Bệnh viêm xoang không chỉ xảy ra ở người lớn, bé yêu của bạn cũng có khả năng mắc bệnh nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Bài viết dưới đây xin chia sẻ với bạn một số biện pháp giúp phòng bệnh cho bé, đặc biệt trong mùa lạnh. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh có thể do các tác nhân sau gây nên: Viêm đường hô hấp trên: cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi,… kéo dài khiến virus, vi khuẩn có thể xâm nhập lên xoang và gây bệnh. Niêm mạc đường hô hấp sưng nề làm cản trở đường lưu thông của dịch xoang góp phần làm bệnh nặng thêm. Nhiễm trùng răng miệng: các mẹ nên lưu ý tình trạng sâu răng, viêm lợi,… của bé, đặc biệt với các răng hàm trên. Chúng có thể dẫn tới viêm xoang hàm. Dị ứng: bất kì tình trạng dị ứng nào cũng có khả năng gây viêm xoang , song dị ứng với các tác nhân tiếp xúc qua đường mũi: bụi, phấn hoa, lông súc vật,… dễ khiến bé mắc bệnh hơn. Vệ sinh kém: các bé nhỏ tuổi, hiếu động thường không có thói quen rửa tay, rửa mặt, hay dùng tay để ngoáy mũi khiến vi khuẩn, virus từ ngoài theo vào mũi, gây viêm mũi, viêm xoang. Môi trường ô nhiễm: khói, bụi, hóa chất độc hại khiến cho niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, tạo điều kiện cho mầm bệnh từ môi trường vào đường hô hấp, phát triển và gây bệnh. Tắm, bơi ở các bề bơi, khu vực có nguồn nước không đảm bảo cũng dễ khiến trẻ bị mắc bệnh. Sức đề kháng kém: khi bé yêu giảm sút sức đề kháng do các bệnh khác hay khi thay đổi thời tiết, đội quân bảo vệ bé bị suy giảm, các vi khuẩn, virus từ bên ngoài dễ dàng tấn công cơ thể bé làm bé dễ mắc bệnh. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi, bé dễ bị các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm xoang . Một số yếu tố khác: có các cấu trúc bất thường về mũi xoang: vẹo vách ngăn, khối u bướu nhỏ trong mũi,…: chấn thương, chảy máu vùng hàm mặt,… có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ. Cách phòng bệnh viêm xoang cho bé Để có thể phòng ngừa bệnh, các mẹ nhớ tránh cho bé các nguyên nhân cũng như yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng viêm xoang ở trẻ. - Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: hạn chế cho bé tới những nơi có nhiều khói, bụi, chất độc hại; cho bé đeo khẩu trang khi ra đường; môi trường sống xung quanh không nên có khói thuốc lá, trồng nhiều cây xanh,… Tránh để bé yêu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Nếu bé có tiền sử dị ứng, mẹ cần cẩn thận khi cho bé thử ăn các loại đồ ăn mới, cho bé ăn ít một để phát hiện sớm, tránh tình trạng dị ứng nặng lên. Khi trẻ có biểu hiện dị ứng, mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ, không tự ý dung thuốc tại nhà. Tập cho bé các thói quen vệ sinh tốt: rửa tay thường xuyên, lấy gỉ mũi hàng ngày bằng khăn ấm, ẩm, không ngoáy mũi,… Bảo vệ sức khỏe của trẻ, nhất là khi thời tiết thay đổi. Giữ cho trẻ luôn ấm áp trong mùa lạnh. Nếu nhà bạn dùng điều hòa, trong nhà nên có máy tạo độ ẩm hay đơn giản là một chậu nước trong nhà. Điều này giúp bé tránh bị khô niêm mạc đường hô hấp. Giữ môi trường sống của bé luôn sạch sẽ, nhất là trong phòng ngủ. Môi trường ẩm mốc, bụi bặm dễ khiến trẻ mắc các bệnh đường hô hấp. Nâng cao sức đề kháng của trẻ: bằng cách cùng bé tập thể dục, bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của bé các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C: rau xanh, cà chua, cà rốt, hoa quả chin,… Chúng sẽ giúp bảo vệ niêm mạc cũng như tăng sức đề kháng cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn uống các thức ăn, đồ uống quá lạnh: kem, nước ngọt có đá,… Nếu khi tắm hay đi bơi, bé bị nước chảy vào tai, mẹ nên cho bé nghiêng đầu để nước chảy ra bớt rồi dùng khăn khô hay tăm bong lau tai nhẹ nhàng cho bé. Nếu nước chảy vào mũi, mẹ chú ý cho bé xì mũi từng bên một, tránh làm hai bên cùng lúc, có thể khiến bé khó chịu hơn. Khi bé có các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên, nhiễm trùng răng miệng, mẹ cần điều trị triệt để cho bé, tránh để kéo dài dễ dẫn đến viêm xoang . Mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc mà không có chỉ định của bác sỹ, điều này có thể khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Giữ gìn vệ sinh và nâng cao sức khỏe là hai điều cơ bản và quan trọng nhất để mẹ phòng ngừa bệnh viêm xoang cho bé yêu. Bé khỏe mạnh là niềm vui và hạnh phúc lớn nhất không chỉ của bố mẹ mà còn của cả gia đình và xã hội. Xem thêm: Dấu hiệu bệnh viêm xoang Bài thuốc chữa viêm xoang Nguồn: Afamily
Viêm xoang
Chảy nước mũi - Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả
Chảy nước mũi là một hiện tượng thường gặp và phổ biến ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Tuy không có mấy ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tuy nhiên, tình trạng chảy nước mũi hoặc chảy nước mũi kéo dài có thể gây khó chịu cho mọi người. Chưa kể đến việc, nếu để lâu không điều trị dứt điểm, rất có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng, viêm phế quản... Do đó, việc tìm hiểu những thông tin cần thiết để điều trị dứt điểm trạng thái chảy nước mũi là điều cần thiết. Chảy nước mũi là gì Nước mũi (dịch mũi) là một loại dịch nhầy có màu trong suốt, có tác dụng như một tấm lọc, giúp ngăn cản các loại hạt không mong muốn trong không khí đi vào cơ thể qua đường mũi. Nước mũi là cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên, đôi khi cơ thể lại tiết ra quá nhiều dịch mũi khiến cho việc đối phó với chảy nước mũi trở nên phiền phức và dường như không có hồi kết. Nước mũi nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng, tình trạng chyar nước mũi kéo dài có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng và viêm phế quản..... Nguyên nhân gây chảy nước mũi Cấu tạo hốc mũi: Được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt được bao phủ thảm nhầy chức năng bảo vệ nhờ có tác dụng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn sau đó vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Cảm cúm: Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua mũi, dính vào các phân tử tế bào. Cơ thể sẽ giải phóng ra một chất hóa học gọi là cytokine gây viêm, chảy nước mũi. Khi bị cảm lạnh, chất nhầy thường rõ ràng và chảy nước Viêm xoang: Dấu hiệu của viêm xoang thường là sốt, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi, nước mũi màu vàng hoặc xanh . Ngoài ra, dịch nhầy có thể chảy xuống họng hoặc chảy ra ngoài. Dị ứng: Bạn cũng có thể bị chảy nước mũi nếu như tiếp xúc với chất kích thích. Thông thường, chất gây dị ứng sẽ làm mũi ngứa, sưng, khiến bạn hắt hơi và chảy nước mũi. Thức ăn cay: Đôi khi, chảy nước mũi là do kích thích thần kinh. Một số loại dây thần kinh trong khoang mũi có thể tăng sản xuất nhiều chất nhầy hơn. Và một số dây thần kinh có thể được kích hoạt là do các loại thức ăn cay. Capsaicin – chất cay trong quả ớt gây chảy nước mũi và đổ mồ hôi. Đây có thể là một phản ứng đẩy chất kích thích ra khỏi cơ thể. Polyp mũi: Polyp mũi là một trong những bệnh tai mũi họng phổ biến. Polyp mũi gây ra các triệu chứng giống như viêm mũi xoang như nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác,... Xử trí như thế nào khi chảy nước mũi? 1.Xử lý tại nhà: Nếu nước mũi màu trắng trong thì bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Khi nước mũi chuyển sang màu xanh thì người bệnh nên đến bác sĩ tai mũi họng để xác định chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh và giúp cho người bệnh dùng thuốc an toàn. 2.Tìm đến bác sĩ Khi bạn có dấu hiệu bị viêm nhiễm: Nếu bạn đang gặp rắc rối với nước mũi và nghẹt mũi, rất có thể là do các vi khuẩn đã phát triển và làm tắc xoang mũi, dẫn đến viêm xoang. Xoang áp, nghẹt mũi, đau hoặc đau đầu kéo dài quá 7 ngày. Nếu bị sốt, bạn có thể đã bị viêm xoang. Uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bác sĩ khám và rút ra kết luận bạn bị viêm xoang do vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn. Hãy nhớ uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được kê. Thậm chí nếu bạn cảm thấy khá hơn rất nhanh chỉ sau 1-2 lần uống thuốc, hãy uống đủ liều như chỉ định của bác sĩ. Việc không uống kháng sinh đủ liều có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Ngoài ra, uống thuốc đủ liều cũng có lợi cho bạn vì rất có thể vi khuẩn vẫn còn trong xoang mũi. Hãy cẩn thận vì có một số bác sĩ sẵn sàng kê thuốc kháng sinh cho bạn trước khi có kết quả xét nghiệm chính xác về nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm. Bạn nên hỏi bác sĩ về quy trình cần thực hiện để đảm bảo việc kê kháng sinh là phù hợp. Nếu các dấu hiệu bệnh không giảm ngay cả sau khi bạn đã uống đủ liều thuốc được kê, hãy thông báo cho bác sĩ. Bạn có thể sẽ phải dùng một liều kháng sinh khác. Thảo luận với bác sĩ về các xét nghiệm dị ứng hoặc các biện pháp phòng ngừa khác nếu bạn thường xuyên bị chảy nước mũi. Khám và xét nghiệm nếu cần Nếu bạn tiếp tục bị viêm mũi hoặc chảy nước mũi kéo dài, hãy trao đổi với bác sĩ. Bạn có thể sẽ cần thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác định liệu bạn có bị dị ứng với thứ gì đó tại nhà hoặc nơi làm việc hay không. Hơn nữa, bạn có thể bị polyp mũi (khối u) hoặc các thay đổi khác về mặt cấu trúc ở khoang mũi, khiến tình trạng càng tồi tệ hơn. Xin tư vấn từ bác sĩ Các bất thường khác có thể là biến dạng vách ngăn hoặc sùi vòm họng, tuy nhiên, những bất thường này thường không gây tiết nhiều nước mũi. Tổn thương ở mũi hoặc khu vực xung quanh cũng có thể gây ra bất thường về cấu trúc, và đôi khi có triệu chứng liên quan như tiết nhiều nước mũi. Polyp lớn hơn có thể làm tắc nghẽn đường đi của không khí qua xoang mũi, gây kích ứng, khiến nước mũi tiết ra nhiều hơn. Xem chi tiết: Chảy nước mũi và cách điều trị hiệu quả Cách giúp trẻ chống chảy nước mũi Trẻ nhỏ là độ tuổi rất dễ gặp phải hiện tượng chảy nước mũi. Nếu không điều trị dứt điểm, có thể để lại những chứng bệnh mãn tính về sau cho trẻ. Các bạn có thể tham khảo cách nhỏ mũi cho bé như sau để hạn chế tối đa việc trẻ bị chảy nước mũi. Để bé nằm ngữa, đầu ngữa nhẹ ra sau. Nhỏ nước muối sinh lý ấm vào mỗi mũi. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2 đến 3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4 đến 5 giọt. Để khoảng 30 giây đề nước thấm vào làm loãng đàm nhớt trong hốc mũi. Làm sạch hốc mũi: Trẻ lớn xì mũi vào khăn sạch, trẻ nhỏ không xì mũi được dùng bóng hút đàm nhớt trong mũi Rửa bóng hút mũi: bóp mạnh bóng hút mũi để đàm nhớt trong bóng xì vào cái khăn hoặc miếng giấy. Sau khi hút hết cả hai hốc mũi bóng hút được làm sạch bằng cách hút xả nhiều lần dưới vòi nước. Có thể thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi ngày 4 lần cho đến khi các bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi. Nếu tình trạng tiết nước mũi nhiều bạn cũng có thể thực hiện cho bé nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, bạn có thê tham khảo thêm nội dung về cách chữa chảy nước mũi của Xoang Bách Phục để có thêm cho mình những thông tin bổ ích khác. Mẹo chữa chảy nước mũi Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu giúp chúng ta ngăn chặn tình trạng chảy nước mũi: 1. Rửa mũi bằng nước muối Nước mũi đọng lại thành chất keo gây nên chứng sổ mũi. Do đó, nếu bạn rửa bằng nước muối thì có thể giúp cải thiện tình trạng này. Cách pha như sau: Hãy pha nửa thìa cà phê muối vào 1/4 lít nước (tương đương với khoảng 2/3 lon bia). Có thể dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết, sau đó cho nước muối vào đổ, ngửa mặt lên cho nước muối có thể chảy vào mũi. Tiếp đó xịt nước muối vào mũi; trong lúc xịt, nhớ hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn. Bạn hoàn toàn yên tâm vì khi pha nước muối ở nồng độ trên gần bằng nồng độ muối trong cơ thể nên sẽ không tạo cảm giác khó chịu. Mỗi lần rửa mũi, nên xịt chừng vài ba lần, sẽ thấy có hiệu quả. Xem thêm: Clip hướng dẫn rửa mũi cho bé 2. Súc miệng nước muối Với nồng độ như trên, ngậm một ngụm vào miệng, ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng. Nước muối vào cổ họng có công dụng rửa bộ phận phát âm trong đó. Khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước muối bị tống ngược lên mũi và rửa cho mũi sạch hơn. 3. Uống nhiều nước Uống nước có thể giúp trôi đi một số đờm còn đọng lại trong cổ họng giúp bạn cảm thấy đỡ khó chịu hơn. Nếu uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Cũng có thể pha them đường hoặc mật nếu không thích vị chua của chanh. 4. Kiêng ăn cay Các chất cay như tiêu, ớt, mù tat... kích thích chảy nước mũi nhiều hơn. Do đó bạn nên hạn chế ăn cay để giảm bớt tình trạng trên. 5. Đừng uống sữa Khi bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, không nên uống sữa bò vì nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩn này sống mạnh, sống lâu và sinh sản mau lẹ hơn. Trong sữa bò có rất nhiều chất lactose, một loại đường được các vi khuẩn rất ưa thích. Vì vậy, bạn nên hạn chế hấp thụ các sản phẩm từ sữa. 6. Máy phun hơi ẩm Khi trời khô, chúng ta phải hít vào không khí quá khô ráo và việc này thường dẫn đến chứng sổ mũi hay nghẹt mũi. Tốt nhất là trong phòng ngủ nên có một máy phun hơi ẩm sẽ giúp không khí đủ độ ẩm và cảm thấy dễ chịu hơn. 7. Bài thuốc dân gian chữa chảy nước mũi kéo dài Nếu nước mũi chảy nhiều, kéo dài không dứt thì có thể là dấu hiệu bạn bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang, bệnh do cơ địa dễ mẫn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để có thể ổn định bệnh một cách lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp dân giản giúp giải mẫn cảm bằng thảo dược. Nụ hoa kinh giới - giúp giảm mẫn cảm cho người viêm mũi dị ứng Xoang Bách Phục – Lối thoát diệu kỳ cho bệnh viêm mũi xoang dị ứng Xoang Bách Phục – đứng đầu về tác dụng với bệnh viêm mũi xoang dị ứng Bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng vốn khởi phát bệnh là do yếu tố cơ địa của người bệnh quá mẩn cảm với các yếu tố dị nguyên như: khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo, thời tiết lạnh,…..Nắm được điểm này, các chuyên gia của Xoang Bách Phục đã linh hoạt trong việc sử dụng thành phần chính là NỤ HOA KINH GIỚI (có tác dụng chống nguy cơ dị ứng mạnh hơn cả cây kinh giới) giúp làm giảm mẫn cảm nhanh chóng và bền vững, không tác dụng phụ Muốn bệnh ổn định, không tái phát thì người bệnh cần phải đảm bảo: Làm GIẢM MẪN CẢM cho cơ địa + TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH của cơ thể để hạn chế sự ảnh hưởng của dị nguyên đối với người bệnh. Điều mà Xoang Bách Phục luôn khác biệt so với sản phẩm khác về xoang mũi, đó là hết hợp hoạt chất ImmuneGamma (được sản xuất độc quyền theo công nghệ Mỹ) giúp tăng cường miễn dịch mạnh mẽ, nên sẽ cải thiện rõ rệt sức đề kháng cho người bệnh Ngoài các tác dụng lâu dài, các thảo dược khác như Gai bồ kết, hoắc hương, kim ngân hoa sẽ giúp tăng cường đào thải các dịch mũi ứ đọng ở tận cùng bên trong các hốc mũi xoang, mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho người bệnh chỉ sau ít ngày sử dụng. Có thể nói, với ba tác động: GIẢM MẪN CẢM – TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH – TĂNG ĐÀO THẢI DỊCH NHẦY, Xoang Bách Phục tự hào mang đến lối thoát diệu kì cho người bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng Để mua đúng Xoang Bách Phục tại nhà thuốc hãy xem TẠI ĐÂY Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng – vui lòng gọi về tổng đài 18001014 (miễn phí cước gọi) để được giải đáp thắc mắc
Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị nghẹt mũi
Mỗi khi thời tiết thay đổi, triệu chứng nghẹt mũi thường xuất hiện kéo theo những phiền toái cho chúng ta. Nghẹt mũi tưởng chừng như là một chứng bệnh đơn giản, phổ biến. Tuy nhiên, nếu như không điều trị kịp thời, nghẹt mũi có thể trở thành một chứng bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc và cuộc sống của chúng ta. Do đó, bài viết Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị nghẹt mũi của Xoang Bách Phục sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về chứng bệnh này. Nghẹt mũi và những tác hại Hốc mũi được cấu tạo như một căn phòng có cửa trước, cửa sau và vách nhăn, vách này chia hốc mũi thành hai nửa đều nhau. Bên trong mũi gồ ghề do các xương cuốn mũi bám vào thành ngoài hốc mũi đầy lồi lên. Lớp niêm mạc lót phía bên trong hốc mũi chứa nhiều mạch máu, hệ thống lông chuyển, niêm mạc xương cuốn dưới và giữa có nhiều xoang mạch. Lớp niêm mạc này giúp cho mũi có chức năng lọc sạch, làm ấm, làm ẩm không khí. Không khí khô, lạnh, không sạch khi đi vào mũi sẽ trở nên ấm áp, ẩm ướt, bụi bẩn được giữ lại nên sạch sẽ hơn, tránh gây tổn thương đường hô hấp trên và phổi. Nghẹt mũi là hiện tượng một hay cả hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít, làm cho người bệnh không thể thở ra dễ dàng. Khi ấy, việc thở bằng miệng khiến cho không khí vẫn còn bụi bẩn, khô và lạnh, dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây nên viêm họng, viêm thanh quản, khí phế quản và phổi. Miệng phải tiếp xúc với không khí đi ra đi vào sẽ bị khô, mất nước, gây khó chịu. Nghẹt mũi còn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, không những khiến người bệnh ngủ không sâu giấc, dễ mất ngủ mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh do tiếng thở khò khè của bệnh nhân. Một số trường hợp tắc mũi gây ù tai, giảm khả năng nghe do viêm phù nề và mủ đọng, làm tắc nghén đường thông giữa mũi và tai. Viêm nhiễm ở mũi lâu dài cũng có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt,... Nghẹt mũi mạn tính kéo dài có thể gây biến dạng khuôn mặt, hình thể như: hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp,... Thiếu không khí thường xuyên do hít thở khó khăn khiến bệnh nhan trở nên chậm chạp, kém linh hoạt, nhức đầu và khó tập trung, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Nghẹt mũi cấp tính thường chỉ kéo dài khoảng vài ba ngày đến một tuần. Khi người bệnh bị nghẹt mũi kéo dài quá lâu, trên 3 tuần lễ thì bệnh đã trở thành mạn tính. Nguyên nhân gây nghẹt mũi Nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân: Dị ứng: những tác nhân gây ra dị ứng:bụi bẩn, lông thú cưng, nấm mốc, vi trùng, vi khuẩn, phấn hoa… trôi nổi trong không khí hoặc bám vào các vật dụng xung quanh bạn mà mắt thường khó nhìn thấy được. Khi bạn bị dị ứng, mũi sẽ sinh ra phản xạ tự nhiên là ngứa ngáy, hắt hơi và tiết dịch nhầy. Dịch nhầy này chính là nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi kéo dài. Cảm lạnh Cảm lạnh thường đi kèm với các dấu hiệu như đau đầu, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi… Mặc dù không phải là một chứng bệnh quá nguy hiểm nhưng nghẹt mũi do cảm lạnh ít nhiều cũng sẽ gây khó chịu và bất tiện trong quá trình sinh hoạt cũng như nghỉ ngơi hằng ngày của bạn. Stress Nhiều khi, chứng nghẹt mũi là hệ quả của stress kéo dài. Căng thẳng kéo dài có thể gây ra những thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể, gián tiếp khiến các mạch máu trong mũi phình to hơn, chèn ép mũi và gây khó thở. Do dị tật bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ sơ sinh do có một lớp màng hay mảnh xương bít kín cửa sau của mũi, khiến trẻ không thở được. Do phạn xả thở bằng miệng chưa hoàn thiện nên nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong do suy hô hấp. Viêm nhiễm: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng... nghẹt mũi có thể là triệu chứng để nhận biết những bệnh này. Một số nguyên nhân khác như: Khối u lành tính hay ác tính, polyp cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nghẹt mũi. Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: thường do trẻ nhỏ tự nhét vào mũi các đồ vật như hạt lạc, sáp màu, cúc áo,... Rối loạn cảm giác ở mũi: bệnh nhân bị mất cảm giác tại mũi thường cảm thấy nghẹt mũi dù đường thở vẫn thông thoáng. Rối loạn nội tiết: thường xảy ra ở phụ nữ có thai. >> Xem chi tiết hơn:Nguyên nhân gây chứng nghẹt mũi Biến chứng thường gặp khi nghẹt mũi kéo dài Biến chứng ở mắt Nghẹt mũi nguyên nhân do viêm xoang mãn hoặc viêm mũi dị ứng lâu ngày gây ra mà không được hỗ trợ kịp thời, dễ dẫn đến viêm nhiễm. Từ đó, vi khuẩn sẽ lây lan sang những bộ phận khác dẫn đến viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm bờ mi…Với trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra biến chứng viêm thần kinh mắt, dẫn đến mù lòa. Biến chứng ở đường thở Thông thường, nghẹt mũi sẽ khiến người bệnh khó thở hơn và phải thở bằng miệng, từ đó dễ dẫn đến khô họng, vướng họng, cũng như không khí trong họng không được làm sạch gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản mãn tính…Đây cũng là một trong những lý do gây viêm tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến tình trạng điếc mũi – mất khứu giác hay hen suyễn.. Biến chứng lên nội sọ Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất đến tính mạng người bệnh. Tình trạng thường gặp nhất là: apxe não, viêm não, thiếu oxy lúc ngủ dẫn đến nhồi máu, viêm tắc tĩnh mạch xoang, thậm chí là đột tử. Điều trị nghẹt mũi bằng phương pháp dân gian Trà gừng Gừng nóng vig cay nồng, Dân gian cho rằng chất cay nồng trong gừng có thể rất hiệu quả trong việc làm giảm chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi. Bạn có thể thái lát gừng, đập dập pha nước ấm giúp giảm triệu chứng đau rát cổ và điều trị chứng ngạt mũi rất tốt. Hoặc bạn có thể nhai trực tiếp miếng gừng cũng đem lại hiệu quả cao Súc miệng nước muối khoáng Súc miệng với nước muối khoáng chính là một trong những biện pháp khắc phục chứng chảy dịch mũi sau tại gia dễ dàng và rẻ tiền nhất. Phương pháp làm khá đơn giản, bạn chỉ cần cho một chút muối pha loãng với nước ấm và súc miệng, bạn sẽ thấy được hiệu quả thần kì của nước muối trong việc đánh tan dịch nhầy ở cổ họng và làm dịu cơn ho. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy súc miệng với nước muối loãng ấm một vài lần trong ngày. Xông hơi Đây cũng là một mẹo đơn giản trị hội chứng chảy dịch nước mũi sau. Khi hít sâu một làn hơi ấm nóng, lượng chất nhầy trong mũi sẽ giảm thiểu đi đáng kể. Hãy lấy một bát nước sôi, lấy một cái khăn trùm kín đầu của bạn và bát nước. Sau đó hít thở hơi nóng ít nhất 10 phút. Bạn có thể thêm một số loại tinh dầu tự nhiên để thư giãn hơn. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi hoàn toàn bình phục. Xông tinh dầu thảo dược Như đã đề cập, bổ sung thêm các loại thảo mộc có thể giúp tình trạng nghẹt mũi hết hẳn. Nhỏ một vài giọt tinh dầu với nước ấm và hà hít trong khoảng 20 phút. Chanh Với hàm lượng vitamin C cao, chanh là một sự lựa chọn lý tưởng trong việc điều trị chứng chảy dịch nước mũi sau. Không chỉ làm giảm dịch nhầy, chanh còn giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể để chống lại nhiễm trùng Hãy vắt nước cốt của nửa quả chanh cho vào một ly nước ấm. Bạn có thể thêm mật ong để cải thiện hương vị. Bạn nên tiêu thụ nó vào buổi sáng và vài lần trong ngày. Lá húng quế Vào buổi sáng, bạn có thể nhai vài lá húng quế hoặc cho lá húng quế vào một cốc nước ấm và uống như trà. >> Chảy nước mũi, nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả Phòng ngừa nghẹt mũi Đeo khẩu trang trước khi ra đường hoặc làm công việc gặp nhiều bụi, hoặc vào mùa lạnh giữ ấm mũi tránh hít phải khí lạnh Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá... Vệ sinh phòng ngủ, chăn màn sạch sẽ tránh bụi nấm mốc và vi khuẩn Tránh hít luồng không khí lạnh, khô. Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, hoặc khi ngồi làm việc. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm. Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài. Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước muối biển. Tránh stress, bởi khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm khuẩn, trong đó mũi xoang dễ bị nhiễm nhất vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể Nên xem: Tắc mũi, nguyên nhân và điều trị phòng tránh Điều trị nghẹt mũi do viêm xoang mũi dị ứng Đa số người bệnh gặp phải viêm xoang dị ứng, bệnh do cơ địa dễ mẩn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để bệnh có thể ổn định lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp mang tính chất ổn định như giải mẫn cảm bằng nụ hoa kinh giới Nụ hoa kinh giới – rất tốt cho bệnh viêm xoang Để tìm mua sản phẩm từ nụ hoa kinh giới, hãy xem TẠI ĐÂY
Những biến chứng nguy hiểm của viêm xoang
Đau nhức vùng mặt, sổ mũi, ngạt tắc mũi là những triệu chứng điển hình, gây khó chịu nhất cho người mắc bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài mà không được chữa trị, người bệnh có thể bị các biến chứng nguy hiểm và đáng ngại hơn nhiều. Những biến chứng nguy hiểm của viêm xoang Biến chứng tại đường hô hấp Viêm xoang mạn tính làm cho tình trạng ứ dịch, mủ thường xuyên diễn ra. Chúng ứ lại trong mũi gây ngạt tắc mũi kéo dài, người bệnh không thể thở bằng mũi mà phải qua đường miệng. Khi đó, không khí không được làm ấm, làm ẩm và lọc bụi nên chúng nhanh chóng gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Bên cạnh đó, việc dịch mủ thường xuyên chảy xuống họng làm nặng thêm những tổn thương đó, gây nên viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản mạn tính,... Các bệnh đường hô hấp này cùng với viêm xoang gây ra các triệu chứng: đau đầu, ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau họng, ho, sốt,... kéo dài làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh. Bạn tưởng tượng nếu bạn đang có một buổi gặp quan trọng với đối tác chẳng hạn, vậy mà trong suốt buổi nói chuyện, bạn cứ ho rồi hắt hơi liên tục, nhiều khi bạn chẳng nghe được đối tác nói gì, liệu họ có còn muốn tiếp tục hợp tác với bạn không? Hoặc bạn là một giáo viên đang đứng lớp hay một cô phát thanh viên xinh đẹp, bệnh viêm xoang bấy lâu bỗng kéo theo viêm thanh quản, thậm chí là u lành ở thanh quản, giọng nói của bạn bất chợt trở nên khàn đặc, nói không rõ tiếng, liệu bạn có thể tiếp tục được công việc mình đang làm không? Đó là những hệ lụy mà những biến chứng của viêm xoang mang lại. Lâu dài, bệnh còn có thể dẫn tới viêm đường hô hấp dưới, gây nên viêm phế quản, giãn phế quản,... Khi đó, người bệnh không chỉ ho, sổ mũi mà tình trạng nặng hơn, có thể ho đờm nhiều, khó thở, đau ngực,... Việc điều trị trở nên tốn kém và khó khăn hơn. Biến chứng ở mắt Viêm ổ mắt: ổ mắt được bao quanh bởi các xoang và ngăn cách với chúng bằng lớp xương mỏng nên rất dễ bị nhiễm bệnh từ xoang lan vào. Biến chứng viêm ổ mắt thường xuất hiện đột ngột, người bệnh thấy sổ mũi, ngạt mũi, nhức đầu, sau đó thấy mi mắt sưng, nhãn cầu lồi ra ngoài và đau mắt. Khi được điều trị nội khoa, các triệu chứng sẽ hết. Áp xe mí mắt: thường do đợt viêm cấp của viêm xoang mạn tính. Có thể xảy ra ở mí mắt trên (viêm xoang trán, xoang sàng) hoặc mí dưới (xoang hàm). Mi mắt trở nên sưng to, nóng, đỏ, đau. Rãnh giữa mi mắt và ổ mắt đầy lên. Màng tiếp hợp viêm đỏ, nề, nhưng nhãn cầu vẫn di động bình thường. Khoảng 5 ngày sau, túi mủ sẽ vỡ ở một phần ba trong của mi mắt. Viêm túi lệ: da vùng góc trong của mắt sưng đỏ, lan tới mí mắt và màng tiếp hợp. Người bệnh bị sốt và đau nhức vùng mắt, rất khó chịu. Vài ngày sau ở đó hình thành ổ áp xe rồi vỡ ra. Nếu không được điều trị, bệnh trở thành viêm túi lệ mạn tính. Viêm tấy ổ mắt: là tình trạng viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Mi mắt trở nên sưng húp, màng tiếp hợp sưng phù, đôi khi đỏ bầm, phình ra ngoài mi mắt. Nhãn cầu bị đẩy lồi ra và không di động. Bệnh nhân thấy đau nhói trong ổ mắt, thì lực giảm sút nhanh, đồng tử giãn, mất cảm giác giác mạc. Viêm tấy ổ mắt nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề hơn. Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: bệnh có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân do viêm xoang sau (viêm xoang sàng sau, xoang bướm). Trong viêm xoang cấp tính, thị lực bệnh nhân giảm rất nhanh nhưng sau vài tuần tự hồi phục. Trường hợp viêm xoang mạn tính, cả hai mắt đều nhìn mờ ở các mức độ khác nhau. Người bệnh cảm thấy sợ ánh sáng, trước mắt như luôn có màn sương che phủ, không phân biệt được màu sắc rõ ràng. Cả thị lực và thị trường (vùng nhìn thấy) đều giảm sút. Biến chứng ở tai Tai thông với khoang mũi qua ống vòi tai, do vậy khi có tình trạng viêm, ứ mủ trong mũi, bệnh có thể lan tới tai theo ống này. Bệnh thường gặp là viêm tai giữa, đặc biệt hay gặp ở trẻ em do ống vòi tai của trẻ ngắn, lại nằm ngang hơn nên dịch, mủ dễ chảy vào. Nếu không được phát hiện và điều trị có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, gây ra điếc. Viêm xoang không được chữa dứt điểm có thể gây ra điếc - Ảnh minh họa Biến chứng về mạch máu Viêm xoang có thể gây viêm tắc các mạch máu. Tùy theo mạch máu nào bị viêm mà có thể dẫn tới các bẹnh với các triệu chứng khác nhau. Viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ gây viêm cốt tủy. Bệnh bắt đầu từ xương trán sau lan ra các xương thái dương, xương đỉnh,... Người bệnh thấy đau nhức ở xương trán, sau sưng tấy vùng xương trán và hình thành áp xe mũi. Khi viêm tắc tĩnh mạch hang, bệnh diễn biến đột ngột một cách ồ ạt. Bệnh nhân có sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp phù nề, đỏ bầm. Nhãn cầu lồi ra phía trước, di động ít nên khả năng nhìn hạn chế. Tiên lượng bệnh nhân rất nặng. Biến chứng nội sọ Có thể gây ra do não tiếp xúc với thương tổn xương, mạch máu – hậu quả của viêm xoang lâu dài. Thường gặp các trường hợp như viêm màng não, mủ tích tụ dưới màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch dọc trên và tắc tĩnh mạch xoang hang, áp-xe ngoài màng cứng và áp-xe não. Bệnh nhân có các biểu hiện: nhức đầu, sốt cao, sợ ánh sáng, buồn nôn, tinh thần mệt mỏi và cổ bị cứng. Tuy nhiên, nếu chỉ tổn thương ở thùy trán thì các biểu hiện này rất khó để nhận biết. Một số món ăn tốt cho người bị viêm xoang Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, khi phát hiện mình bị viêm xoang , bạn nên điều trị sớm và triệt để. Bên cạnh việc chữa bệnh bằng thuốc tây y, đông y, bạn có thể thay đổi chút ít chế độ ăn để nâng cao hiệu quả chữa trị. Dưới đây là một số món ăn đơn giản bạn có thể tham khảo. Canh gừng: lấy 10g gừng sấy khô và 20g cam thảo nước đem sắc nước uống, mỗi ngày một thang, chia làm hai bữa sáng và tối. Canh có tính ấm trợ dương, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Canh táo đỏ: lấy 10 quả táo đỏ đem nấu nước uống, mỗi ngày 3 lần, có tác dụng bổ dưỡng phế âm, thông mũi. Đậu đao xào: dùng đậu đao già, sấy khô bằng lửa nhỏ, sau đem thái nhỏ, bỏ vào trong nồi, cho một chút rượu (không cho muối), xào một lúc là được. Món ăn này cso tác dụng tốt trong phòng và điều trị viêm xoang , viêm mũi dị ứng. Canh mướp nấu thịt: mướp rửa sạch, cắt đoạn, thịt nạc thái miếng mỏng đem nấu canh để dùng lúc nóng khi mắc bệnh. Bệnh viêm xoang kéo dài không những làm ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh mà còn dẫn tới những hiểm họa khó lường. Do vậy, nếu bạn đã bị mắc bệnh, đừng chủ quan mà nên tới gặp bác sỹ để điều trị triệt để. Ngoài ra bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh kết hợp với chế độ ăn hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh này. Bài viết bổ sung thông tin: Tìm hiểu bệnh viêm xoang cấp Bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả Xoangbachphuc.vn
Phân biệt giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm xoang và bệnh viêm mũi dị ứng là hai dạng bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, không ít người bị nhầm lẫn giữa 2 loại bệnh này. Bài viết sau đây của Xoang Bách Phục sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân biệt được viêm xoang và viêm mũi. Dễ nhầm lẫn giữa viêm xoang và viêm mũi dị ứng Mùa xuân là mùa hoa nở. Vào thời điểm này, nhiều người thường cảm thấy hay bị ngạt mũi, đau mặt, mệt mỏi và khó thở, khó ngửi. Thông thường, mọi người hay cho rằng đó là do mũi bị viêm, vì tác động của phấn hoa trong không khí nên gây ra hiện tượng đó. Tuy nhiên, đó lại là những biểu hiện của bệnh viêm xoang dị ứng. Đây là sự hiểu lầm thường thấy nhất, đặc biệt là ở những ai mắc bệnh nhưng chưa đến gặp bác sỹ để khám và điều trị. Bên cạnh đó, việc nhầm lẫn giữa cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi cũng khá phổ biến. Do là những triệu chứng thông thường như sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, mệt mỏi… nên nhiều người tưởng nhầm rằng mình bị cúm, cảm lạnh mà bỏ qua việc điều trị viêm xoang, viêm mũi dẫn đến bị mắc bệnh mãn tính. Các triệu chứng này khi ở thể mãn tính sẽ trở nên rất phiền toái trong cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc phân biệt viêm xoang và viêm mũi để có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả là điều cần thiết. Phân biệt viêm xoang và viêm mũi dị ứng Viêm xoang và viêm mũi dị ứng giống nhau: Cả viêm mũi dị ứng và viêm xoang đều phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người: Sức đề kháng kém, chức năng gan yếu, có dị hình như gai, lệch vách ngăn… rất dễ mắc viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính. Viêm mũi dị ứng Thực ra, viêm mũi dị ứng là một dạng phản ứng miễn dịch của mũi trước các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài. Các tác nhân này có thể kể đến như thời tiết, phấn hoa, bụi bẩn, lông thú vật, nấm mốc, các mùi lạ. Các tác nhân này sẽ tác động tới cơ thể người qua một số đường như hít thở, ăn uống hoặc qua da. Do đó, bệnh viêm mũi dị ứng hình thành không phải do bị tổn thương như viêm xoang mà là do sự thích nghi của cơ địa mỗi người với các tác nhân gây bệnh. Cùng một tác nhân nhưng sẽ có người mắc viêm mũi và có người không. Một số triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường gặp là: Ngứa mũi Hắt hơi liên tục thành tràng dài, không thể kiểm soát được (với người viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ hắt hơi rất nhiều khi gặp lạnh, có thể vào buổi sáng hoặc khi thời tiết thay đổi). Khi hắt hơi nhiều thì sẽ kéo theo cảm giác đau đầu do các cơ phải co thắt. Chảy nước mũi: Người bệnh bị chảy cả 2 bên, dịch màu trong suốt, không có mùi. Ngạt mũi: Có khi ngạt từng bên, có khi ngạt cả 2 bên, người bệnh phải thở bằng miệng. Chụp X-quang cũng không cho hình ảnh rõ rệt ( khác với bệnh viêm xoang mãn tính sẽ cho thấy các hốc xoang chứa mủ ). Bệnh viêm xoang Viêm xoang là một bệnh do bị tổn thương tại các hốc xoang trên mặt người. Bệnh viêm xoang gây nên hiện tượng tấy đỏ ở đường thở và có nhiều dịch nhầy chảy ra, không thể kiểm soát được. Tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm xoang mãn tính, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, công việc và học tập của người bệnh. Điều mọi người thường không biết là, họ có thể bị viêm xoang mà không chảy nước mũi, ngạt mũi hay khó thở, bởi chất nhày nằm kẹt sâu trong xoang. Các triệu chứng thường thấy của viêm xoang Nghẹt mũi Chảy dịch mũi nhiều Ngửi kém, thậm chí mất khả năng cảm nhận mùi Đau nhức mũi mặt (góc mũi mắt, vùng má, thái dương, vùng trán, vùng chẩm, đau sâu trong hố mắt) Nhức đầu (đỉnh, thái dương, chẩm gáy) Ho kéo dài (không có nguyên nhân ở họng hoặc khí phế quản) Đau tai hay cảm giác đầy, căng, nặng trong tai Nhức răng, hơi thở hôi Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Tuy nhiên bạn cần lưu ý: Các trường hợp viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng ban đầu thường tìm đến phương dân gian như nước ép tuổi, nước nghệ xông cây hoa ngũ sắc… đến khi không khỏi mới tìm đến bệnh viện. Khi đó, rất khó khăn cho việc điều trị, bởi bệnh đã đi kèm nhiều biến chứng phức tạp. Bác sĩ cũng dẫn chứng, đã từng có bệnh nhân nhỏ nước ép tỏi, đặc thù của nước tỏi là nóng khiến thành mũi phù nề, gây tắc đường mũi, sau khi cho dùng thuốc mới có thể thở bình thường trở lại. Phòng bệnh viêm xoang và viêm mũi dị ứng Bệnh đường hô hấp diễn biến thường khó lường nên cần phải có sự phòng ngừa, và điều trị đúng để không gặp phải những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa: Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh. Dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn. Làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng. Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng, tắm nhanh trong buồng kín gió, lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay. Vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào trong số các triệu chứng của một trong 2 bệnh nói trên, và nhận thấy chúng không giảm sau 1 tuần tự điều trị, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sỹ để được khám và điều trị hiệu quả nhất! Khi có biểu hiện bất thường ở đường mũi, cần tin tưởng và tìm đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả, an toàn, không nên sử dụng cây cỏ quanh ta để tự chữa. Quá trình điều trị cần sự kiên trì bền bỉ, bởi xưa nay mọi người vẫn hay ví von lai rai như tai mũi họng là vậy, đặc biệt cần giữ mũi luôn sạch sẽ, thông thoáng. Sử dụng thuốc theo đơn kê đúng lịch trình.
Phòng tránh bệnh viêm xoang
Viêm xoang là một bệnh thường gặp ở nước ta. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi cũng như ở cả hai giới. Tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng. Vậy làm thế nào để bảo vệ bản thân và gia đình? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết được cách phòng tránh bệnh viêm xoang. Nguyên nhân gây viêm xoang Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi, thường do vi khuẩn. Bệnh có thể có nhiều nguyên nhân gây nên như: tình trạng viêm đường hô hấp kéo dài (viêm họng, viêm mũi, viêm amidan,...), bệnh răng miệng không được điều trị triệt để: sâu răng. viêm lợi, viêm tủy,... nhất là ở các răng hàm của hàm trên, vì vị trí ở gần các xoang nên vi khuẩn có thể lan sang gây viêm. Những người có cơ địa dị ứng thường hay bị viêm xoang, nhất là dị ứng với các tác nhân tiếp xúc với đường hô hấp: bụi nhà, phấn hoa, lông chó, mèo,... do chúng làm niêm mạc các xoang phù nề, gây chít hẹp, tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi các cấu trúc trong mũi xoang bị thay đổi, có thể là xuất hiện khối u nhỏ trong mũi, xoang hay hình dạng vách ngăn, lỗ thông bất thường, làm cho các chất dịch do xoang tiết ra không xuống mũi được, ứ lại, cũng dẫn tới viêm. Ngoài ra, chấn thương vùng hàm mặt gây vỡ xoang, chảy máu trong xoang cũng là một nguyên nhân, nhưng ít gặp hơn. Yếu tố thuận lợi gây viêm xoang Những yếu tố có thể làm xuất hiện tình trạng viêm xoang hoặc làm bệnh nặng hơn, đó là: tiếp xúc với khói, bụi, môi trường ô nhiễm,... Chúng làm gia tăng tình trạng viêm và nhiễm trùng hiện có của người bệnh. Do vậy, bệnh hay gặp ở những người làm nghề mộc, thợ xây dựng, công nhân vệ sinh, ... Nhà ở, nơi làm việc có chứa tác nhân gây dị ứng: bụi nhà, lông súc vật, phấn hoa,... tạo điều kiện cho viêm xoang do dị ứng xuất hiện. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta mất nhiều năng lượng để điều hòa nhiệt độ cơ thể, thích nghi với thời tiết mới nên sức đề kháng suy giảm, cộng với việc các mầm bệnh phát triển mạnh khiến chúng ta dễ mắc các bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm xoang. >> Dấu hiệu chứng tỏ bạn mắc viêm xoang Cách phòng bệnh viêm xoang Để bảo vệ mình và gia đình, bạn nên tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh và thực hiện các biện pháp vệ sinh mũi xoang cũng như nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Đeo khẩu trang khi đi đường, khi tiếp xúc với khói, bụi, chất độc hại, đặc biệt những người làm nghề mộc, thợ xây, công nhân vệ sinh nên đeo khẩu trang khi làm việc. Sử dụng khẩu trang đảm bảo vệ sinh, nên thay hoặc giặt khẩu trang thường xuyên (nếu không phải loại dùng một lần). Sử dụng khẩu trang để đảm bảo vệ sinh (Ảnh minh họa) Giữ môi trường sống, nhà ở luôn sạch sẽ, tránh nấm mốc, chất thải, bụi bặm, nhất là phòng ngủ. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân khiến bạn bị dị ứng. Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Không nên ngoáy mũi vì bàn tay có thể chứa rất nhiều vi khuẩn. Bạn nên dùng tăm bông sạch để lấy các chất bẩn trong mũi. Nếu bạn bị nước chảy vào tai, mũi (khi tắm, bơi,...), bạn nên biết cách để nước chảy ra. Khi nước vào tai, nghiêng đầu về phía bên có nước cho nước chảy bớt, sau đó lấy tăm bông lau khô. Trường hợp nước vào mũi, kể cả khi bị sổ mũi, bạn nên xi mũi ra từng bên một, tránh làm cả hai bên một lúc. Không dùng chung đồ dùng với người bệnh vì viêm xoang có thể lây lan. Khi sử dụng điều hòa, chỉ nên để nhiệt độ chênh với môi trường không quá 8 – 10 o C. Do việc để nhiệt độ chênh lệch quá cao, bạn sẽ dễ bị cảm vì thay đổi nhiệt độ đột ngột khi đi từ ngoài vào hoặc từ phòng điều hòa đi ra. Trong phòng nên có máy tạo độ ẩm dạng phun sương hoặc một chậu nước để giữ độ ẩm. Chế độ ăn hàng ngày đảm bảo đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, đồng thời tránh các đồ uống, thức ăn quá lạnh. Tập thể dục thường xuyên. Điều này vừa giúp bạn nâng cao sức khỏe, vừa giúp mũi xoang được thông thoáng do lượng không khí lưu thông tăng lên. Khi có các biểu hiện viêm đường hô hấp: sổ mũi, hắt hơi, đau nhức vùng mặt,... bạn nên tới gặp bác sỹ để điều trị ngay, tránh để kéo dài dẫn tới viêm xoang. Khi môi trường ngày càng ô nhiễm như hiện nay, nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp ngày càng nhiều hơn, viêm xoang cũng vậy. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh là hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và gia đình. Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc chữa bệnh xoang hiệu quả Thu Ngân