Như chúng ta đều biết, xoang là những hốc rỗng ở trong khối xương mặt, có bố cục đối xứng hai bên mũi. Các hốc xoang nằm ở xung quanh khu vực mắt và mũi. Khi người bệnh bị mắc viêm xoang, bệnh có thể dễ dàng lây lan sang các hốc xoang ở các vị trí khác nhau tạo thành bệnh viêm đa xoang. Trong số đó, viêm xoang trán cũng là một trong số những dạng viêm xoang thường gặp. Trong số các dạng viêm xoang thì viêm xoang trán là dạng phổ biến nhất. Xoang trán thường nằm ở vị trí khá cao, ngay trên hốc mắt, trong chiều dày của phần xương trán và ngăn cách với não thông qua một vách xương. Có lẽ chính vì vị trí của dạng viêm xoang này khiến cho người mắc viêm xoang trán thường có triệu chứng nhức đầu. Dấu hiệu của viêm xoang trán Khi bị mắc viêm xoang trán, người bệnh sẽ cảm thấy có các dấu hiệu sau: Có những cơn đau ở phía trên phần hốc mắt, thường đau theo chu kỳ 2 lần mỗi ngày. Những cơn đau này tăng dần từ sáng đến giữa trưa. Khi này dịch mũi bắt đầu xuất hiện, cơn đau có phần dịu bớt. Đến khi chiều tối thì những dấu hiệu này sẽ lặp lại một lần nữa. Bị chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại có cảm giác đau ở hốc mắt, ấn vào vùng trên hốc mắt thấy đau nhói. Bị nhức đầu triền miên, cơ thể trong trạng thái mệt mỏi. Một số trường hợp bị đau mắt, thậm chí là mù do viêm xoang trán có liên quan tới những cấu trúc liên quan của mắt. Điều trị viêm xoang trán Việc điều trị bệnh sẽ tùy thuộc niêm mạc lót có tổn thương không. Nếu niêm mạc lót bị tổn thương ít sẽ điều trị bảo tồn: kháng sinh, kháng histamin, thuốc co mạch, chọc rửa xoang, vi phẫu thuật qua mũi, cắt polip, mổ vẹo vách ngăn, chữa răng. Nếu việc điều trị bảo tồn thất bại, sẽ phải điều trị tiệt căn bằng các loại thủ thuật xoang: nạo sàng qua mũi hoặc qua đường ngoài, nạo sàng hàm, mổ xoang trán, xoang bướm, mổ liên xoang, dùng phương pháp vi phẫu nhằm tái tạo lại sinh lý bình thường của xoang. Những người bị viêm xoang nên tránh xa các dị nguyên như khói thuốc lá, mùi xăng dầu, dầu thơm, bụi bậm, lông chó, chim, mèo. Nên giữ cho không khí trong nhà, phòng ngủ được thoáng. Mùa đông nên dùng máy phun nước để cho không khí không quá khô. Không nên để cơ thể, nhất là vùng ngực và họng bị nhiễm lạnh; đeo khẩu trang khi đi ngoài đường; vệ sinh răng miệng sau bữa ăn; có chế độ ăn uống tốt. Một trong những triệu chứng chung của viêm xoang trán hay cũng như là của viêm xoang mũi là nghẹt mũi, chảy mũi, nên để dễ thở, bệnh nhân thường sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi thông thường như phinol, naphazolin, otrivin... Các thuốc này có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm sung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở; có hiệu quả trong trường hợp mũi bị viêm do lạnh, nhiễm siêu vi... niêm mạc mũi bị sung huyết, giãn mạch, phù nề và mũi sưng to. Đây chỉ là loại thuốc dùng tạm thời để chữa triệu chứng khó chịu, không phải là thuốc trị bệnh. Do vậy, chỉ được dùng thuốc trong 5 - 7 ngày, nếu dùng thuốc nhiều lần hoặc kéo dài cho dù mỗi ngày vài lần thì sau nhiều tuần dùng liên tục, thuốc sẽ giảm hiệu quả. Tai hại hơn là thuốc sẽ gây hiệu ứng ngược lại khiến tình trạng nghẹt mũi càng nặng, trở thành bệnh viêm mũi, điều trị rất khó khăn. Ngoài ra, việc dùng thuốc nhỏ mũi lâu ngày còn có thể gây viêm teo mũi, thủng vách ngăn... Bài viết tham khảo: Thuốc trị viêm xoang Mẹo chữa trị ngạt mũi Xoangbachphuc.vn
Viêm xoang
Triệu chứng viêm xoang mạn tính
Bệnh viêm xoang đang ngày càng phổ biến, tỷ lệ người mắc bệnh đang ngày một tăng lên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn các triệu chứng của viêm xoang mạn tính với các bệnh viêm đường hô hấp khác, do vậy điều trị lâu không khỏi. Vậy đâu là các triệu chứng của viêm xoang mạn tính? Viêm xoang mạn tính Đó là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi kéo dài trên 8 tuần. Các xoang bị sưng, phù nề, cản trở việc thoát dịch, gây ra ứ đọng dịch làm việc thở bằng mũi là vô cùng khó khăn. Đó có thể là biến chứng của viêm xoang cấp tính, do viêm xoang cấp không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, khi viêm xoang cấp tái đi tái lại nhiều lần cũng đc coi là viêm xoang mạn tính. Triệu chứng của viêm xoang mạn tính Các triệu chứng của viêm xoang mũi thường không khác nhiều so với viêm xoang cấp tính, chúng kéo dài hơn và có những đợt tái diễn: Chảy mũi: đây là triệu chứng chính, chảy mũi có thể xảy ra ở một bên nhưng thường ở cả hai bên. Dịch mủ chảy ra đặc, có màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi tanh và làm hoen ố khăn tay. Tùy theo vị trí xoang bị tắc mà dịch có thể chảy xuống mũi ở phía trước hoặc ra phía sau xuống thành sau họng (trường hợp này hay gặp hơn do viêm xoang mạn thường xảy ra ở nhóm xoang phía sau). Tình trạng chảy mũi này nặng hơn vào buổi sáng do các chất dịch mủ ứ đọng lại vào ban đêm. Ngạt tắc mũi: cũng thường xảy ra ở hai bên. Trong viêm xoang mạn tính, ngạt mũi thường ở mức độ vừa trở lên, diễn ra liên tục và có thể tắc mũi hoàn toàn khiến người bệnh không thể thở được bằng mũi. Tương tự như chảy mũi, ngạt mũi cũng nặng hơn vào buổi sáng. Giảm khả năng nhận biết mùi và hương vị: đi kèm với ngạt mũi là bệnh nhân thấy ngửi kém đi. Điều này tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp nhưng gián tiếp làm người bệnh thấy chán ăn, mệt mỏi. Trong trường hợp xung quanh có hơi khí độc: khí gas,... bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm do không nhận biết được mùi. Nhức đầu: thường đau nhức ở vùng mặt: má, trán, thái dương hai bên, có thể lan lên đỉnh đầu hoặc xuống phía răng. Nhức đầu thường xảy ra vào buổi trưa và chiều khiến người bệnh thấy mệt mỏi, ngại suy nghĩ, làm ảnh hưởng đến công việc. Các triệu chứng viêm xoang khác đi kèm có thể gặp: Ho khan, ho tăng về đêm. Đau tai. Đau vùng xương hàm và răng hàm trên. Đau họng, đặc biệt trong trường hợp viêm xoang đi kèm với bệnh viêm đường hô hấp khác như viêm họng. Hơi thở hôi. Mệt mỏi, khó chịu Buồn nôn Sốt thường là biểu hiện của viêm xoang cấp, ít gặp ở viêm xoang mạn tính, nếu có, nó thể hiện một đợt cấp trên nên của viêm xoang mạn. Bạn nên tới gặp bác sỹ khi: Trước đây đã từng bị viêm xoang một vài lần và điều trị không đáp ứng. Các triệu chứng của viêm xoang kéo dài trên 7 ngày. Các triệu chứng của bệnh không cải thiện sau khi đã gặp bác sỹ. Bạn cần tới gặp bác sỹ ngay lập tức nếu có các dấu hiệu gợi ý mộtu tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng: Đau hoặc sưng xung quanh mắt. Trán bị sưng. Đau đầu dữ dội. Nhìn đôi hoặc tầm nhìn bị thay đổi, vùng nhìn thấy bị hạn chế. Lẫn lộn. Đau, cứng cổ. Khó thở: không chỉ khó thở mũi mà khi việc thở bằng miệng cũng trở nên khó khăn thì rất có thể nó báo hiệu một tình trạng nặng, bạn cần có sự can thiệp của bác sỹ để giải quyết sự khó thở này cũng như nguyên nhân gây ra nó. Nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính Bình thường trong xoang luôn có một lượng dịch nhất định lưu thông giúp làm ấm, làm ẩm niêm mạc xoang cũng như không khí đi vào mũi. Khi có các sự bất thường khiến lượng dịch tăng lên hay cản trở lưu thông khiến cho dịch bị ứ lại trong xoang sẽ gây nên tình trạng viêm. Môi trường ẩm ướt này còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến cho viêm trở nên nặng nề hơn. Các nguyên nhân thường gặp: Dị ứng. Bất thường về cấu trúc mũi xoang: lệch vách ngăn, có khối u bướu trong mũi, xoang. Chấn thương vùng hàm mặt. Nhiễm trùng đường hô hấp tren kéo dài: viêm mũi, viêm họng,... Giảm khả năng miễn dịch. Cách trị viêm xoang thông thường Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như góp phần điều trị bệnh triệt để. Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi tiếp xúc với lạnh, bụi, hóa chất,... Xông hơi với các loại lá chứa nhiều tinh dầu: bạc hà, lá chanh, bưởi,... Bạn có thể xông hơi với một bát nước nóng chứa các loại lá trên hoặc dùng để tắm. Tập thể dục: vừa giúp bạn nâng cao sức khỏe, vừa giúp giảm triệu chứng của bệnh, do khi tập thể dục, lượng không khí lưu thông qua mũi tăng lên, thúc đẩy việc tống chất dịch ra ngoài. Nghỉ ngơi nhiều: giúp bạn tập trung năng lượng để đẩy lùi bệnh. Uống nhiều nước: có tác dụng làm loãng dịch mủ trong xoang mũi khiến việc đẩy chúng ra ngoài trở nên dễ dàng hơn. Ngủ với tư thế đầu cao: để giảm lượng dịch ứ đọng tại xoang. Bổ sung chế độ ăn: chế độ ăn giàu vitamin C: cà rốt, cam, chanh, bưởi,... giúp bạn tăng sức đề kháng. Các kháng sinh tự nhiên có sẵn trong các thực phẩm có tính ấm như: gừng, tỏi,... có tác dụng diệt khuẩn. Gừng là thực phẩm có tính ấm Một số cách dân gian đơn giản bạn có thể áp dụng như: Lấy tỏi bóc vỏ, giã nát, lấy nước hòa với mật ong (lượng mật ong gấp đôi lượng nước tỏi). Rửa mũi sạch bằng nước muối, lau khô, lấy bông tẩm dung dịch trên nhét vào mũi. Làm 3 – 4 lần/ngày trong 7 – 8 ngày. Giã gừng tươi và hành khô lấy nước dùng nhỏ mũi, liên tục trong 2 tuần, ngày 3 -5 lần. Bệnh viêm xoang mạn tính nếu để kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bạn cần sớm nhận ra các dấu hiệu của bệnh để điều trị triệt để, hạn chế tối đa nguy cơ dẫn tới biến chứng. Giải mẫn cảm bằng Nụ hoa kinh giới (mới) Đa số người bệnh gặp phải viêm xoang dị ứng, bệnh do cơ địa dễ mẩn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để bệnh có thể ổn định lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp mang tính chất ổn định như giải mẫn cảm bằng thảo dược. Gần đây, y học Việt Nam đã thành công rực rỡ khi áp dụng phương pháp giải mẫn cảm bằng nụ hoa kinh giới, được sản xuất thành công trong sản phẩm Xoang Bách Phục – được hàng ngàn bệnh nhân áp dụng và cho kết quả rất khả quan. Nhiều người đã dứt được bệnh kéo dài hàng mấy chục năm trời. Điều thành công hơn nữa đó là nếu sử dụng theo đúng lộ trình khuyến cáo, người bệnh có thể phòng tránh tái phát trở lại rất tốt. Xoang Bách Phục – rất tốt cho bệnh viêm xoang Để tìm mua Xoang Bách Phục ở nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY Bài viết tham khảo: Bệnh viêm mũi dị ứng Mẹo chữa trị ngạt mũi
Viêm xoang do khói thuốc gây ra
“Nếu gia đình có tiền sử bệnh viêm xoang mãn hay nếu mũi và xoang quá nhạy cảm thì nên tránh xa khói thuốc”, BS Martin Tammemagi, ĐH Brock (Mỹ) khuyên. Tammemagi và các cộng sự đã phát hiện ra rằng sự tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động, đặc biệt là trong khi làm việc và ở những buổi tiệc, lễ đông người như các buổi tiệc, đám cưới, hút thuốc lá mau già hơn… khi còn nhỏ sẽ dễ bị viêm xoang mãn sau này. Thực tế cho thấy hút thuốc thụ động đứng đằng sau 40% trường hợp bị viêm xoang mãn tính. Hút thuốc lá gây viêm xoang Nguyên nhân hút thuốc lá gây viêm xoang Hơn 700 người đã tham gia vào nghiên cứu, trong đó một nửa bị viêm xoang mãn tính. Kết quả cho thấy: 9% nhóm khỏe mạnh và 13% người bị viêm xoang tiếp xúc với khói thuốc ở công sở; 84% ở nhóm khỏe mạnh và 90% bệnh nhân tiếp xúc khói thuốc ở những nơi công cộng và 28% nhóm khỏe mạnh và 51% bệnh nhân tiếp xúc với khói thuốc trong các buổi lễ, tiệc. Sau khi có thông tin về vị trí xã hội-kinh tế, tình trạng ô nhiễm không khí, sự tiếp xúc với các hóa chất và các yếu tố có liên quan, Tammemagi và các cộng sự nhận thấy sự tiếp xúc ở nơi làm việc làm tăng gấp 3 nguy cơ viêm xoang mãn, trong khi sự tiếp xúc ở các buổi tiệc làm tăng gấp đôi nguy cơ. Trong khi sự tiếp xúc ở nhà và nơi công cộng đều làm tăng nguy cơ nhưng sự gia tăng này không rõ ràng. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là càng đến những nơi có nhiều khói thuốc thì nguy cơ viêm xoang càng lớn. Các nhà nghiên cứu nhận định: sự tiếp xúc với khói thuốc ở những nơi tổ chức lễ tiệc cá nhân là bắt buộc bởi vì người ta không thể yêu cầu một người khác không được thoải mái làm điều họ muốn ngay trong ngôi nhà của mình . Và đó là lý do vì sao tiếp xúc với khói thuốc trong các buổi tiệc cá nhân có nguy cơ bị viêm xoang cao hơn. Xoangbachphuc.vn
Điều trị viêm xoang bằng kháng sinh - Liệu có nhờn thuốc?
Đối với những bệnh nhân đã bị viêm xoang mãn tính thì luôn có cảm giác lo lắng khi sử dụng kháng sinh bị nhờn thuốc. Điều này làm ảnh hưởng tới tâm lý của bệnh nhân cũng như những lo ngại khi điều trị bệnh. Vậy liệu sử dụng kháng sinh điều trị chứng bệnh viêm xoang có bị nhờn thuốc? Theo kết quả một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng nếu người bệnh tuân thủ việc điều trị một cách nghiêm ngặt dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ thì điều này không hề lo lắng. Việc điều trị bệnh viêm xoang mãn tính thường phải sử dụng kháng sinh trong một thời gian khá dài. Do đó, nhiều người vẫn lo ngại việc này sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc. Để xác minh vấn đề này, một nhóm chuyên gia tại Bệnh viện Brigham and Women (Boston, Anh) đã tiến hành nghiên cứu trên 90 người bị viêm đường hô hấp và khoang mũi. Tất cả bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bệnh nhân được theo dõi suốt 7 năm, một thời gian đủ dài để xác định xem vi khuẩn có kháng thuốc hay không. Và kết quả mang lại về mặt thống kê đó chính là mức độ kháng thuốc của vi khuẩn ở hầu hết bệnh nhân không tăng. Tiến sĩ Neil Bhattacharyya, chuyên gia tai họng, trưởng nhóm nghiên cứu, nói: "Viêm xoang là một căn bệnh khá phổ biến và là căn bệnh được điều trị bằng kháng sinh cao thứ 5". "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những bệnh nhân viêm xoang mạn có thể giảm được tỷ lệ và nguy cơ bị nhờn thuốc nếu họ tuân theo một chế độ dùng thuốc nghiêm ngặt". Cũng theo Neil Bhattacharyya, hiện tượng nhờn thuốc chỉ xảy ra khi dùng thuốc không đúng cách trong thời gian dài. Khi đó, trong cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện "siêu vi khuẩn" có khả năng kháng thuốc. Tình trạng nhờn thuốc kháng sinh đã trở thành một mối nguy hiểm đối với sức khỏe của đông đảo người dân, khiến ngành y tế của nhiều quốc gia phải phát động chiến dịch chống lại việc lạm dụng loại thuốc này. Bài viết bổ sung thông tin: Triệu chứng của viêm xoang mũi Mẹo chữa viêm xoang hiệu quả Theo BBC
Viêm xoang mãn tính - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rất nhiều người bị mắc bệnh viêm xoang để lâu không điều trị dứt điểm đã chuyển sang bệnh viêm xoang mãn tính. Bạn bị đau đầu, sổ mũi kéo dài, tái đi tái lại nhiều đợt, đặc biệt mỗi khi trái gió trở trời, các triệu chứng đó lại xuất hiện và nặng lên, khiến bạn rất khó chịu. Vậy thì rất có thể bạn đã mắc bệnh viêm xoang mãn tính, một bệnh tuy không nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, và nếu không điều trị có thể dẫn tới những hậu quả khó lường. Viêm xoang mãn tính là gì? Viêm xoang mãn tính là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi kéo dài trên 8 tuần. Trong các xoang này, dịch nhầy tích tụ nhiều, không thoát ra được khiến việc thở bằng mũi trở nên vô cùng khó khăn. Viêm xoang mãn tính có thể xuất hiện sau khi viêm xoang cấp tính không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, trường hợp viêm xoang cấp tái đi tái lại nhiều lần cũng được coi là viêm xoang mạn tính. Các nguyên nhân gây viêm xoang mãn tính Các khối u nhỏ trong xoang hay khoang mũi: giống như những hòn đá, tảng đá chắn ngang đường, chúng có thể làm hẹp lối lưu thông của dịch, khiến dịch bị “tắc đường” và ứ lại. Dị ứng: những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt với các tác nhân xâm nhập đường hô hấp: bụi, phấn hoa, lông súc vật,... thường dễ bị viêm xoang . Do phản ứng dị ứng gây phù nề niêm mạc và tăng tiết dịch trong xoang. Vẹo vách ngăn mũi: gây hạn chế hoặc chặn lỗi đi của dịch từ xoang xuống. Chấn thương vùng hàm mặt: gây vỡ xoang, vỡ xương, chảy máu vừa làm tăng lượng dịch trong xoang vừa cản trở lối đi của dịch, nhất là máu đông, vón cục có thể bít tắc lỗ thông của xoang. Viêm đường hô hấp trên: viêm họng, viêm mũi,... Khi đó, niêm mạc vùng mũi, họng phù nề, tăng tiết dịch khiến cho dịch từ trên xoang xuống bị mất đầu ra nên ứ lại. Các tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, nấm,... cũng có thể xâm nhập lên trên xoang và gây nhiễm trùng. Những triệu chứng của viêm xoang mãn tính Các triệu chứng của viêm xoang mạn tính cũng tương tự như viêm xoang cấp, nhưng chúng kéo dài hơn (trên 8 tuần) hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Các triệu chứng thường gặp: Chảy mũi: thường ở cả hai bên, dịch mủ đặc, màu xanh hoặc vàng. Dịch có thể chảy ra mũi phía trước hoặc chảy phía sau xuống họng. Dấu hiệu này thường xảy ra nhiều hơn về sáng. Ngạt, tắc mũi: do dịch ứ lại khiến người bệnh không thở được bằng miệng. Thường xảy ra ở cả hai bên mũi, nặng hơn về sáng. Đau nhức, sưng vùng quanh mắt, má, mũi hoặc trán. Đau có thể lan đến đỉnh đầu hoặc xuống hàm. Đau nhức thường xuất hiện vào buổi trưa và chiều khiến người bệnh thấy mệt mỏi, ngại suy nghĩ. Giảm cảm giác về mùi và hương vị: điều này khiến bệnh nhân ăn kém ngon và gây ra những bất tiện khác trong cuộc sống. Các dấu hiệu khác có thể gặp: Đau tai. Đau vùng xương hàm và răng hàm trên Đau họng Ho, thường ho nhiều hơn vào ban đêm Hơi thở hôi (hôi miệng) Mệt mỏi, khó chịu Buồn nôn Sốt thường là dấu hiệu của viêm xoang cấp tính, trường hợp viêm xoang mạn bệnh nhân ít khi sốt hơn, nếu có thường là đợt viêm cấp của viêm xoang mạn. Bạn nên tới khám bác sỹ khi: Bạn đã từng bị viêm xoang nhiều lần và việc chữa trị không đem lại kết quả Các triệu chứng của viêm xoang kéo dài hơn bảy ngày Các triệu chứng đó không cải thiện sau khi điều trị Bạn cần tới gặp bác sỹ ngay lập tức nếu có các dấu hiệu gợi ý tới một nhiễm trùng nghiêm trọng: Đau hoặc sưng quanh mắt. Trán bị sưng. Đau đầu dữ dội. Nhìn đôi hoặc thay đổi tầm nhìn, vùng nhìn thấy bị hạn chế. Đau cổ, cứng cổ (cứng gáy). Khó thở (khác với khó thở do ngạt mũi là bạn có thể thở miệng, trong trường hợp bạn gặp khó khăn, không thể thở bằng cả đường mũi lẫn đường miệng thì bạn cần tới gặp bác sỹ ngay). Biến chứng của viêm xoang mãn tính Viêm xoang mãn tính nếu không được điều trị, để kéo dài có thể dẫn tới các biến chứng sau: Các bệnh đường hô hấp mạn tính: hen suyễn, viêm phế quản mạn tính,... Giảm thị lực: do gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng trong và xung quanh ổ mắt: viêm tấy ổ mắt, viêm dây thần kinh thị giác,... Trường hợp nặng có thể dẫn tới mù lòa. Viêm màng não, viêm xoang tĩnh mạch dọc trên, áp xe não,... nếu nhiễm trùng lan tới não và tủy sống. Bệnh nhân thấy nhức đầu dữ dội, sốt cao, sợ ánh sáng, buồn nôn, cứng gáy, mết mỏi,... Chứng phình động mạch hoặc cục máu đông: gây ra khi viêm tắc tĩnh mạch quanh xoang, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu cho não, có thể dẫn tới đột quỵ. Điều trị viêm xoang mãn tính Sau khi có chẩn đoán, bác sỹ sẽ tiến hành điều trị cho bạn. Mục tiêu của điều trị viêm xoang mãn tính là: Giảm tình trạng viêm xoang. Giữ xoang mũi thông thoáng, thoát hết dịch nhầy trong mũi Loại bỏ các nguyên nhân Giảm số lượng các đợt viêm xoang Điều trị để giảm triệu chứng của bệnh Các loại thuốc thường dúng để điều trị bao gồm: Nước muối xịt mũi, bạn có thể xịt nhiều lần trong ngày để rửa mũi. Corticosteroid xịt mũi, dạng uống hoặc tiêm, Thuốc thông mũi, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, chống dị ứng,... Dùng thảo dược trị viêm xoang thế nào? Đa số người bệnh gặp phải viêm xoang dị ứng, bệnh do cơ địa dễ mẩn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để bệnh có thể ổn định lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp mang tính chất ổn định như giải mẫn cảm bằng thảo dược. Gần đây, y học Việt Nam đã thành công rực rỡ khi áp dụng phương pháp giải mẫn cảm bằng nụ hoa kinh giới, được sản xuất thành công trong sản phẩm Xoang Bách Phục – được hàng ngàn bệnh nhân áp dụng và cho kết quả rất khả quan. Nhiều người đã dứt được bệnh kéo dài hàng mấy chục năm trời. Điều thành công hơn nữa đó là nếu sử dụng theo đúng lộ trình khuyến cáo, người bệnh có thể phòng tránh tái phát trở lại rất tốt. Xoang Bách Phục – rất tốt cho bệnh viêm xoang Để tìm mua Xoang Bách Phục ở nhà thuốc gần nhà, hãy xem TẠI ĐÂY Phòng bệnh và chế độ ăn hỗ trợ điều trị Để tránh trường hợp bệnh kéo dài dẫn tới viêm xoang mãn tính, bên cạnh việc điều trị, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây: Nghỉ ngơi nhiều: điều này giúp cơ thể bạn có thể tập trung sức lực chống lại sự nhiễm trùng. Làm tăng tốc độ phục hồi. Uống nhiều nước: có thể là nước lọc hay nước trái cây. Đặc biệt bạn có thể uống nước hoa quả chứa nhiều vitamin C, ngoài việc làm loãng chất nhầy và thúc đẩy thoát nước, vitamin C còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe. Tránh các đồ uống có cồn và chứa caffein, thuốc lá Rửa mũi: rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bụi, khói, hóa chất. Nên đeo khẩu trang khi ra đường, tiếp xúc với lạnh, khói bụi và các chất độc hại. Nên đeo khẩu trang mỗi khi ra đường Ngoài ra, trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên ăn uống đầy đủ các chất, có thể bổ sung các thức ăn chứa nhiều omega 3: cá hồi, cá nục,..., vitamin C: bưởi, quýt, cam, cà rốt,... Các thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành,... chứa nhiều chất kháng sinh cũng giúp bạn phòng bệnh hiệu quả. Viêm xoang mãn tính không những gây nên các triệu chứng khó chịu kéo dài mà nó còn có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình, bạn nên thực hiện phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ, mỗi khi có các dấu hiệu bất thường, tới gặp bác sỹ ngay để có lời khuyên cụ thể, tránh để bệnh kéo dài gây nguy hại. Tìm mua thảo dược tốt cho bệnh viêm xoang mạn tính TẠI ĐÂY
Bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả
Bệnh viêm xoang mang lại nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày của bạn. Cùng tìm hiểu các bài thuốc dân gian trị chứng bệnh này hiệu nghiệm và an toàn. Tham khảo thêm: Tìm hiểu về viêm xoang dị ứng Bệnh viêm xoang cấp Nguyên nhân của bệnh viêm xoang Nguyên nhân gây ra bệnh Viêm xoang thì rất nhiều, nhưng chúng có thể tổng quát lại một số cái chung nhất như sau: Do môi trường xấu : Khi không khí bị ô nhiễm, bụi, khói bếp, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Những môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi sau đó trở thành viêm xoang... Do cơ địa dị ứng: Dị ứng hóa chất, thức ăn biển chất kéo dài làm niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang, xonag bị bít tắc gây nhiễm trùng và viêm xoang. Sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác. Vệ sinh kém : Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang. Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Chữa viêm xoang bằng bài thuốc dân gian Gừng tươi, củ hành khô Hai loại thảo dược trên giã ra sau đó trộn đều 2 vị dùng để nhỏ mũi. Nhỏ liên tục trong 2 tuần và mỗi ngày 3-5 lần. Củ tỏi, mật ong Đem tỏi giã lấy nước, hòa với mật ong (lượng mật ong gấp đôi lượng nước tỏi). Người bệnh rửa mũi bằng nước muối, lau khô, sau đó, dùng bông nhúng vào dung dịch mật ong và tỏi nhét vào trong mũi. Ngày làm 3 -4 lần, thực hiện trong vòng 7 -8 ngày. Hạt lạc Lấy 7 - 9 hạt lạc bỏ vào hộp sắt, đậy kín miệng hộp bằng giấy, chừa một lỗ nhỏ. Đặt hộp sắt lên bếp và dùng khói bốc lên từ lỗ nhỏ để xông mũi. Mỗi ngày làm 1 lần, kiên trì trong tầm 30 ngày bệnh sẽ thuyên giảm. Hoa ngũ sắc Lấy hoa ngũ sắc tím tươi 10 bông, rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70 độ. Lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày, người bệnh dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút. Dùng hạt gấc 20 - 25 hạt gấc đem nướng sém đen phần vỏ, phần hạt gấc chín mềm Đem giã nhỏ bằng cối, lấy cả phần vỏ đã cháy sém ngâm với rượu ngon, sau một ngày là có thể đem ra dùng để trị bệnh viêm xoang. Dùng tăm bông chấm vào dung dịch hạt gấc ngâm rượu, bôi lên sống mũi. Chờ 2 phút cho thuốc ngấm thì xì hết mủ đặc trong xoang mũi. Chú ý: Hạt gấc có chứa độc tính và có thể gây nguy hiểm nếu dùng không đúng cách. Vì thế chỉ dùng không quá 2 - 4g/ngày. Lưu ý, cần nướng chín hạt gấc trước khi dùng. Chữa viêm xoang bằng bồ kết Cây bồ kết có dịch tiết ra từ gai có chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là chất saponin với tác dụng tiêu đờm cực mạnh. Vì thế nên khi dùng bồ gai bồ kết để chữa viêm xoang sẽ giúp diệt khuẩn, tiêu mủ, giảm phù nề ở niêm mạc giúp xoang được thông thoáng. Cách dùng: 1.Bồ kết khô 1 quả đem đốt cháy tạo khói, dùng khói này xông vào 2 lỗ mũi. Ngày làm 3-4 lần, mỗi lần từ 3-5 phút. 2.Có thể lấy vài quả bồ kết khô đem đun sôi cùng một nồi nước, dùng khăn trùm kín người rồi lấy nước này để xông toàn thân sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư thái, xoang mũi cũng không còn nghẹt. 3.Đối với gai bồ kết: Gai bồ kết đem nướng rồi tán mịn. Hít hoặc thổi bột này vào mũi . Ngày làm 3-4 lần. 4.Hoặc có thể dùng 10g gai bồ kết, 10g thạch xương bồ, 5g rễ hoa kinh giới đem tất cả tán thành bột, sau đó gói vào 1 miếng vải sạch mỏng và nét vào 1 bên mũi bị nghẹt, nằm ngửa ra một lúc, mũi của bạn sẽ cảm thấy thông thoáng hơn. Bài thuốc chữa viêm xoang từ lá lốt Dùng lá lốt đã rửa thật sạch với nước muối loãng, vò nát, nhét vào lỗ mũi, mỗi ngày làm 1, 2 lần, làm hàng ngày. Bạn chăm chỉ làm đều đặn hàng ngày, chắc chắn chứng viêm xoang, chảy nước mũi sẽ nhanh chóng giảm bớt và không làm bạn khổ sở ngày đông hanh khô, giá lạnh. Bài thuốc chữa viêm xoang từ mướp khía: Y học cổ truyền có lưu lại vài bài thuốc sử dụng mướp khía để chữa bệnh viêm xoang. 1. Dùng rễ và thân rễ hoặc thân già của mướp khía (đoạn gần gốc) để sắc uống mỗi lần 8 - 12g. Hoặc :Có thể dùng để nấu với thịt nạc rồi ăn thịt, uống nước thuốc. Hiệu quả: Sau khi dùng thuốc 1 - 2 lần, dịch mũi ra nhiều, cảm thấy hơi chóng mặt, sau đó chỗ viêm sẽ tự lành. 2.Lấy thân mướp khía sao hơi cháy, tán bột, thổi vào mũi ngày 2 - 3 lần. 3.Dùng thân mướp khía: Thân mướp khía 10 - 20g, thân cây sim 8 - 12g, sắc uống. Nếu gặp tác dụng phụ của thuốc là đại tiện táo thì có thể thêm mè đen (vừng đen) 30 - 40g. Phòng ngừa bệnh viêm xoang Để phòng ngừa bệnh Viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau: 1. Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, khói thuốc lá... 2. Tránh hít luồng không khí lạnh, khô: Không nên để mũi đối diện trực tiếp với luồng gió của máy lạnh hoặc máy quạt khi nằm ngủ, hoặc khi ngồi làm việc. Máy lạnh nên để 27-28 độ là phù hợp. Những trường hợp thay đổi đột ngột từ quá nóng sang quá lạnh hoặc ngược lại đều có thể làm tổn thương niêm mạc mũi xoang. Cần giữ ấm khi đi ngoài trời lạnh, trời mưa, đặc biệt với những ai phải làm việc quá khuya hoặc dậy quá sớm vì đây là những thời điểm dễ bị cảm và chuyển thành viêm mũi xoang. 3. Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài, ví dụ nước vào tai thi có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong, hãy lấy 1 tay bịt một bên lại và xì lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi. Hiện nay một số bể bơi ở thành phố vệ sinh kém khi chúng ta di tắm phải cẩn thận tránh để nước vào xoang, dễ gây viêm xoang. 4. Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước biển. 5. Tránh stress: Khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm trùng, trong đó mũi xoang dễ bị nhiễm nhất vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể. 6. Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang. 7. Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang. Giải mẫn cảm bằng Nụ hoa kinh giới (mới) Đa số người bệnh gặp phải viêm xoang dị ứng, bệnh do cơ địa dễ mẩn cảm với các yếu tố như: thay đổi thời tiết đột ngột, mùi lạ, phấn hoa, khói bụi…Nên bệnh thường lai dai, khó chữa dứt điểm và dễ tái phát. Để bệnh có thể ổn định lâu dài, người bệnh nên tìm đến các phương pháp mang tính chất ổn định như giải mẫn cảm bằng thảo dược. Để tìm mua sản phẩm giải mẫn cảm, hãy xem TẠI ĐÂY Chế độ ăn cho bệnh viêm xoang Bệnh viêm xoang khá phổ biến ở Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu do môi trường ô nhiễm kết hợp với ăn ở kém vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, hoặc do một số nguyên nhân khác. Để phòng bệnh viêm xoang, cần chú ý đến môi trường sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học. Dưới đây là chế độ ăn hợp lý cho người viêm xoang Thực phẩm nên ăn Uống nước sôi để nguội, nên uống nhiều nước vì nước có tác dụng làm loãng các chất nhầy và bong lớp mũi đặc tạo sự thông thoáng và dễ khạc đờm ra ngoài. Ăn các thực phẩm có chứa chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp như: cá hồi, cá nục, cá mòi… Bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri, khế... Một số loại thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm xoang, nên cần cung cấp trong bữa ăn hàng ngày Các thực phẩm từ đậu nành cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng. Dùng thức ăn ấm bổ phế âm như: gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua … Thực phẩm không nên ăn Không uống nước lạnh hay nước đá vì sự khác biệt về nhiệt độ sẽ ảnh hưởng không tốt tới niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Hạn chế uống sinh tố trái cây hoặc nước ép trái cây vì đường làm cho mũi nhầy đặc lại, làm người bệnh càng cảm thấy nghẹt mũi và khó chịu hơn. Tránh xa những món ăn mà cơ thể bị dị ứng chẳng hạn như hải sản, thịt bò... Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa Không nên uống bia rượu, cà phê và các chất kích thích vì có thể làm nhầy mũi đặc lại, triệu chứng của bệnh càng trở lên nặng hơn. Không sử dụng nước soda vì loại nước này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm xoang.