Viêm xoang

Viêm xoang hàm do răng - Cách điều trị

Viêm xoang hàm là bệnh lý về xoang gặp khá phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ít ai biết được bệnh viêm xoang hàm có liên quan đến các bệnh về răng miệng. Những người mắc các bệnh lý về răng như nhiễm khuẩn quanh cuống răng, nang chân răng làm mủ vỡ vào xoang, tai biến do nhổ răng..,.gây ra. Cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh viêm xoang hàm do răng qua bài viết dưới đây. Phân loại viêm xoang hàm Bệnh viêm xoang hàm được biểu hiện ở 3 thể: Viêm mủ xoang hàm do răng Viêm xoang hàm cấp tính Viêm xoang hàm mạn Viêm mủ xoang hàm do răng Bệnh giống tình trạng viêm xoang cấp với các triệu chứng như mặt đau âm ỉ, sốt, người bệnh ngửi thấy mùi thối, chảy mủ từ lỗ mũi bên xoang bị bệnh. Niêm mạc xoang bị viêm và một thời gian sau xoang hàm có thể bị viêm mạn tính. Viêm xoang hàm cấp Nguyên nhân thường do tình trạng viêm quanh răng hàm lớn có mủ, do viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào trong xoang. Người bệnh thường có các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Đau từng cơn lan rộng ra cả hàm trên, mắt, thái dương, trán. Đau tăng mỗi khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng bệnh thấy rất đau, khi ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Có dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối. Viêm xoang hàm mạn Bệnh thường do các nguyên nhân như: Viêm mũi xoang, viêm xoang cấp mạn tính hóa, ổ nhiễm khuẩn răng không được điều trị tốt, viêm xoang trán hay xoang sàng mạn lan xuống. Người bệnh đôi khi mệt mỏi, nhức đầu, chảy mủ vàng xanh bên bị bệnh, chảy nhiều vào sáng sớm, ngửi thối làm cho người bệnh cảm thấy buồn nôn, đau ít hơn viêm xoang cấp. Các biến chứng khác như viêm xoang sàng, xoang trán, áp xe hố mắt, viêm thị thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch xoang, đau răng. >>> Các phương pháp điều trị viêm xoang Chẩn đoán viêm xoang hàm do răng Chẩn đoán viêm xoang hàm do răng dễ dàng nếu thấy được liên quan giữa tổn thương răng và xoang hàm. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể thấy được. Việc chẩn đoán viêm xoang hàm do răng dựa trên các dấu hiệu đặc trưng của viêm xoang hàm: Viêm xoang hàm do răng chỉ khu trú ở xoang hàm 1 bên Đau vùng xoang hàm, bên viêm rõ rệt nhất là khi lấy ngón tay ấn vào vùng hơi lõm ở rìa lỗ mũi Bên viêm xoang chảy mũi mủ đặc, có màu nâu, vàng, bẩn hoặc lổn nhổn như bã đậu, bao giờ cũng có mùi thối rõ, hốc mũi bên kia sạch như thường Để ý kĩ có thể thấy vùng má thấp bên viêm hơi sưng nề Cần xem kĩ hàm trên bên viêm xoang có răng liên quan bị sâu, gõ đau, ấn vùng chân răng đau hoặc có chảy mủ ở vùng lợi chân răng hay chân răng đã bị nhổ Nếu nghi ngờ chụp Xquang: Xác định răng, chân răng nghi ngờ tổn thương và phim Blondeam để quan sát xoang hàm, so sánh với xoang hàm bên đối diện, xoang hàm bị viêm do răng thường mờ hoặc có ngấn mủ đặc đáy xoang thường dày đặc lên rõ rệt Điều trị viêm xoang hàm do răng Tùy từng đợt tiến triển của bệnh mà có biện pháp điều trị khác nhau. Đối với viêm xoang hàm cấp dùng kháng sinh, sát khuẩn mũi. Nếu sau vài ngày vẫn còn viêm xoang thì chọc rửa xoang bằng dung dịch kháng sinh Viêm xoang mạn cần nhổ răng nguyên nhân gây viêm xoang, sau đó bơm rửa xoang qua đường mũi. Trường hợp sau nhiều lần bơm rửa mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì cần mổ nạo xoang triệt để. Để dự phòng viêm xoang hàm do răng cần phải kiểm tra và điều trị có hệ thống những răng hàm trên bị tổn thương hoặc nghi ngờ. Trường hợp xoang bị hở khi nhổ răng cần phải điều trị kháng sinh và tránh những động tác không cần thiết làm bệnh nặng thêm. Nếu một chân răng bị đẩy vào xoang, cần lấy ra ngay hoặc đục mổ xoang để lấy, phối hợp với dùng kháng sinh.

Phương pháp điều trị viêm xoang hàm hiệu quả

Viêm xoang hàm khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Làm cách nào để chữa viêm xoang hàm hiệu quả. Mời độc giả cùng tham khảo các phương pháp chữa bệnh hiệu quả dưới đây. Nguyên nhân gây viêm xoang hàm Viêm xoang hàm cấp tính Nguyên nhân gây bệnh thường do tình trạng viêm quanh răng hàm lớn có mủ, do viêm tủy răng hoại thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào trong. Người bệnh thường có các dấu hiệu như sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã, cơn đau có khi lan rộng lên cả hàm trên, mắt, thái dương và trán. Tình trạng đau tăng khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, chạm vào răng thấy đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ có mùi thối khó chịu. Viêm xoang hàm mạn Thường do các nguyên nhân như viêm mũi xoang, viêm xoang cấp mạn tính hóa, ổ nhiễm khuẩn răng không được điều trị dứt điểm, viêm xoang trán hay xoang sàng mạn lan xuống... Người bệnh có các dấu hiệu như mệt mỏi, nhức đầu, chảy mủ màu vàng xanh bên bị bệnh, chảy nhiều vào buổi sáng sớm, ngửi có mùi thối khiến người bệnh buồn nôn. Khi bệnh ở giai đoạn này thường đau ít hơn dạng cấp tính, thường bị tắc mũi bên xoang bị bệnh. Có thể bị viêm thanh quản, viêm họng, tiêu chảy...do nuốt phải mủ, các biến chứng khác như viêm xoang sàng, xoang trán, áp xe hố mắt, viêm thị thần kinh, viêm tắc tĩnh mạch xoang, đau răng... Đối tượng dễ mắc viêm xoang hàm Tất cả mọi người đều có nguy cơ bị mắc viêm xoang hàm, nhưng theo thống kê những trường hợp bị viêm xoang hàm là do có bệnh lý ở răng miệng. Vì vậy, những đối tượng dưới đây thường có nguy cơ mắc viêm xoang hàm cao hơn so với người bình thường: Người bị sâu răng, nhiễm trùng răng miệng...nhưng việc điều trị chậm trễ hoặc điều trị không đúng khiến bệnh càng tổn thương trầm trọng, có nhiều mủ tại gốc răng. Những người thực hiện phẫu thuật ở khoang miệng hoặc đi nhổ răng, bác sĩ vô tình làm rơi dị vật vào trong xoang hàm Người bị sâu răng, nhiễm khuẩn ở răng hàm dễ dẫn tới lây lan làm viêm xoang hàm Bên cạnh đó, một số đối tượng sau cũng có nguy cơ cao mắc viêm xoang hàm như: Người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng Người có cấu trúc xoang hàm bị tổn thương, biến dạng do bẩm sinh hoặc do tình trạng chấn thương Người bị viêm mũi, nhiễm trùng sinh mủ, mủ tràn vào xoang dẫn tới viêm nhiễm >>> Triệu chứng bệnh viêm xoang thường gặp Biến chứng viêm xoang hàm gặp phải Viêm xoang hàm khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau và khó chịu. Bệnh diễn biến có thể khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng: Đau nhức ở vùng mắt, má và ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt, học tập và làm việc của người bệnh Chảy mủ thường xuyên gây tắc bên xoang bị bệnh Gây mất ngủ, suy nhược thần kinh Biến chứng của bệnh dẫn tới viêm xoang sàng, xoang trán, áp xe ổ mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang... Điều trị viêm xoang hàm như thế nào? Để điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất cần có sự phối hợp giữa răng hàm mặt và tai mũi họng. Điều trị cần kết hợp giữa điều trị toàn thân và tại chỗ với mục tiêu là giải quyết mủ tồn đọng trong xoang và nguồn gốc gây bệnh. Tốt nhất là quệt cấy tìm chủng vi khuẩn tham gia vào quá trình viêm xoang và loại kháng sinh thích hợp. Điều trị cần kết hợp giữa răng hàm mặt và tai mũi họng Trong trường hợp răng lạc chỗ, phương pháp duy nhất để điều trị là phẫu thuật xoang để loại bỏ răng Với những trường hợp răng lạc chỗ, phương pháp duy nhất là phẫu thuật xoang để loại bỏ răng. Người bệnh cần lưu ý, bệnh viêm xoang hàm mang nhiều yếu tố tiềm ẩn cần được chữa trị kịp thời, nhanh nhất nếu không muốn vùng viêm nhiễm bị nặng hơn gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Xem thêm:  Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm xoang

Triệu chứng nhận biết viêm xoang hàm

Viêm xoang hàm là một trong những bệnh lý về xoang thường gặp hiện nay. Các dấu hiệu của viêm xoang hàm nhận biết không khó, nếu phát hiện sớm và điều trị sẽ khắc phục tối đa các biến chứng mà bệnh gây ra. Cùng tìm hiểu cách nhận biết viêm xoang hàm qua các triệu chứng của bệnh. Viêm xoang hàm là gì? Xoang hàm chính là 2 hốc xoang nằm ở hai bên má và có hướng đổ về phái mũi. Bề mặt của hốc xương hàm có lớp niêm mạc với lông mao dầy đặc cùng với hệ thống dịch tiết với chức năng làm ấm và giữ độ ẩm cần thiết. Khi có các dị nguyên hoặc vi khuẩn tấn công, lớp niêm mạc có thể bị nhiễm trùng, sưng tấy, sinh mủ và dẫn tới tình trạng viêm xoang hàm phải hoặc trái hay có khi bị cả 2 lỗ xoang. Trường hợp này chỉ có niêm mạc bị tổn thương mà khung xương không bị ảnh hưởng gì. Mọi đối tượng đều có thể mắc viêm xoang hàm, nhưng có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc hơn. Cụ thể là những người có bệnh lý ở răng miệng: Bệnh phát triển từ viêm mũi dị ứng mãn tính Cấu trúc xoang hàm bị tổn thương, biến dạng. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc do bị chấn thương không mong muốn Tình trạng khoang mũi bị nhiễm trùng trong khi các biện pháp điều trị không hiệu quả dẫn tới các tổn thương nặng ở gốc răng Trường hợp phẫu thuật, nhổ răng các bác sĩ vô tình hoặc làm rơi dị vật vào trong khoang hàm Chóp của răng hàm nằm sát phần đáy của hốc xoang hàm. Do đó, phần răng hàm này bị sâu, nhiễm khuẩn dễ dàng lây lan tới xoang. Triệu chứng điểm hình của viêm xoang hàm Viêm xoang hàm được chia làm 3 dạng chính, mỗi dạng sẽ có những biểu hiện đặc trưng để phân biệt: 1. Viêm xoang hàm cấp tính Đây là thời kỳ phát triển đầu của bệnh, người bệnh thường khó chịu với những cơn đau buốt ở đầu kèm với sốt cao. Các đợt đau xuất hiện liên miên kèm theo các triệu chứng đau nhức ở phía hàm trên, hốc mắt lan tỏa ra thái dương và cả vùng trán. Viêm xoang hàm phải thì cơn đau nghiêng về bên phải mặt, còn hàm trái thì tình trạng đau nhiều bên còn lại Khi người bệnh có những hoạt động bình thường chẳng hạn như cúi đầu, gập người hoặc chạy nhảy mạnh càng khiến cho người bệnh cảm thấy đau hơn. Cả hàm bị buốt, bị đau ở mắt nếu ấn tay vào. Ban đầu dịch nhày loãng nhưng càng về sau càng đặc hơn và chuyển sang màu vàng, có mủ, mùi hôi thối. Triệu chứng của tình trạng cấp tính kéo dài tầm 6 tuần sau đó phát triển sang thể mạn. 2. Viêm xoang hàm mạn tính Tuy người bệnh không đau nhức như khi ở giai đoạn cấp tính nhưng ở giai đoạn này người bệnh gặp phải các tình trạng khác khó chịu không kém chính là tắc mũi. Cơ thể mệt mỏi, lúc bị chảy nước mũi mùi hôi màu vàng xanh, vùng trán thái dương rất đau, khiến tinh thần và thể chất ảnh hưởng không ít. Không thể xem nhẹ tình trạng bệnh ở giai đoạn này vì chúng có thể dẫn tới viêm đa xoang do dịch mủ bị tràn lan hoặc hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm thị thần kinh, viêm hệ thống tĩnh mạch tại xoang, đau buốt răng, hủy hoại răng... Xem thêm: Các dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm xoang 3. Viêm xoang hàm do bệnh lý ở răng Tình trạng sâu răng, viêm lợi, nhiễm trùng răng lợi khi mọc răng khôn...có thể là nguyên nhân gây nên viêm xoang hàm. Bệnh nhân cảm thấy toàn bộ vùng mặt nhất là 2 bên má đau dữ dội rồi lại âm ỉ, có mủ chảy ra khỏi mũi, có mùi hôi miệng. Để điều trị hiệu quả, trước tiên điều trị bệnh về răng miệng sau đó mới tìm biện pháp khắc phục chữa viêm xoang cho phù hợp. Một số vấn đề cần lưu ý: Trường hợp mủ đặc, thối, có màu bẩn đặc biệt là khi chỉ bị một bên cần nghĩ tới viêm xoang hàm do răng. Người bệnh cần khám răng hàm mặt để phát hiện ra sâu răng, viêm hay u chân răng... Nếu mủ đặc, lổn nhổn, có mảnh màu trắng có thể viêm xoang hàm do nấm. Nấm xoang không nhất thiết gây ngứa ở xoang, nếu chụp X-quang sẽ thấy trong xoang có các khối đặc không đều, bờ không đều, không nhẵn Tình trạng ngạt, tức mũi luôn gặp do: mủ ứ đọng trong hốc mũi, mủ chảy thường xuyên kích thích các cuốn mũi gây phù nề, mủ kích thích niêm mạc của khe giữa hình thành các khối polip ngày càng to che lấp hốc mũi Để phòng tránh viêm xoang hàm, cần điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng như về răng một cách triệt để, cần giữ gìn vệ sinh răng miệng và thường xuyên kiểm tra chúng. Nếu không được điều trị một cách dứt điểm viêm xoang hàm cũng để lại những biến chứng rất nguy hiểm. Giữ gìn răng miệng sạch sẽ là cách phòng tránh viêm xoang hàm hiệu quả Điều trị viêm xoang hàm Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào từng thể bệnh. Với người bệnh bị viêm xoang cấp cần dùng kháng sinh, sát khuẩn mũi. Nếu vài ngày vẫn còn viêm xoang thì cần chọc rửa xoang bằng dung dịch kháng sinh. Đối với viêm xoang mạn cần được nhổ răng nguyên nhân gây xoang, sau đó cần bơm rửa xoang qua đường mũi. Trường hợp nhiều lần bơm rửa mà bệnh vẫn không khỏi thì cần mổ nạo xoang triệt để. Dự phòng viêm xoang hàm, mọi người cần kiểm tra và điều trị có hệ thống những răng hàm trên bị tổn thương và nghi ngờ. Nếu người bệnh xoang bị hở khi nhổ răng cần phải điều trị kháng sinh bên cạnh đó cần tránh những động tác không cần thiết làm bệnh nặng hơn. Nếu một chân răng bị đẩy vào xoang, cần lấy ra ngay hoặc đục mổ xoang để lấy kết hợp với dùng kháng sinh. Nên đọc: Các phương pháp điều trị viêm xoang

Bệnh viêm xoang là gì

Bệnh viêm xoang là một bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến ở nước ta. Trong điều kiện hiện nay, khi môi trường ngày càng ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại ngày một nhiều lên, tỷ lệ người mắc bệnh viêm xoang cũng vì thế mà tăng lên đáng kể. Để phòng tránh cho bản thân và gia đình, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được điều đó. Xoang là gì? Khi nào bị viêm xoang? Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh mũi và thông với hốc mũi. Điều này giúp cho đầu chúng ta trở nên nhẹ nhàng và cử động dễ dàng hơn. Mặt trong xoang được lót bởi lớp niêm mạc liên tục với niêm mạc của hốc mũi, vì vậy chúng cũng có tác dụng làm ấm, làm ẩm và lọc không khí từ bên ngoài đi vào. Bên cạnh đó, xoang góp phần làm cho mỗi người trong chúng ta có một giọng nói riêng do thể tích và cấu trúc xoang khác biệt, không khí đi ra khi chúng ta nói va đập vào các thành xoang tạo nên những âm thanh đa dạng. Mỗi người trưởng thành có năm đôi xoang, được chia làm hai nhóm: nhóm xoang trước (gồm xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm) thông với mũi qua các lỗ ở phía trước, nhóm xoang sau (xoang sàng sau, xoang bướm) thông với mũi qua các lỗ ở phía sau trên. Bình thường, các lỗ của xoang thông thoáng, dịch do xoang tiết ra và không khí luôn có sự lưu thông. Khi những lỗ này bị tắc nghẽn, sự lưu thông bị ngừng trệ sẽ dẫn tới viêm xoang. Nếu bệnh chỉ diễn biến trong vòng bốn tuần thì được gọi là viêm xoang cấp tính. Khi kéo dài trên tám tuần hoặc lâu hơn, bệnh trở thành viêm xoang mạn tính. Nguyên nhân của viêm xoang Bạn đã biết khi các lỗ của xoang không thông sẽ dẫn tới viêm xoang. Do vậy, bất kỳ nguyên nhân nào khiến các lỗ này bị tắc nghẽn đều là nguyên nhân của viêm xoang dị ứng. Chúng có thể do: Các lỗ bị phù nề, viêm dính: Viêm nhiễm: nhiễm khuẩn đường mũi, họng (viêm mũi, viêm họng, viêm amidan,...), bệnh răng miệng (sâu răng. viêm lợi,...), virus (cúm,...), nhiễm nấm,.. Dị ứng: dị ứng phấn hoa, hóa chất, lông súc vật,... viêm xoang do dị ứng thường dễ trở thành mạn tính. Ô nhiễm môi trường: khói bụi, hóa chất,... vừa có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm, vừa có thể là tác nhân gây dị ứng. Tăng lượng dịch trong xoang: Niêm mạc xoang tiết quá nhiều dịch: trong viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc xoang, rối loạn nội tiết: tiểu đường, rối loạn nước và điện giải,... Chảy máu, tụ máu trong chấn thương. Cấu trúc lỗ xoang bất thường: do dị hình vách mũi, khe mũi, các khối u nhỏ trong xoang, hốc mũi,... Triệu chứng của viêm xoang Các triệu chứng có thể gặp: Đau nhức vùng mặt: đau thành từng cơn, thường đau nhiều hơn về sáng, vùng đau có thể là vùng má, trán, thái dương hai bên, lan lên đỉnh đầu hoặc xuống phía răng hàm trên. Chảy mũi: có thể ở một hoặc cả hai bên. Tùy vị trí xoang bị viêm, dịch có thể chảy xuống mũi phía trước (đối với nhóm xoang trước) hay xuống họng (viêm nhóm xoang sau). Do vậy, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, hay khụt khịt mũi hoặc ngứa họng, muốn khạc nhổ. Tính chất dịch thay đổi: ban đầu có thể loãng, sau đặc dần, màu trắng đục, vàng nhạt hoặc màu xanh, mùi tanh hoặc hôi,... phụ thuộc vào thời gian và mức độ của bệnh. Ngạt tắc mũi: một hoặc hai bên, nhưng thường gặp ở cả hai bên. Ngạt mũi tăng dần, khiến bệnh nhân thấy khó hít thở, có thể kèm ngửi kém. Tùy theo bệnh cấp tính hay mạn tính mà các triệu chứng có thể thay đổi. Trong viêm xoang cấp, biểu hiện đau vùng mặt là chính, ngoài ra có thể có thêm các triệu chứng khác: sốt, mệt mỏi, soi gương thấy có sưng nề vùng má hoặc nửa bên mặt. Khi bệnh đã kéo dài thành mạn tính, chảy mũi trở thảnh dấu hiệu nổi bật hơn, ít khi có đau mặt rõ rệt thành cơn mà thường chỉ nhức đầu, nhiều hơn về trưa và chiều, kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp mạn tính: ho khan, ngứa họng kéo dài,... Biến chứng bệnh gây ra Viêm xoang nếu không điều trị tốt có thể dẫn tới các biến chứng: Biến chứng mũi họng: viêm mũi họng mạn tính, thường do viêm xoang mạn tính gây nên. Biến chứng đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm phế quản, giãn phế quản,... Biến chứng ở tai: viêm tai giữa cấp. Biến chứng tại mắt: viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm túi lệ,... Viêm thận, viêm khớp,... Điều trị chứng viêm xoang Nguyên tắc điều trị: đảm bảo thông thoáng, dẫn lưu xoang tốt kết hợp với loại trừ nguyên nhân gây bệnh. Làm sạch và thông thoáng hốc mũi: xì mũi, rửa mũi, hút dịch và mủ, xông mũi bằng nước nóng, các tinh dầu bay hơi,... Sử dụng thuốc: thuốc chống viêm, co mạch, chống dị ứng, giảm đau, hạ sốt, kháng sinh,... Ngoại khoa: chọc rửa xoang, phẫu thuật,... Quá trình điều trị của người bệnh nên được bác sỹ kê và theo dõi. Bệnh nhân không nên tự ý mua và dùng thuốc tại nhà, nhất là đối với các thuốc chống viêm, đặc biệt có chứa corticoid. Điều trị cách dân gian Đa số người bệnh gặp phải viêm xoang dị ứng, bệnh do cơ địa dễ mẩn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để bệnh có thể ổn định lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp mang tính chất ổn định như giải mẫn cảm bằng thảo dược. Gần đây, y học Việt Nam đã thành công rực rỡ khi áp dụng phương pháp giải mẫn cảm bằng nụ hoa kinh giới, được sản xuất thành công trong sản phẩm Xoang Bách Phục – được hàng ngàn bệnh nhân áp dụng và cho kết quả rất khả quan. Nhiều người đã dứt được bệnh kéo dài hàng mấy chục năm trời. Điều thành công hơn nữa đó là nếu sử dụng theo đúng lộ trình khuyến cáo, người bệnh có thể phòng tránh tái phát trở lại rất tốt. Xoang Bách Phục – rất tốt cho bệnh viêm xoang Để tìm mua Xoang Bách Phục ở nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY Phòng bệnh viêm xoang hiệu quả Tránh các nguồn ô nhiễm (khói, bụi, hóa chất,...) bằng cách đeo khẩu trang. Tránh xa khỏi thuốc lá. Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ. Đối với những người có cơ địa dị ứng: tránh các tác nhân gây dị ứng: bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật, nấm mốc,..., liên hệ với bác sỹ điều trị ngay khi có triệu chứng. Thường xuyên vệ sinh mũi khi bị cúm, tiếp xúc khí lạnh. Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là đôi tay luôn sạch sẽ. Cần điều trị các tác nhân gây viêm mũi xoang: cúm, sởi, viêm amidan, nhổ răng sâu,... Ăn uống đủ chất, thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Giữ vệ sinh và tránh các tác nhân gây viêm xoang là điều cơ bản trong phòng bệnh. Khi có các dấu hiệu đau vùng mặt, chảy mũi, ngạt mũi kéo dài hay các dấu hiệu dị ứng, bạn nên tới các cơ sở y tế để có lời khuyên của bác sỹ. Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả Theo Bacsigiadinh

Viêm xoang hàm - Triệu chứng, điều trị

Bệnh viêm xoang hàm thường có các triệu chứng điển hình như chảy nước mũi màu vàng, vàng xanh, đôi khi lẫn máu trong dịch mũi, người bệnh thường bị đau nhức vùng má. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm xoang hàm hiệu quả. Nguyên nhân dẫn tới viêm xoang hàm Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm xoang hàm như sau: Tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc bị vẹo vách ngăn mũi Chấn thương, các tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động như làm gãy xương hàm trên, gãy nền sọ dưới hốc mắt... Bị sâu răng không chữa đúng kĩ thuật gây nên tình trạng nhiễm trùng gốc răng Dị vật rơi vào xoang hàm, do răng nhổ khó và bị dụng cụ đẩy rơi vào xoang hàm Xoang hàm dễ bị viêm do hốc mũi bị viêm, khi viêm xoang thì niêm mạc của xoang bị dầy lên nhiều dịch và chất nhày dẫn tới nhiễm trùng nặng hơn sẽ có mủ dầy đặc. Răng hàm trên từ răng hàm thứ 1 số 6 đến các răng 7 và 8 có chóp răng gần sát với đáy xoang, nên khi răng bị nhiễm trùng lâu ngày mà không chữa đúng phương pháp sẽ làm chóp răng nhiễm trùng và lan rộng lên trên xoang hàm gây bệnh viêm xoang Phân loại viêm xoang hàm Viêm mủ xoang hàm do răng Bệnh giống viêm xoang cấp như tình trạng đau mặt âm ỉ, người bệnh ngửi thấy mùi thối, chảy mủ từ lỗ mũi bên xoang bị bệnh. Niêm mạc xoang bị viêm và một thời gian sau xoang hàm có thể bị viêm mãn tính Viêm xoang hàm cấp Nguyên nhân gây nên thường do viêm quanh răng hàm có mủ, do viêm tủy răng hoạt thư hoặc do tai nạn nhổ răng đẩy chân răng nhiễm khuẩn vào xoang. Người bệnh thường có các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, mất ngủ, vật vã. Các cơn đau lan rộng cả hàm trên, mắt, thái dương và trán. Tình trạng đau tăng khi cử động mạnh hoặc khi người bệnh cúi đầu, đôi khi lan đến các răng hàm trên, người bệnh chạm vào răng thấy rất đau, ấn vùng dưới ổ mắt đau tăng hơn. Dịch chảy qua lỗ mũi bên bị bệnh, lúc đầu loãng sau trở thành nhày mủ, mủ có mùi thối. Viêm xoang hàm mãn Do nguyên nhân như viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp mạn tính hóa, ổ nhiễm khuẩn răng không được điều trị tốt... Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, chảy mủ màu vàng xanh bên bị bệnh, chảy nhiều vào buổi sáng sớm, ngửi thối làm cho người bệnh buồn nôn, đau ít hơn viêm xoang cấp, thường tắc mũi bên xoang bệnh. Dấu hiệu điển hình của viêm xoang hàm Làm sao để nhận biết bạn bị viêm xoang trán? Những dấu hiệu viêm xoang hàm dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết bệnh một cách chính xác: Đau nhức ở vùng má, toàn bộ vùng mặt Chảy dịch từ lỗ mũi bên xoang hàm bị viêm, lúc đầu dịch loãng chảy nhiều vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau một thời gian sẽ đặc lại và có mùi hôi Có xuất hiện mủ, mủ có màu xanh, nâu hoặc vàng...mủ có mùi tanh, hôi và khó chịu Hơi thở nặng mùi Sốt Chú ý: Nếu bị chảy mủ một bên mũi, người bệnh nên nghĩ ngay tới bệnh viêm xoang hàm do răng. Để xác định bệnh chính xác tốt nhất người bệnh nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám cụ thể. Đối tượng nào dễ mắc viêm xoang hàm? Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc viêm xoang hàm, nhưng theo thống kê đa số các trường hợp mắc viêm xoang hàm là do có bệnh lý ở răng miệng. Cụ thể: Người bị sâu răng, nhiễm trùng răng miệng...nhưng chậm trễ trong điều trị hoặc điều trị không đúng gây tổn thương trầm trọng, nhiều mủ tại gốc răng Người tiền sử sâu răng, viêm mũi dị ứng dễ bị viêm xoang hàm Người phẫu thuật ở khoang miệng hoặc đi nhổ răng, bác sĩ vô tình làm tổn thương hoặc rơi dị vật trong xoang hàm Người bị sâu răng hàm, nhiễm khuẩn ở răng hàm dễ dàng lây lan dẫn tới viêm xoang hàm Bên cạnh đó, các đối tượng có nguy cơ cao như: Những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng mãn tính Người có cấu trúc xoang hàm bị tổn thương hay biến dạng do bẩm sinh, hoặc chấn thương Người bị viêm mũi, nhiễm trùng sinh mủ, mủ tràn vào xoang hàm gây ra tình trạng viêm Hậu quả của bệnh viêm xoang hàm Khi bị mắc viêm xoang hàm người bệnh phải đối mặt với những tình trạng nguy hiểm như sau: Luôn cảm thấy đau nhức vùng mặt, má gây ảnh hưởng lớn tới đến đời sống, sinh hoạt, học tập, làm việc cũng như làm suy giảm trí nhớ Chảy mủ thường xuyên dẫn tới tắc bên xoang bị bệnh Hơi thở có mùi khiến người bệnh có cảm giác mất tự tin khi giao tiếp Người bệnh dễ mất ngủ, suy nhược thần kinh Biến chứng gây tình trạng viêm xoang sàng, xoang trán, áp xe ổ mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang... Phương pháp điều trị viêm xoang hàm Bệnh viêm xoang hàm hiện nay có nhiều phương pháp điều trị khác nhau: Phương pháp điều trị đông y, tây y, xông mũi, uống thuốc sắc, nhỏ mũi bằng thảo dược... Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm khác nhau với hiệu quả chưa được kiểm chứng rõ ràng. Để điều trị triệt để viêm xoang hàm cần có sự phối hợp giữa răng hàm mặt và tai mũi họng. Việc điều trị kết hợp điều trị toàn thân và tại chỗ nhằm mục tiêu giải quyết mủ tồn đọng trong xoang và nguồn gốc gây bệnh. Với những trường hợp răng lạc chỗ, phương pháp duy nhất là phẫu thuật xoang để loại bỏ răng. Lưu ý: Bệnh viêm xoang hàm mang rất nhiều yếu tố tiềm ẩn ,cần được chữa trị kịp thời nhanh nhất ,nếu không muốn vùng viêm nhiễm bị nặng hơn gây biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh.

Sổ mũi ở trẻ sơ sinh cần làm gì?

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn kém nên thường bị sổ mũi, nghẹt mũi khiến trẻ dễ quấy khóc. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi và hướng dẫn cách xử trí khi cha mẹ gặp phải tình trạng này của trẻ. Nguyên nhân gây sổ mũi ở trẻ sơ sinh Khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi khiến cho các bé thở khò khăn, cảm giác tắc mũi rất khó chịu khiến các bé thường xuyên quấy khóc. Các nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi thường gặp: Do dị ứng: Trẻ thường bị dị ứng do các tác nhân như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, mùi lạ...có thể gây ra sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng dị ứng thường đi kèm với các dấu hiệu khác như phát ban, hắt hơi, mẩn ngứa... Thời tiết chuyển lạnh: Thời tiết thay đổi đặc biệt là khi chuyển lạnh khiến trẻ chưa kịp thích nghi được nên gây sổ mũi, nghẹt mũi. Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi. Các dấu hiệu kèm theo như sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt. Cảm cúm: Gây sổ mũi, sốt run người, đau họng, chán ăn, chóng mặt... Có dị vật trong mũi: Với trẻ sơ sinh sinh ra thường có nước nhầy trong bào thai trong mũi, nếu hút không sạch cũng sẽ gây sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ. Bé bị sổ mũi thông thường các mẹ tự ý mua thuốc điều trị cho con để giảm ngay triệu chứng khó chịu. Nhưng hiện nay có nhiều loại thuốc không kê toa bày bán trên thị trường, khi chưa biết rõ nguyên nhân cha mẹ tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn. Vì vậy, cần đưa trẻ đi khám cụ thể. Tìm hiểu thêm: Nghẹt mũi ở trẻ em - Những thông tin hữu ích Một số cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh Phần lớn các bệnh liên quan tới nghẹt mũi, sổ mũi là các bệnh đường hô hấp do đó khi bé có các dấu hiệu sổ mũi, nghẹt mũi cha mẹ cần làm sạch bầu không khí xung quanh bé. Luôn giữ cho môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, kín gió vào mùa đông. Hạn chế thú nuôi như chó mèo chơi gần bé vì lông của những loài thú này có thể làm cho chứng nghẹt mũi, sổ mũi của bé nặng hơn thậm chí dẫn tới hen suyễn. Bên cạnh đó, các mẹ chú ý làm sạch mũi cho trẻ giúp mũi thông thoáng, dễ thở cũng như đào thải dịch nhầy giúp đào thải mầm bệnh. Dưới đây là một số phương pháp trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi Nước muối sinh lý thường được dùng để vệ sinh cho bé hàng ngày. Sau khi vệ sinh mũi xong hãy dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch còn lưu lại trong mũi của trẻ. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh như sau: Giữ trẻ năm nghiêng đầu sang 1 bên, đặt vòi phun chai nước muối sát vào vách lỗ mũi của bé Ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2 - 3 giây, mẹ có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại, lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra Nếu dịch mũi đặc sệt mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đơi khoảng 2 - 3 phút dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi. Cần rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh Lưu ý: Vệ sinh mũi cho trẻ trước khi ăn để tránh nôn trớ, cố gắng rửa khi trẻ còn thức vì khi mở miệng nước mũi không bị chảy vào họng. Hạn chế rửa mũi cho trẻ quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu viêm mũi. Nằm cao đầu khi ngủ Cách này sẽ giúp trẻ ngủ thoải mái hơn và bớt quấy khóc trong đêm. Ngủ cao đầu giúp nước mũi không chảy ngược vào trong mũi khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Khi đó, nước mũi sẽ chảy ra bên ngoài khiến bé dễ thở hơn. Xoa tinh dầu cho bé Mẹ có thể dùng tinh dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân cho bé khi bé bị sổ mũi. Kết hợp với xoa là day huyệt dũng tuyền rồi đeo tất giữ ấm cho trẻ. Hãy dùng dầu xoa lên vùng ngực và lưng cho trẻ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Đây là một trong những cách trị sổ mũi cho bé khá hiệu quả. Xoangbachphuc tổng hợp Có thể bạn quan tâm : Các dấu hiệu của bệnh viêm xoang cần biết

Loading...