chêm 2 gối để thuận tiện khi chất nhớt trong xoang và mũi chảy ra sẽ không trôi vào cổ họng gây khó chịu ở bên trong. Chạy bộ Chạy bộ sẽ giúp điều trị viêm xoang hiệu quả hơn. Khi chạy bộ các cơ bắp vận động, cơ thể khi đó sẽ giải phóng ra chất adrenalin làm các mạch co lại giúp cho các niêm mạc xoang giảm bớt phù nề, là nguyên nhân dẫn đến đau đầu hay nghẹt mũi. Hỉ mũi đúng cách. Chất nhớt tiết ra trong mũi sẽ làm người bệnh suốt ngày sụt sịt. Do đó khi bạn hỉ mũi cần đúng cách, hỉ từng bên lỗ mũi một giúp chúng ta tống khứ các vi khuẩn ra ngoài hiệu quả hơn khi chúng ta hỉ cùng lúc 2 bên mũi. Nếu hỉ mũi sai cách có thể làm tăng nguy cơ tăng áp suất ở 2 tai trong làm ảnh hưởng cho tai cũng như đưa ngược vi khuẩn vào sâu bên trong hơn. Tắm vòi sen nước nóng Tắm sạch cơ thể đồng thời hít hơi nóng trong phòng tắm có tác dụng thông xoang, thông mũi. Công dụng của việc hít hơi nước nóng này là giúp chất nhớt được lưu thông và các xoang được dẫn lưu. Lưu ý: Việc điều trị viêm xoang mũi đòi hỏi người bệnh cần kiên nhẫn và duy trì đều đặn trong một thời gian dài mới có thể có được kết quả như ý. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách chữa viêm xoang mũi Viêm xoang mũi có lây không? Đây là thắc mắc của khá nhiều người, đặc biệt là những người có người thân bên cạnh bị mắc xoang. Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Do đó khi bị cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dấn đến xoang, đặc biệt là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường Nguyên nhân gây viêm xoang có thể do vi khuẩn hoặc dị ứng. Bệnh nếu để kéo dài nhiều năm thì chúng sẽ đan xen nhau làm cho quá trình điều trị xoang trở nên phức tạp hơn. Bệnh lây nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tố vi khuẩn. Và lưu ý, không nên dùng chung khăn mặt, khăn tay, chậy để hạn chế lây bệnh và dự phòng. Phòng tránh viêm xoang mũi hiệu quả Tránh uống rượu bia quá nhiều vì chúng sẽ làm niêm mạc mũi xoang phù nề, dễ dẫn tới bệnh xoang Tránh căng thẳng, stress: Vì khi làm việc quá sức hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu nên vi khuẩn, vi rút dễ dàng tấn công gây xoang Tránh stress: Khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm trùng, trong đó mũi xoang dễ bị nhiễm nhất vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh Chích ngừa cúm hằng năm: Việc chích ngừa cúm làm giảm đáng kể số lần bị bệnh, do vậy được xem là biện pháp rất có hiệu quả trong phòng ngừa viêm mũi xoang. Rửa tay sạch nhiều lần trong ngày: Sẽ giúp tránh được một số vi khuẩn gây bệnh Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh: Nước giúp làm loãng niêm dịch nên sự dẫn lưu của mũi xoang tốt hơn, tránh sự ứ đọng bụi bẩn và vi khuẩn. Trái cây và rau xanh cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, giúp hệ miễn dịch của cơ thể mạnh hơn trong phòng chống nhiễm trùng.