Viêm xoang

Bí quyết phòng tránh viêm mũi xoang khi thay đổi thời tiết

Thời gian chuyển mùa dễ làm ta mắc viêm xoang mũi, gây ra vô số triệu trứng khó chịu. Nếu không có cách phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh có thể nặng hơn. Thời tiết ảnh hưởng đến viêm xoang như thế nào? Viêm xoang thực chất là do ứ đọng dịch nhầy chứa vi khuẩn hoặc nấm gây tắc lỗ thông xoang dẫn đến viêm nhiễm, tạo mủ trong các hốc xoang với các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, đau nhức vùng má. Bệnh khó chữa dứt điểm và thường tái đi tái lại khi gặp những điều kiện thuận lợi như môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi…. Theo các bác sỹ chuyên khoa, thời tiết là yếu tố hàng đầu khiến bệnh xoang tái phát nhanh chóng và dễ dàng nhất. Người bệnh thường có những đợt viêm xoang cấp tính khi “trái nắng trở trời” là vì vậy. Mùa mưa bão là mùa của những thay đổi khí hậu đặc trưng như nắng mưa đột ngột, nhiệt độ tăng giảm thất thường, độ ẩm không khí cũng biến đổi liên lục. Khi phải tiếp xúc với những biến đổi khí hậu như thế này, lớp niêm mạc mũi xoang sẽ dễ bị kích thích gây viêm long, phù nề, tăng tiết dịch tuyến nhầy, trong khi đó lông chuyển kém hoạt động sẽ không đẩy được hết các chất nhầy, bụi bặm và vi khuẩn ra ngoài. Việc ứ đọng chất nhầy trong xoang mũi và tình trạng phù nề niêm mạc là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển với những biểu hiện đầu tiên là hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, chảy dịch trong… Đối với những người có tiền sử bị viêm xoang, những biểu hiện trên rất dễ gây ra một đợt cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời. Cách phòng tránh viêm mũi xoang hiệu quả mùa mưa bão Viêm làm cho niêm mạc mũi xoang phù nề sung huyết, nên khi hít mạnh, đưa vào một khối lượng lớn khí lạnh tạo áp lực lên bề mặt niêm mạc sung huyết phù nề, đồng thời mũi xoang không kịp làm ấm lượng khí này, nên sẽ kích thích niêm mạc mũi xoang gây đau nhức trong mũi và đau lên đầu. Do đó bạn phải giữ ấm mũi bằng cách đeo khẩu trang, tránh lạnh. Tập thể dục hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể và đường hô hấp. Khi có các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi…, cần kịp thời điều trị tránh để đến khi dịch mũi đặc, xịt xoạt mũi lâu ngày…dễ ảnh hưởng tới niêm mạch mũi hoặc biến chuyển thành viêm xoang mũi cấp tính. Để an toàn và hiệu quả, người bệnh nên dùng các loại thuốc xịt mũi có tính kháng viêm, chống phù nề, co mạch, giảm tiết dịch mũi và thông mũi được bào chế từ thảo dược để trị dứt điểm các triệu chứng trên. Do hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên thông với nhau nên người bệnh cần vệ sinh răng miệng và họng hàng ngày bằng cách đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ăn, súc miệng bằng nước mối sinh lý nhằm tránh bị viêm họng và sâu răng ảnh hưởng tới xoang mũi. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Nam có thành phần là các loại dược liệu từ thiên nhiên (như vị thuốc Kinh giới tuệ, bài thuốc chữa xoang Hoắc đởm hoàn...) với liều dùng được khuyến nghị để phòng ngừa bệnh tái phát. Thay vì phương pháp sắc uống truyền thống tốn thời gian và công sức, người bệnh có thể dùng các loại thuốc dạng viên được bào chế từ bài thuốc Nam. Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc chữa viêm xoang Ngoài ra, người bệnh cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày, đeo khẩu trang khi đi đường, uống nhiều nước, nên tránh ăn các đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê… Có thể bạn quan tâm: Kinh giới tuệ- Thảo dược ngăn ngừa Viêm xoang, viêm mũi tái phát Hoắc đởm hoàn-Bài thuốc cổ phương trị viêm xoang mãn tính

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang

“Lai rai như tai mũi họng” – Đó chính là nỗi khổ của những người mắc bệnh viêm xoang mũi. Bệnh gây nhiều khó chịu và phiền toái cho người mắc bệnh. Viêm xoang có thể gặp quanh năm. Bệnh rất dễ phát sinh đặc biệt trong điều kiện sinh hoạt như hiện nay. Viêm xoang có 2 loại: Viêm xoang cấp và viêm xoang mạn. 1. Viêm xoang cấp: Viêm xoang cấp thường là viêm một hoặc cả nhóm xoang, gặp ở người lớn và trẻ em với tỷ lệ khá cao. Viêm xoang cấp ở trẻ em dễ gây hoại tử thành xương, đưa tới nhiều biến chứng Nguyên nhân thường gặp là do: Nhiễm khuẩn: Do viêm mũi hay viêm họng cấp, hoặc sau các bệnh nhiễm khuẩn lây đường hô hấp, cần lưu ý đến nhiễm khuẩn do răng. Các kích thích lý, hóa: Các hơi khí hóa chất độc, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân gây viêm xoang cấp. Chấn thương: Do hỏa khí, cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc và thành xoang. Các yếu tố tại chỗ: Lệch hình vách ngăn hay nhét bấc mũi làm ứ tắc xuất tiết xoang. Các yếu tố toàn thân: Tiểu đường, suy nhược, suy giảm miễn dịch… Viêm xoang hàm do răng: sâu, viêm tủy răng có chân lấn vào xoang hàm, áp xe hay viêm tấy, u hạt quanh chân răng hàm trên, do khoan hay nhổ răng tạo nên lỗ rò vào xoang hàm… Xem chi tiết: Bệnh viêm xoang cấp tính 2. Viêm xoang mạn: Do các xoang đều liên quan với nhau (thông qua xoang sàng) nên trong viêm xoang mạn ít gặp viêm xoang đơn mà thường là viêm đa xoang. Nguyên nhân là do: Các viêm xoang cấp không được điều trị đúng mức. Viêm mũi mạn quá phát. Các u ở mũi, dị hình vách ngăn gây cản trở dẫn lưu xoang. Các bệnh tích do răng thường chiếm tỷ lệ đáng kể. Dị ứng mũi xoang: do cơ địa dị ứng dễ đưa tới viêm xoang mạn. Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biển, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lổ thông xoang. Xoang bị bít tắc dễ nhiễm trùng, cộng thêm yếu tố dị ứng khiến bệnh xoang khó chữa khỏi và dễ tái phát. Yếu tố nghề nghiệp như tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, với môi trường lạnh, ẩm kéo dài hay thay đổi áp lực không khí. Môi trường xấu: Không khí ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi, và sau đó chuyển thành viêm xoang. Kém sức đề kháng: Cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân bị viêm xoang kèm theo viêm các bộ phận khác. Vệ sinh kém: Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang. Tật ở mũi (vẹo vách ngăn, hẹp vách ngăn…)

Bệnh viêm xoang cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bạn đang sống trong môi trường ô nhiễm, đầy khói bụi, nhất là khói thuốc lá. Đợt vừa rồi thời tiết thay đổi, bạn không cẩn thận bị cảm lạnh nhưng sau đó, dù đã dùng thuốc, bạn vẫn bị những cơn đau đầu ám ảnh, nước mũi chảy ròng ròng. Khi đó, bạn đừng chủ quan nghĩ rằng chỉ là bệnh cảm lạnh thông thường lâu không khỏi, rất có thể nó đã chuyển sang viêm xoang cấp tính từ lúc nào rồi đấy. Vậy viêm xoang cấp tính là gì? Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về bệnh viêm xoang Viêm xoang cấp tính là gì? Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, xuất hiện lần đầu tiên và kéo dài không quá 8 tuần. Khi đó, các xoang bị viêm, sưng nề gây cản trở thoát nước và tạo ra chất nhờn. Thông thường, một xoang bị viêm, có khi cả hai bên (do các xoang tồn tại thành từng cặp), đôi khi, tình trạng viêm lan sang các xoang khác tạo thành viêm đa xoang.. Các nguyên nhân gây viêm xoang cấp tính Nhiễm virus: Hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp là do cảm lạnh thông thường. Khi bị cảm lạnh, phản ứng viêm diễn ra nhằm bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây hại, nhưng nó khiến niêm mạc mũi họng sưng phù lên, làm các lỗ thông bị nhỏ lại, đường đi của dịch từ trên xoang xuống cũng bé đi khiến dịch lưu thông chậm lại. Vi khuẩn lây nhiễm: Nếu tình trạng viêm đường hô hấp trên của bạn đã kéo dài lâu hơn một tuần, nhiều khả năng đó là do vi khuẩn gây ra hơn là virus. Có một tình trạng bạn nên lưu ý, đó là nhiễm trùng răng miệng: sâu răng, viêm lợi, viêm tủy,... nhất là ở các xương hàm trên. Các vi khuẩn răng miệng có thể lan tới các xoang kề cận như xoang hàm, gây nên viêm xoang cấp tính. Nhiễm nấm: Trong trường hợp có những bất thường trong cấu trúc mũi như vẹo vách ngăn hoặc hệ thống miễn dịch giảm sút, bạn có nguy cơ bị nhiễm nấm cao hơn. Dị ứng: Đặc biệt với các tác nhân tiếp xúc với đường hô hấp như bụi nhà, phấn hoa,... Dị ứng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm xoang, cũng có thể là yếu tố khiến bệnh nặng hơn. Chấn thương vùng hàm mặt: Gây vỡ xoang, chảy máu trong xoang, tổn thương niêm mạc khiến lượng dịch trong xoang tăng lên, các cục máu đông có thể gây bít tắc đường lưu thông của dịch, càng làm tình trạng viêm xoang nặng hơn. Yếu tố kích thích Những yếu tố kích thích lý, hóa như hơi, khí hoá chất độc,... có thể gây kích ứng niêm mạc xoang làm chúng phù nề, tăng tiết dịch gây viêm. Bất thường về cấu trúc mũi xoang: Lệch vách ngăn mũi, có những khối u nhỏ trong mũi, xoang,... làm hạn chế, cản trở dịch xoang thoát xuống phía dưới. Yếu tố nguy cơ Khi có các yếu tố dưới đây, bạn có nguy cơ bị viêm xoang cao hơn cũng như làm nặng thêm tình trạng viêm xoang đang có. Có những bất thường về cấu trúc mũi xoang: lệch, vẹo vách ngăn, u bướu trong mũi, xoang,... Mẫn cảm với aspirin gây ra các triệu chứng hô hấp. Sốt hoặc các tình trạng dị ứng khác ảnh hưởng đến xoang. Rối loạn, suy giảm hệ thống miễn dịch: HIV, xơ nang,... Thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, khói thuốc lá. Những người làm nghề mộc, thợ xây, công nhân vệ sinh có nguy cơ mắc viêm xoang cũng như các bệnh đường hô hấp khác cao hơn.  Môi trường sống, làm việc bị ẩm mốc, thiếu vệ sinh cũng làm tăng khả năng bị bệnh của bạn. Những triệu chứng của viêm xoang cấp tính Đau nhức vùng mặt: đây là dấu hiệu chính, người bệnh thường đau thành từng cơn, có tính chu kỳ, thường đau nhiều hơn về sáng do ban đêm, các chất tiết ứ lại nhiều trong xoang. Bệnh nhân cảm thấy đau nhiều vùng má, trán, thái dương hai bên, có thể lan lên đỉnh đầu hoặc lan xuống phía răng. Ngoài cơn đau chỉ thấy nhức đầu. Chảy mũi: có thể ở một bên nhưng thường xả ra ở cả hai bên. Ban đầu dịch có thể loãng, sau đặc dần, màu xanh hoặc vàng, có mùi và làm hoen ố khăn tay. Người bệnh có thể chảy mũi ra phía trước (nếu viêm nhóm xoang trước) hoặc chảy xuống họng phía sau (viêm nhóm xoang sau). Ngạt tắc mũi: thường xảy ra ở hai bên, đi kèm với chảy mũi. Tùy mức độ bệnh có thể ngạt tắc mũi múc độ nhẹ, vừa, từng lúc hay liên tục. Người bệnh thường đau nhiều bên đau và tình trạng ngạt tăng lên vào ban đêm. Giảm cảm giác về mùi và hương vị: làm người bệnh ăn kém ngon và có thể gây nguy hiểm trong trường hợp người bệnh không phân biệt được mùi khí, hơi độc. Các dấu hiệu khác có thể đi kèm: Sốt: thường sốt nhẹ, thể hiện phản ứng bảo vệ của cơ thể. Tuy nhiên ở trẻ em có thể gặp sốt cao. Mệt mỏi, chán ăn Đau tai Viêm họng Hơi thở hôi Khi nào cần liên hệ gặp bác sỹ ngay? Các triệu chứng không cải thiện trong vòng vài ngày hoặc trở nên năng hơn. Sốt trên 38,1oC. Đã từng bị viêm xoang trước đây. Bạn cần gặp bác sỹ ngay lập tức nếu có các triệu chứng biểu hiện một nhiễm trùng nghiêm trọng: Đau hoặc sưng quanh mắt. Một bên trán sưng. Đau đầu dữ dội. Lẫn lộn. Nhìn đôi hoặc thay đổi tầm nhìn, vùng nhìn thấy bị hạn chế. Đau cổ, cứng cổ (cứng gáy). Khó thở: không chỉ khó thở bằng mũi mà bạn còn không thể thở được bằng miệng dù đã huy động hết các cơ vùng cổ, ngực, bụng để thở. Biến chứng của viêm xoang cấp tính Biến chứng hay gặp nhất của viêm xoang cấp là viêm xoang mạn tính – tình trạng viêm xoang kéo dài trên 8 tuần hoặc các đợt viêm xoang cấp tái đi tái lại nhiều lần. Các biến chứng khác ít gặp hơn: Viêm màng não: khi tình trạng nhiễm trùng lây lan tới não. Giảm thị lực: Do các xoang nằm quanh ổ mắt nên mắt có những nguy cơ cao bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể bị viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác,... làm suy giảm thị lực, trường hợp nặng có thể bị mù mắt. Nguy cơ với các mạch máu: các mạch máu của xoang và xung quanh có thể bị viêm tắc, can thiệp vào mạch máu cung cấp máu cho não, có thể dẫn tới đột quỵ. Nhiễm trùng tai: Do tai thông với vùng hầu họng thông qua ống vòi tai nên vi khuẩn có thể qua đó lan lên tai, gây viêm tai giữa,... Điều trị bệnh viêm xoang Viêm xoang mũi được điều trị tùy theo giai đoạn, tổn thương của niêm mạc mũi cũng như nguyên nhân gây bệnh. Viêm xoang có thể được điều trị bằng phương pháp Đông tây y kết hợp hoặc là cả 2 phương pháp trên Điều trị bằng thuốc Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Nhưng việc lựa chọn thuốc điều trị cần cẩn thận, nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ.   Xịt corticosteroid vào mũi. Những thuốc xịt mũi giúp ngăn ngừa và điều trị viêm, ví dụ như fluticasone (Flonase®, Veramyst®), budesonide (Rhinocort®), mometasone (Nasonex®) và beclomethasone (Beconase AQ®, Qnasl®, các biệt dược khác). Các loại thuốc này có sẵn tại hiệu thuốc và các loại thuốc theo toa dạng lỏng, viên và xịt mũi. Bạn lưu ý chỉ sử dụng thuốc thông mũi vài ngày, nếu không có thể làm tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hơn (tái tắc nghẽn). Thuốc giảm đau không cần toa như aspirin, acetaminophen (Tylenol®, các biệt dược khác) hoặc ibuprofen (Advil®, Motrin IB®, các biệt dược khác). Thuốc kháng sinh thường không cần thiết trong điều trị viêm xoang cấp tính. Thậm chí nếu viêm xoang cấp tính của bạn là do vi khuẩn, nó có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Bác sĩ có thể chờ đợi và theo dõi viêm xoang cấp tính do vi khuẩn có xấu đi không. Khi các triệu chứng tiến triển nặng hoặc dai dẳng nghiêm trọng bác sĩ có thể kê toa kháng sinh. Hãy tuân thủ liệu trình kháng sinh được kê, ngay cả khi các triệu chứng của bạn tốt hơn. Nếu bạn ngừng kháng sinh sớm, các triệu chứng có thể tái phát. Liệu pháp miễn dịch Nếu dị ứng có liên quan đến viêm xoang của bạn, tiêm phòng dị ứng (phương pháp miễn dịch) sẽ giúp giảm phản ứng của cơ thể với các dị nguyên nhất định, từ đó giúp điều trị các triệu chứng của bạn.   Điều trị theo cách dân gian Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý  0,9%, hoặc tự pha một thìa cà phê muối vào hai tách nước ấm kèm theo một nhúm bicarbonat. Rót nước muối vào một bát rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước vào lỗ mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Đổi bên và cũng làm tương tự. Rửa mũi mỗi ngày giúp hạn chế những ảnh hưởng của bệnh xoang – Ảnh minh họa Đa số người bệnh gặp phải viêm xoang dị ứng, bệnh do cơ địa dễ mẩn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để bệnh có thể ổn định lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp mang tính chất ổn định như giải mẫn cảm bằng nụ hoa kinh giới, sản phẩm đang được người bệnh đánh giá cao nhé   Nụ hoa kinh giới – rất tốt cho bệnh viêm xoang Để tìm mua sản phẩm có nụ hoa kinh giới, hãy xem TẠI ĐÂY Phòng bệnh và chế độ ăn hỗ trợ điều trị Để phòng bệnh và tránh trường hợp bệnh kéo dài có thể dẫn tới viêm xoang mạn tính, các biến chứng khác, bên cạnh việc điều trị, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây: Nghỉ ngơi nhiều: điều này giúp cơ thể bạn có thể tập trung sức lực chống lại sự nhiễm trùng. Làm tăng tốc độ phục hồi.  Uống nhiều nước: điều này sẽ giúp bạn làm loãng chất nhầy, khiến việc tống chúng ra ngoài trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tránh caffein và các thức uống có cồn vì chúng gây ra tác dụng ngược lại. Xông hơi với các loại lá chứa nhiều tinh dầu: bạc hà, bưởi,... Bạn có thể phủ một khăn tắm lên đầu, sau đó cúi mặt xuống bát nước nóng có chứa tinh dầu hoặc các loại lá trên, hít hơi nóng bốc lên, điều này vừa giúp bạn giảm đau, vừa giúp tiêu hao chất nhầy. Rửa mũi: rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bụi, khói, hóa chất. Khi ngủ, bạn có thể gối đầu cao hơn so với thân để tránh các dịch nhầy ứ lại tại mũi trong khi ngủ. Nên đeo khẩu trang khi ra đường, tiếp xúc với lạnh, khói bụi và các chất độc hại. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, tránh nấm mốc, chất thải, bụi bặm, nhất là phòng ngủ. Tập thể dục thường xuyên, vừa giúp bạn nâng cao sức khỏe, vừa giúp thông mũi xoang trong trường hợp bạn đã mắc bệnh. Nếu bạn đang hút thuốc lá, ngừng ngay việc đó lại nếu bạn không muốn các triệu chứng của mình còn kéo dài vô tận. Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên ăn uống đầy đủ các chất nhằm nâng cao sức đề kháng, có thể bổ sung các thức ăn chứa nhiều omega 3: cá hồi, cá nục,..., vitamin C: bưởi, quýt, cam, cà rốt,... Các thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành,... chứa nhiều chất kháng sinh cũng giúp bạn phòng bệnh hiệu quả. Khi có các dấu hiệu viêm đường hô hấp trên, bạn nên đến gặp bác sỹ để điều trị triệt để, tránh để bệnh kéo dài. Tìm mua thảo dược tốt cho bệnh viêm xoang, xem TẠI ĐÂY

Triệu chứng viêm xoang cấp tính

Bạn bị cảm lạnh đã lâu mà nước mũi vẫn chảy ròng ròng? Bạn không biết liệu có phải mình mắc viêm xoang hay không? Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng của viêm xoang cấp nhé. Viêm xoang cấp là gì? Là tình trạng viêm tại các xoang cạnh mũi mà người bệnh mắc lần đầu tiên, kéo dài không quá 8 tuần. Các xoang sưng lên, phù nề làm cản trở chất nhầy thoát xuống mũi và họng, từ đó gây nên các triệu chứng: đau nhức, chảy mũi, ngạt mũi của bệnh. Xem chi tiết: Bệnh viêm xoang cấp tính Nguyên nhân gây viêm xoang cấp Viêm xoang cấp thường xảy ra do cảm lạnh. Virus tấn công niêm mạc đường hô hấp, trong đó có niêm mạc xoang, gây nên tình trạng viêm tại đây. Cùng với việc niêm mạc mũi, họng cũng sưng phù làm cho đường lưu thông của dịch thêm hẹp lại, khiến dịch và các chất nhầy, mủ không thể thoát đi, ứ lại, dẫn tới viêm. Khi các triệu chứng của bệnh kéo dài hơn một tuần thì nguyên nhân thường do sự phát triển của vi khuẩn hơn là do virus. Vi khuẩn này có thể từ đường hô hấp lan sang (trong viêm họng, viêm mũi,...) hay từ dưới vùng răng miệng đi lên: sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng,... Do vậy, bạn cần lưu ý các bệnh nhiễm trùng đã hoặc đang có trong khoảng thời gian gần với đợt viêm xoang. Ngoài ra, các tình trạng sau có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ khiến bệnh có cơ hội phát triển: Dị ứng: dị ứng do bất kỳ tác nhân nào cũng có thể làm nặng thêm tình trạng viêm xoang, song các tác nhân tiếp xúc trực tiếp với đường hô hấp: khói bụi, phấn hoa,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Cấu trúc mũi xoang bất thường: polyp mũi, xoang, lệch vách ngăn,... Chấn thương vùng hàm mặt. Rối loạn miễn dịch: HIV, xơ nang,... Triệu chứng của viêm xoang cấp - Triệu chứng nổi bật nhất là đau nhức vùng mặt, diễn ra thành từng cơn, đau nhiều hơn về buổi sáng do ban đêm chất nhầy bị ứ lại trong xoang mũi. Những cơn đau này có tính chất chu kỳ, bệnh nhân thường đau nhiều nhất vào khoảng 8 – 11 giờ sáng. Vị trí đau có thể khác nhau tùy theo xoang nào bị viêm: Xoang trán: đau nhức phần giữa trán và dọc theo hai phía lông mày đến thái dương. Xoang hàm: đau ở vùng dưới ổ mắt, đau xuyên về phía hàm răng, đau tăng khi gắng sức, khi nhai, khi nằm. Xoang sàng trước: đau giữa hai mắt. Xoang sàng sau, xoang bướm: ít gặp viêm xoang cấp, hay gặp trong viêm xoang mạn tính, thường chỉ nhức đầu âm ỉ vủng sau gáy, đỉnh, chẩm. Khi bị viêm nhiều xoang một lúc, người bệnh có thể đau nhiều vùng, thậm chí đau khắp mặt, lan lên đầu hay xuống dưới phía răng. Chảy mũi: xoang bị viêm sẽ tăng tiết dịch nhầy, có thể có mủ. Dịch mũi có thể chỉ chảy một bên nhưng thường ở cả hai bên, do các xoang tồn tại thành từng cặp đối xứng thông với nhau và với mũi. Dịch ban đầu có thể loãng, sau đặc dần, có màu vàng hoặc xanh, mùi hôi, làm hoen ố khăn tay. Chất nhầy có thể chảy xuống mũi hoặc thành sau họng. Ngạt tắc mũi: do dịch chiếm chỗ trong xoang khiến sự thông khí giảm, người bệnh cảm thấy ngạt mũi, việc thở bằng mũi trở nên khó khăn, phải dùng miệng để thở. Tùy vào mức độ bệnh, bệnh nhân có thể ngạt mũi nhẹ hoặc vừa, chỉ diễn ra từng cơn hay liên tục. Tình trạng này thường đi kèm với ngửi kém. Một số triệu chứng khác có thể gặp: Ho: ho có thể do một nhiễm trùng đường hô hấp đi kèm hoặc là nguyên nhân của viêm xoang: cũng có thể ho là hậu quả do dịch nhầy chảy từ xoang xuống kích thích họng, làm bệnh nhân ngứa họng và muốn ho. Trong trường hợp thứ hai, người bệnh thường ho khan. Sốt: thể hiện phản ứng của cơ thể trước tình trạng viêm nhiễm. Bệnh nhân thường chỉ sốt nhẹ thành từng cơn, song ở trẻ em có thể gặp sốt cao, kéo dài gây nguy hiểm. Đau tai: do tai giữa thông với họng qua ống vòi tai, dịch nhầy, vi khuẩn có thể xâm nhập qua ống đó gây nên đau tai, thậm chí viêm tai giữa. Hơi thở hôi. Mệt mỏi, khó chịu. Buồn nôn. Nếu bạn có các triệu chứng nhẹ, hãy thử tự chăm sóc. Bạn nên đến gặp bác sỹ khi có một trong các dấu hiệu sau: Các triệu chứng không cải thiện trong vài ngày hoặc trở nên nặng hơn khi bạn tự chăm sóc. Sốt cao, trên 38,1 o C. Bạn đã từng có đợt viêm xoang trước đây hoặc bệnh đã kéo dài thành mạn tính. Khi bạn có dấu hiệu của một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng như dưới đây, hãy đi gặp bác sỹ ngay lập tức: Đau hoặc sưng quanh mắt. Trán bị sưng. Đau, cứng cổ. Đau đầu dữ dội. Nhìn đôi, thay đổi tầm nhìn. Lẫn lộn. Khó thở Chăm sóc tại nhà khi viêm xoang Bạn có thể tự chăm sóc tại nhà với các biện pháp đơn giản dưới đây: Rửa mũi: bạn nên rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để làm loãng chất nhầy, đồng thời loại bỏ các chất bẩn, bụi bặm có trong mũi, nhất là sau khi tiếp xúc với lạnh, bụi. Khói, hóa chất. Xông hơi: thử xông hơi với các loại lá có chứa tinh dầu như: bạc hà, lá bưởi, chanh,... bằng cách trùm một chiếc khăn tắm lớn lên đầu, cúi mặt xuống bát nước nóng chứa các loại lá trên, hít hơi nóng bốc lên. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ khó chịu, giảm nhẹ các triệu chứng. Bạn cũng có thể đun nhiều nước lá để tắm. Uống nhiều nước: giúp làm loãng chất chầy, khiến cho việc tống chúng ra ngoài trở nên dễ dàng hơn. Xì mũi: nếu dịch mũi chảy ra phía trước, bạn có thể xì chúng ra nhưng có một lưu ý nhỏ: xì từng bên một thay vì xì hai bên cùng một lúc. Việc làm cả hai bên cùng một lúc không những không hiệu quả mà còn có thể khiến bạn thêm khó chịu, tình trạng đau nhức nặng thêm. Tập thể dục thường xuyên: nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng khi tập thể dục, luồng không khí đi qua khu vực mũi xoang của bạn sẽ tăng lên, góp phần làm giảm tình trạng ứ đọng dịch trong xoang. Ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng. Bạn có thể bổ sung trong chế độ ăn của mình các thức ăn có chứa nhiều vitamin C: cam, chanh, bưởi, cà rốt,..., thực phẩm chứa chất kháng sinh tự nhiên: gừng, tỏi,... để có thể nhanh chóng đẩy lui bệnh hơn. Viêm xoang cấp không khó để điều trị, nhất là trong các trường hợp nhẹ. Tuy vậy, bạn không nên chủ quan, khi bệnh không thuyên giảm hay trở nên nặng hơn, kéo dài, bạn cần đến gặp bác sỹ để được can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Xoangbachphuc.vn

Bệnh viêm xoang ở trẻ em

Không chỉ người lớn mới mắc viêm xoang , trẻ em cũng có nguy cơ bị bệnh, nhất là trong mùa lạnh, khi thay đổi thời tiết, các bé có thể bị bệnh sau một đợt viêm đường hô hấp trên. Trong trường hợp đó, các mẹ cần quan tâm chăm sóc, chữa bệnh triệt để cho con do với các bé còn nhỏ tuổi, biến chứng của viêm xoang nặng nề hơn nhiều so với người lớn. Viêm xoang là gì? Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Xoang là các khoang rỗng nằm trong xương sọ mặt, xung quanh mũi. Ở người lớn, hệ thống xoang phát triển đầy đủ gồm 5 đôi xoang: xoang sàng trước và sau, xoang trán, xoang hàm, xoang bướm. Các bé khi mới sinh ra đã có xoang sàng nằm giữa hai hố mắt, các xoang khác lần lượt hình thành sau đó: xoang hàm có khi trẻ được 3 - 4 tuổi, xoang trán và xoang bướm chỉ xuất hiện khi trẻ lên 7 – 8 tuổi, hoàn thiện dần cho đến khi 20 tuổi. Do vậy ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, thường chỉ gặp viêm xoang sàng và xoang hàm. Kích thước các xoang của trẻ nhỏ, đôi khi chỉ là một rãnh hằn vào xương nên các triệu chứng không đặc hiệu, cùng với việc các bé còn nhỏ, chưa có khả năng trả lời chính xác nên việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn. Trẻ dễ bị viêm xoang khi nào? Trẻ có cơ địa dị ứng: dị ứng với bụi nhà, lông vật nuôi, các sợi bông ở đồ chơi,... có khả năng bị viêm xoang cao hơn các trẻ khác. Sống trong môi trường ô nhiểm: nhiều khói bụi từ bếp than, xe cộ, các nhà máy, khu công nghiệp, thậm chí hít phải khói thuốc lá của bố, mẹ và những người xung quanh cũng khiến bé dễ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung, trong đó có viêm xoang. Nguyên nhân gây bệnh cho trẻ Ở các bé, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm xoang là do nhiễm trùng: vi khuẩn, virus ngược dòng từ mũi, họng, phế quản,... đi lên. Vì thế, các mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận mỗi khi bé bị viêm đường hô hấp và nên lưu ý tình trạng bé bị viêm mũi, viêm họng tái đi tái lại, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm xoang. Dấu hiệu trẻ mắc viêm xoang Khi bị viêm đường hô hấp trên đơn thuần, trẻ có các biểu hiện: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc, chúng thường giảm và tự khỏi sau 5 -7 ngày. Trẻ bị viêm xoang có biểu hiện về viêm đường hô hấp Tuy nhiên, khi các triệu chứng trên kéo dài hoặc có biểu hiện nặng hơn thì rất có thể trẻ đã mắc viêm xoang:  “Cảm cúm” kéo dài trên 10 – 14 ngày, bé có thể sốt hoặc không. Bé có dấu hiệu viêm hô hấp kèm theo sốt 4 ngày liên tục. Có đợt sốt cao trên 39 o C. Chảy mũi đục, màu xanh hoặc vàng, có mùi hôi. Bé có cảm giác chảy mủ xuống phía sau họng nên ngứa họng, gây ho, đau họng, khạc đờm, khò khè, nhất là về ban đêm. Khi bú, bé không bú được hơi dài như khi khỏe do bị tắc mũi. Bé ngủ không ngon giấc, thở ngáy, hay quấy khóc, mệt mỏi. Với trẻ lớn hơn, trẻ có thể hay phàn nàn bị đau đầu, nặng mặt, hay buồn ngủ. Có thể sưng nề quanh mắt. Mẹ cũng nên lưu ý khi các bé bị ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau đầu, nghẹt mũi kéo dài trên 2 tuần, hoặc bé thường xuyên bị bệnh đường hô hấp nhiều lần trong một năm. Khi đó, mẹ nên cho bé tới bác sỹ để kiểm tra vì rất có thể bé đã bị viêm xoang mạn tính. Những trẻ nào dễ bị viêm xoang Những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng Những trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, Sống trong môi trường nhiều phải hít thuốc lá thụ động, hơi khói của các khu công nghiệp, bếp than..., Môi trường ít diện tích cây xanh trong môi trường sống. Tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em lên tới 1,7% số bệnh nhân bị mắc bệnh tai mũi họng học đường (điều tra của Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương năm 2005). Tỷ lệ trẻ em trai mắc bệnh viêm xoang mũi tương đương với trẻ em gái (trai là 54%, gái là 46%). Biến chứng viêm xoang ở trẻ nhỏ Nếu trẻ mắc bệnh mà không được điều trị hoặc điều trị không triệt để có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm sau này. Bệnh đường hô hấp mạn tính: Viêm phế quản mạn tính: thường do viêm xoang hàm và xoang sàng. Trẻ hay ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều, chán ăn. Viêm họng mạn tính: trẻ thường xuyên đau họng, nuốt vướng do mủ liên tục chảy xuống họng. Trẻ có thể bị đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, nghẹt thở,... Ảnh hưởng đến mắt: do các xoang ở vị trí bao quanh ổ mắt nên khi viêm xoang tiến triển lâu dài có thể làm ảnh hưởng tới mắt: Giảm thị lực: do viêm dây thần kinh thị giác. Khi viêm xoang cấp, thị lực sẽ giảm rất nhanh nhưng sau vài tuần tự nhiên hồi phục. Trong viêm xoang mạn, hai mắt đều mờ, thị lức và thị trường đều giảm. Viêm xung quanh mắt: viêm ổ mắt, túi lệ, mí mắt,... khiến trẻ bị sưng nề quanh mắt, đau nhức rất khó chịu, có thể ảnh hưởng đến thị lực. Viêm tắc mạch máu Viêm tắc mạch cung cấp máu cho xương sọ có thể gây viêm cốt tủy, trẻ thấy đau nhức ở vùng xương bị viêm: trán, thái dương,..., đồng thời vùng đó sưng lên, tạo thành ổ áp xe. Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang có thể gây nên các triệu chứng đáng sợ: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy,... thể hiện một tình trạng rất nặng, có thể gây tử vong. Viêm não, áp xe não Trẻ có biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng và tăng áp lực trong sọ: sốt cao, có thể co giật, nôn, buồn nôn, nhức đầu tăng dần, nhìn mờ,... Tiên lượng không tốt nếu có áp xe thùy trán. Điều trị viêm xoang ở trẻ em Để điều trị viêm xoang cho trẻ, các mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sỹ chẩn đoán và kê thuốc, không nên tự ý mua và dùng thuốc tại nhà. Nguyên tắc điều trị bệnh: Làm giảm các triệu chứng của bệnh. Kiểm soát nhiễm trùng. Điều trị nguyên nhân: các bất thường về cấu trúc, tình trạng di ứng,... nếu có. Đảm bảo an toàn, hiệu quả và giá cả hợp lý. Thông thường, bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị nội khoa cho trẻ. Các nhóm thuốc thường dùng bao gồm: Kháng sinh: có thể dùng amoxicillin, erythromycin, azithromycin, clarythromycin,... Thời gian điều trị thường kéo dài 7 – 14 ngày. Nếu sau khi dùng thuốc từ 2 -3 ngày mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sỹ sẽ cân nhắc thay thế loại kháng sinh khác. Thuốc co mạch, chống sung huyết mũi: oxymethazolin 0,05% dùng được cho trẻ nhỏ nhưng chỉ nên kéo dài dưới 1 tuần. Thuốc chống viêm corticoid: dùng đường tại chỗ để tránh các tác dụng phụ so với khi dùng đường uống. Thuốc có tác dụng làm giảm phù nề giúp cho dẫn lưu xoang và hoạt động của hệ thống lông chuyển được tốt hơn. Tuy nhiên cần chú ý: Và nhớ là bạn cũng đừng nên cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào mua ở ngoài tiệm mà chưa tham vấn bác sĩ. Điều này không những không giúp được gì mà còn có thể phản tác dụng nữa đấy. Bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ khi thấy con có những dấu hiệu sau: Cảm cúm kéo dài quá 10 ngày không thuyên giảm; Cảm cúm nặng hơn sau 7 ngày xuất hiện những triệu chứng; Những triệu chứng dị ứng nhưng không thích ứng với các liều thuốc trị dị ứng thông thường; Có những biểu hiện như đau, sưng phồng hai má, sốt hay cảm cúm nặng hơn bình thường. Với những chia sẻ trên, hy vọng bố mẹ có thể chăm sóc và phòng tránh bệnh viêm xoang cho các bé một cách khoa học để tránh việc con gặp những biến chứng nguy hiểm về hô hấp hay nội sọ sau này. Chăm sóc bé bị xoang như thế nào? Bên cạnh việc dùng thuốc cho bé theo chỉ định của bác sỹ, câc mẹ có thể lưu ý một số điều sau: Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, giúp bé lấy sạch các cặn bẩn, dịch nhầy trong đường hô hấp của bé. Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý Cho bé uống nhiều nước và ăn thêm các loại trái cây chứa vitamin A, C giúp bảo vệ niêm mạc và tăng sức đề kháng cho trẻ. Một số trẻ ban đầu có hiện tượng các triệu chứng nặng lên nhưng sau đó giảm dần rồi hết hẳn, điều này hoàn toàn do cơ địa của bé, Khi đó, các mẹ không nên lo lắng mà cần thực hiện đúng chỉ định của bác sỹ, có thể liên hệ lại với bác sỹ nếu cần. Trường hợp bé đã kết thúc đợt điều trị mà các triệu chứng vẫn không khỏi thì mẹ cần đưa bé tới gặp bác sỹ. Các mẹ không nên tự ý cho bé dùng các loại thuốc chống phù nề dạng phun sương, thuốc chống nghẹt mũi mà không có chỉ định của bác sỹ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức cho trẻ. Phòng ngừa bệnh cho trẻ Phòng bệnh viêm xoang không khó, các mẹ có thể kết hợp với ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp khác cho trẻ. Giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với các đồ vật bị bẩn, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, nhất là mỗi khi trẻ bị cảm lạnh. Giữ cho môi trường sống của trẻ: nhà ở, lớp học luôn sạch sẽ. Khi ra đường, tiếp xúc với khói bụi, các mẹ nên cho bé đeo khẩu trang. Tránh để trẻ phải hút thuốc lá thụ động. Trong mùa lạnh, hanh khô, các mẹ nên có máy giữ ẩm không khí, hay đơn giản đặt một chậu nước trong nhà. Điều này giúp đường hô hấp của bé không bị quá khô, dễ tổn thương. Nên thường xuyên làm sạch máy giữ ẩm. Các bệnh đường hô hấp nói chung, trong đó có viêm xoang là những bệnh phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và khiến các gia đình lo lắng. Giữ môi trường sống trong lành và xây dựng một lối sống lành mạnh là một cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp các mẹ có thể phòng tránh bệnh cho bé yêu. Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa viêm xoang mũi Xoang Bách Phục – Lối thoát diệu kỳ cho bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng Sản phẩm Xoang Bách Phục với thành phần là cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma…  Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính. Để mua đúng Xoang Bách Phục tại nhà thuốc hãy xem TẠI ĐÂY Nếu bạn còn thắc mắc về bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng – vui lòng gọi về tổng đài 18001014 (miễn phí cước gọi) để được giải đáp thắc mắc Nguồn: SKDS

Điều trị viêm xoang mạn tính

Bệnh viêm xoang mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, mà trước tiên là những khó chịu kéo dài không dứt của bệnh. Vậy làm sao để chấm dứt sự “đeo bám” khiến bạn mệt mỏi ấy? Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về bệnh viêm xoang Dấu hiệu của bệnh viêm xoang mạn Trước tiên bạn cần xác định có phải mình bị viêm xoang mạn tính hay không? Nếu có những biểu hiện dưới đây, bạn có khả năng đang mắc bệnh rồi đó. Chảy mũi kéo dài. Ngạt tắc mũi. Giảm khả năng ngửi. Nhức đầu: nhất là đau nhức các vùng quanh hốc mắt, trán, phía trên hàm trên. Mệt mỏi Có thể đi kèm ho, hắt hơi, hơi thở hôi, chán ăn,... Bên cạnh các triệu chứng trên, bạn có các yếu tố nguy cơ như: dị ứng với một tác nhân nào đó (bụi, phấn hoa,...), có khối u nhỏ trong mũi, xoang, chấn thương vùng mặt, thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi,... Khi đó, bạn cần gặp bác sỹ để xác định chính xác có đúng mình bị viêm xoang không, và nếu các triệu chứng trên của bạn đã kéo dài trên 8 tuần hoặc tái đi tái lại thì khả năng lớn là bạn đã mắc viêm xoang mạn tính. Viêm xoang mạn điều trị như thế nào? Mục tiêu điều trị viêm xoang mạn tính: Giảm tình trạng viêm xoang: giảm sự phù nề, tăng tiết dịch của các xoang. Giữ xoang mũi luôn thông thoáng. Loại bỏ nguyên nhân nếu có thể. Giảm các triệu chứng của bệnh Khởi đầu, các bác sỹ thường điều trị cho bạn bằng thuốc. Khi bệnh không đỡ hay tiến triển xấu hơn, bác sỹ sẽ chỉ định các phương pháp ngoại khoa. Điều trị nội khoa Rửa mũi thường xuyên: bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) giúp làm loãng dịch, mủ khiến việc tống chúng ra ngoài dề dafgn hơn, đồng thời giúp loại bỏ các hạt bụi, làm sạch mũi. Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý Thuốc giảm viêm: Thuốc gây co mạch: pseudophedrine, phenylephrine. Ở dạng uống, chúng có thể được dùng trong khoảng từ 10 đến 14 ngày do giúp sự hồi phục hệ thống lông chuyển và dẫn lưu mũi xoang, tuy nhiên chúng cũng có tác dụng gây cao huyết áp và tim đập nhanh nên không được dùng cho bệnh nhân tim mạch. Chúng cũng được coi là doping trong thi đấu. Ở dạng xịt, nhỏ mũi: chúng giúp dẫn lưu tốt nhưng chỉ được dùng trong thời gian ngắn do có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi nặng hơn, dẫn tới các bệnh viêm mũi do thuốc nếu dùng lâu dài. Thuốc chống viêm chứa corticoid: beclomethasone, fluticasone, triamcinolone,... Thường dùng dưới dạng xịt mũi do dùng đường uống kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Thuốc kháng sinh: ít khi được chỉ định do viêm xoang mạn thường ít khi do nhiễm trùng gây nên. Trong các trường hợp như đợt cấp của viêm xoang mạn do nhiễm trùng đường hô hấp trên, bác sỹ có thể kê amoxicillin, doxycycline hoặc thuốc kết hợp trimethoprim - sulfamethoxazole. Nếu nhiễm trùng không dịu bớt hoặc nếu viêm xoang quay trở lại, bác sỹ có thể thử một loại kháng sinh khác, song thường kết hợp nhiều loại với nhau. Thuốc giảm đau: paracetamol, ibuprofen,... trong trường hợp đau nhiều. Khi bạn đang có tình trạng dị ứng nặng, bác sỹ có thể kê thêm thuốc giải mẫn cảm, làm giảm bớt phản ứng dị ứng này. Mỗi liệu trình điều trị thường kéo dài 10 – 14 ngày hoặc lâu hơn. Bạn cần theo hết liệu trình cho dù các triệu chứng đã hết, khi thấy bệnh có vẻ không thuyên giảm mà có xu hướng nặng lên, bạn nên tới gặp bác sỹ ngay để có sự điều chỉnh phù hợp. Điều trị ngoại khoa Sau khi đã điều trị thuốc một thời gian mà bệnh không đáp ứng, bác sỹ sẽ cân nhắc việc tiến hành các phương pháp ngoại khoa. Phương pháp Proetz: lấy mủ trong xoang bằng áp lực âm khiến người bệnh không cảm thấy đau, không chảy máu, không dùng đến các dụng cụ y khoa như kìm, kéo,... nên không gây sợ hãi. Phẫu thuật nội soi chức năng mũi, xoang: bác sỹ sẽ dùng một ống mềm linh hoạt có chiếu ánh sáng để thăm dò đoạn xoang, sau đó tiến hành làm thông thoáng xoang mũi tùy theo nguyên nhân: nạo xoang, cắt bỏ khối u trong mũi,... Phẫu thuật vách ngăn: khi vách ngăn bị vẹo, gây ra tình trạng ứ dịch trong xoang. Chỉ định phẫu thuật xoang: Viêm xoang gây ra các biến chứng: não (viêm tắc mạch não,...), mắt (viêm ổ mắt, viêm dây thần kinh thị,...), xuất ngoại... Viêm xoang nguyên nhân do các dị vật trong xoang. Viêm xoang đã có thoái hoá dạng polyp. Các khối u trong xoang (khối u lành tính hoặc ác tính). Viêm xoang mủ mạn tính, chọc dò xoang hàm để ống dẫn lưu và rửa nhiều lần nếu qua 10 lần không đỡ nên chuyển sang phẫu thuật. Biện pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang mạn Bên cạnh việc tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giúp điều trị nhanh đạt kết quả. Uống nhiều nước: giúp pha loãng chất nhầy trong mũi xoang, khiến việc tống chúng đi trở nên dễ dàng hơn. Dùng thêm các chất kháng sinh tự nhiên có trong hành, gừng, dâu tây,... vừa hỗ trợ điều trị nhiễm trùng, vừa giảm nguy cơ nhờn thuốc. Bổ sung vitamin C để giúp hệ thống miễn dịch thêm khỏe mạnh, vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc toàn vẹn, đồng thời tránh uống sữa và các sản phẩm từ sữa. Tập thể dục thường xuyên. Đeo khẩu trang khi đi đường, tiếp xúc với bụi, khói, lạnh, chất độc hại. Để điều trị dứt điểm viêm xoang mạn tính, bạn cần kiên trì thực hiện các chỉ định của bác sỹ, đồng thời giữ vệ sinh mũi xoang, tiến hành thêm các biện pháp hỗ trợ nhằm nhanh chóng xóa tan sự ám ảnh của bệnh, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Phát hiện bệnh sớm cũng giúp việc điều trị trở nên đơn giản hơn, do vậy, bạn nên tới gặp bác sỹ khi có các dấu hiệu bất thường của bệnh để được tư vấn. Mời bạn xem thêm: Bệnh viêm xoang cấp tính Xoang Bách Phục – dành riêng cho người viêm xoang viêm mũi dị ứng với các thành phần thảo dược 100% như: Kinh giới tuệ, hoắc hương, mật lợn, Kim ngân hoa, Tạo giác thích, ImmuneGama®, đặc biệt phù hợp với bệnh nhân có cơ địa dị ứng. Có tác dụng cụ thể gì? Giúp giảm dị ứng, chống viêm, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt khi phát bệnh viêm xoang dị ứng Giúp ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viê xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng Giúp giảm các triệu chứng của bệnh: Tắc mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh, vàng Uống như thế nào? Uống liều 4 viên/ chia làm 2 lần trước ăn 1 tiếng hoặc sau ăn 30 phút. Nên uống liệu trình ít nhất là 3 tháng, để cơ địa bớt dị ứng và hạn chế tái phát bệnh trở lại Trẻ nhỏ trên 5 tuổi, nên hỏi lại nhà thuốc để được tư vấn đối với tình trạng cụ thể của bé Không dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú Bạn có thể tìm mua Xoang Bách Phục ở các nhà thuốc gần nhà TẠI ĐÂY

Loading...